Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý xương khớp phổ biến ở nước ta, gặp ở khoảng 85% người trên 60 tuổi, đây cũng được coi là một bệnh của tuổi già. Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp phòng chống thoái hóa đốt sống cổ từ sớm có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ bảo vệ được sự linh hoạt của cột sống cổ. Vậy làm thế nào để phòng chống thoái hóa đốt sống cổ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc này.
Mục lục
- 1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
- 2. Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
- 3. Những yếu tố nguy cơ gây thoái hóa đốt sống cổ
- 4. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ sớm
- 5. Biện pháp phòng chống thoái hóa cột sống cổ
- 5.1. Bổ sung chất xơ và canxi
- 5.2. Uống đủ nước
- 5.3. Hạn chế căng thẳng stress kéo dài
- 5.4. Duy trì cân nặng phù hợp
- 5.5. Thay đổi thói quen vận động cổ hợp lý
- 5.6. Tập các bài tập tốt cho đốt sống cổ
- 5.7. Tập yoga giúp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
- 5.8. An Kiện Vương – sản phẩm hỗ trợ phòng chống thoái hóa đốt sống cổ
1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hoá đốt sống cổ xuất hiện phổ biến ở người trung và cao tuổi nhưng ngày càng trẻ hoá. Bệnh thường bắt đầu bằng hiện tượng hư hỏng mặt sụn khớp, tổn thương dây chằng cạnh đốt sống cổ cùng với quá trình mất nước tại đĩa đệm liên đốt sống. Những tổn thương này làm cho các đốt sống cổ chuyển động một cách khó khăn gây ra đau đớn cho người bệnh khi vận động.
Theo quá trình tiến triển, sự hư mòn sụn khớp khiến xương có phản ứng tăng lắng đọng calci để sửa chữa dẫn đến hình thành gai xương, biến đổi cấu trúc xương dưới sụn và tạo ra các tổn thương cạnh khớp đi kèm.
☛ Chi tiết đọc tại bài viết: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
2. Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ ban đầu có thể không có triệu chứng gì hoặc chỉ xuất hiện các cơn đau nhẹ, mỏi vùng cổ gáy. Tuy nhiên về sau bệnh nặng dần có thể gây đau, khó vận động cổ thậm chí gây cản trở công việc và sinh hoạt thường ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
2.1. Giảm khả năng vận động cổ
Các tổn thương thoái hóa đốt sống cổ làm cho sự tiếp xúc giữa các đốt sống khi vận động trở nên vô cùng khó khăn, người bệnh bị hạn chế khả năng thực hiện các động tác vận động cổ đơn giản như quay đầu, cúi đầu, ngửa cổ,… ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và công việc.
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường gặp các triệu chứng điển hình sau: đau mỏi nhức nhối vùng cổ, giảm tầm vận động cổ, cứng cổ vai gáy, thường xuyên bị sai vẹo cổ khi vận động.
2.2. Biến chứng gây tê, liệt các bộ phận khác của cơ thể
Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động của cột sống mà khi bệnh đã có biến chứng chèn ép thần kinh, hẹp ống sống thì người bệnh có nguy cơ:
- Tê tay; mất cảm giác nông, sâu tại tay; các cơ trở nên yếu dần lâu ngày có thể dẫn tới liệt tay.
- Mất kiểm soát hoạt động của bàng quang, ruột và rối loạn hoạt động sinh dục.
- Lâu ngày khi biến chứng chèn ép thần kinh và hẹp ống sống tiến triển nặng, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy cơ bại liệt, mất khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt cơ bản nhất.
2.3. Gây rối loạn tiền đình
Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây chèn ép mạch máu ảnh hưởng tới tuần hoàn máu não của cơ thể dẫn tới người bệnh có thể mắc các triệu chứng rối loạn tiền đình như đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng lo lắng, ù tai. Làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não ở người già.
☛ Chi tiết hơn ở bài viết: Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ
3. Những yếu tố nguy cơ gây thoái hóa đốt sống cổ
Dưới đây là những yếu tố nguy cơ có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa đốt sống cổ xảy ra nhanh hơn:
Tuổi tác: Theo thời gian, các tế bào sụn khớp dần bị mài mòn và không có khả năng phục hồi, đĩa đệm bị mất nước dẫn tới hiện tượng co xẹp, đồng thời quá trình tưới máu tại đốt sống cổ giảm làm hạn chế khả năng trao đổi chất tại đây. Chính vì thế, có tới 85% người trên 60 tuổi có biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ.
Thừa cân béo phì: Những người bị thừa cân béo phì thường có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ cao, do cân nặng có thể khiến cột sống cổ chịu nhiều áp lực trong quá trình vận động, các mặt sụn khớp dễ bị tổn thương và đĩa đệm có nguy cơ cao bị thoát vị.
Tư thế sai: ngủ gối quá cao hoặc quá thấp, tư thế ngủ úp sấp nghiêng đầu sang bên, ngồi học tập và làm việc sai tư thế,…là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người trẻ mắc thoái hóa đốt sống cổ. Tư thế cổ sai trong thời gian dài làm tăng áp lực lên đốt sống cổ, quá trình hoạt động của sụn khớp không theo vị trí sinh lý dẫn tới dễ tổn thương, lâu dần gây thoái hóa đốt sống cổ.
Yếu tố nghề nghiệp: một số nghề nghiệp yêu cầu một tư thế vận động cổ trong khoảng thời gian dài như nha sĩ phải cúi đầu lâu, thợ sơn trần phải ngửa cổ nhiều, người khuân vác nặng, nhân viên văn phòng,… Thường có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ cao hơn các nghề khác.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho đốt sống cổ như canxi, magie, vitamin,… có thể gây loãng xương tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
Chấn thương cột sống cổ: Người từng có tiền sử chấn thương cột sống cổ thường có nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ cao. Thói quen không khởi động kỹ trước khi chơi thể thao làm cột sống cổ thường xuyên bị tổn thương, có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa.
4. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ sớm
Ở giai đoạn sớm biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ còn nhẹ chưa gây nhiều đau đớn và khó khăn trong vận động khiến nhiều người không chú ý. Chính những chủ quan này dẫn tới không ít người phát hiện ra mình bị thoái hóa đốt sống cổ khi đã ở giai đoạn nặng.
Dưới đây là những dấu hiệu sớm của thoái hóa đốt sống cổ giúp bạn có thể theo dõi sức khỏe của bản thân:
- Thường xuyên đau mỏi, nhức nhối vùng cổ khi làm việc hoặc học tập.
- Đôi khi ấn vị trí đốt sống cổ bị đau và sưng hơn các đốt sống cổ khác.
- Buổi sáng khi ngủ dậy thường bị cứng cổ, khó vận động cổ.
Phát hiện và điều trị thoái hóa đốt sống cổ sớm chính là một phương pháp phòng chống thoái đốt sống cổ hiệu quả nhất.
☛ Tham khảo thêm: Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ không thể chủ quan
5. Biện pháp phòng chống thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ được xem như là một căn bệnh của tuổi già nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình này bằng các biện pháp phòng chống thoái hóa đốt sống cổ.
Đặc biệt ở người trẻ, người có nhiều nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách áp dụng các phương pháp sau:
5.1. Bổ sung chất xơ và canxi
Một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh và khoa học hỗ trợ cơ thể ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe đốt sống cổ như:
- Bổ sung đầy đủ vitamin D và Canxi: khi cơ thể thiếu hụt Canxi có thể gây loãng xương, cột sống nhanh bị thoái hóa. Bạn có thể bổ sung Canxi thông qua một số thực phẩm như phomat, cá hồi, cam, súp lơ hay các thực phẩm từ sữa,…Vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi ở ruột, có trong một số thực phẩm như gan, cá, thịt, trứng, ngũ cốc, nấm.
- Tăng cường các thực phẩm có chứa acid béo omega, các chất chống oxy hóa như cá, vitamin E và các loại hạt hay rau xanh. Những hoạt chất này rất tốt cho đĩa đệm, ngăn ngừa gai cột sống và thoái hóa cột sống cổ.
5.2. Uống đủ nước
Uống đủ mỗi ngày 1,5 – 2 lít nước để đáp ứng đủ nhu cầu nước của cơ thể, trong đó có đĩa đệm cột sống cổ. Tình trạng mất nước đĩa đệm chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa đốt sống cổ.
5.3. Hạn chế căng thẳng stress kéo dài
Cuộc sống ngày càng hiện đại, giới trẻ ngày nay phải đối mặt với những áp lực cuộc sống, stress, căng thẳng dẫn tới cơ thể mệt mỏi, lười vận động, dễ tăng cân và kém hấp thu chất dinh dưỡng. Do vậy, cần phải biết cách để cân bằng lại cuộc sống, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên ra ngoài đi dạo, luyện tập yoga, thiền giúp giải tỏa căng thẳng stress hiệu quả.
Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng thuốc lá vì nicotin sẽ khiến cho đĩa đệm không hấp thu được vitamin và một số dưỡng chất cần thiết. Tránh xa những đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…vì nó là “kẻ thù” của khớp.
5.4. Duy trì cân nặng phù hợp
Duy trì cân nặng cũng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả một số bệnh về cột sống nói chung và thoái hóa đốt sống cổ nói riêng. Nguyên nhân là vì khi trọng lượng cơ thể tăng lên khiến cột sống chịu nhiều áp lực hơn có thể gây ra những tổn thương.
Do vậy, để phòng chống thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần kiểm soát cân nặng và thực hiện các phương pháp giảm cân khi có biểu hiện thừa cân béo phì. Sử dụng những thực phẩm nhiều chất xơ thay vì chất béo, thức ăn quá mặn hay quá ngọt. Cùng với đó kết hợp với chế độ tập luyện giúp cơ thể săn chắc và khỏe mạnh hơn.
5.5. Thay đổi thói quen vận động cổ hợp lý
Với những người làm việc chân tay, tránh tư thế cúi lưng nhấc vật nặng hay mang vác quá nặng trên vai, khi sinh hoạt nên thực hiện đúng tư thế, tránh gây tổn thương đến cột sống.
Với những người làm việc văn phòng, thời gian ngồi chiếm phần lớn thời gian, cứ 30 – 60 phút đứng lên đi lại một lần hoặc thay đổi tư thế ngồi, khởi động cơ thể bằng một số động tác vươn vai. Tuyệt đối không nên ngồi cả buổi với máy tính, để màn hình máy tính cách mắt 45 – 70cm, đặt màn hình máy tính dưới khoảng 10 – 20 độ so với mắt.
Khi ngủ, hạn chế nằm ở 1 tư thế trong thời gian dài, tránh nằm sấp sẽ khiến cổ bị gập xuống, làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, chọn cho mình những chiếc gối phù hợp, không cao quá cũng không thấp quá khiến bạn bị mỏi cổ.
5.6. Tập các bài tập tốt cho đốt sống cổ
Rèn luyện thể dục thể thao, tập những bài tập phù hợp với thể trạng cũng là một biện pháp giúp tăng lưu lượng oxy và máu đến các vùng trên xương sống, tăng cường khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu, đảm bảo sự linh hoạt của cột sống. Bên cạnh đó, khi luyện tập thể dục thể thao, cơ thể sản sinh ra endorphins giúp làm giảm căng thẳng. Có thể bắt đầu bằng một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, aerobic, yoga để kích thích cột sống và giảm tình trạng thoái hóa.
Một số bài tập tốt cho đốt sống cổ như: động tác xoay cổ, gập đầu về phía trước, nghiêng đầu sang bên, kéo giãn đốt sống cổ,…
☛ Chi tiết xem tại: Bài tập tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ!
5.7. Tập yoga giúp phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Trên thực tế, tập yoga đúng cách có thể phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ, tăng độ linh hoạt và giữ cho cột sống cổ đúng tư thế sinh lý. Tuy nhiên, nếu tập sai có thể khiến người tập bị chấn thương ảnh hưởng xấu tới đốt sống cổ vậy nên bạn cần lưu ý một số điều khi lựa chọn yoga để luyện tập như:
- Khi mới bắt đầu, nên tập từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi, thời gian khởi động ít nhất là 10 phút để dây chằng và các khớp mềm ra, vòng tuần hoàn máu khởi động.
- Yoga là sự kết hợp của 3 yếu tố chính là luyện thở, luyện các tư thế và tập vừa sức, tránh cố gắng quá sức. Khi bắt đầu luyện tập cần có các chuyên gia hướng dẫn chính xác các động tác, nên lựa chọn các động tác từ cơ bản trước.
- Một số bài tập tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ như con mèo, con cá, cây cầu, tư thế cánh cung, con lạc đà, tư thế rắn hổ mang,…Đây đều là những động tác được nghiên cứu có tác dụng tốt với cột sống cổ giúp phòng chống thoái hóa đốt sống cổ.
☛ Tham khảo chi tiết: Yoga giúp phòng – cải thiện thoái hóa đốt sống cổ
5.8. An Kiện Vương – sản phẩm hỗ trợ phòng chống thoái hóa đốt sống cổ
Đối với những người có nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ thường bị làm phiền bởi những cơn đau mỏi cổ khi làm việc thì việc làm giảm nhanh các cơn đau nhức, ức chế phản ứng viêm tại đốt sống cổ là rất quan trọng để ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ tiến triển và cải thiện chất lượng cuộc sống. An Kiện Vương chính là sản phẩm làm được điều này.
Với IridoforceTM (chiết xuất từ Móng quỷ) chứa 40% hàm lượng hoạt chất Harpagosides, cao nhất trong các chế phẩm từ Móng quỷ hiện nay trên thị trường. Sản phẩm có tác dụng giúp tăng tổng hợp các chất nền sụn khớp như acid hyaluronic hay glycoaminoglycan, nhanh làm lành tổn thương màng sụn từ đó hạn chế thoái hóa đốt sống cổ tiến triển. Không chỉ thế, IridoforceTM còn có tác dụng giảm nhanh các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
Nhũ hương trong An Kiện Vương cũng có tác dụng ngăn cản phản ứng viêm tại đốt sống cổ thông qua cơ chế ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm từ đó hạn chế được tổn thương lan rộng tại đốt sống. Đặc biệt khi Nhũ hương kết hợp với MyrliqTM (chiết xuất Một dược) có tác dụng giảm đau tại đốt sống cổ vượt trội, cũng là một trong các thành phần chính của An Kiện Vương thì tác dụng này cho thấy hiệu quả gấp 4-5 lần dùng riêng lẻ.
Hơn nữa, An Kiện Vương còn chứa một số loại thảo dược và những chất cần thiết cho sự phát triển của đốt sống cổ như Vitamin K2, Cốt toái bổ, Glucosamin, Boron giúp giảm thiểu nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại bài viết: An Kiện Vương – giảm đau nhức làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Đây chắc chắn là một sản phẩm bạn không thể bỏ qua nếu muốn phòng chống thoái hóa đốt sống cổ tiến triển ngay từ những triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Lời kết:
Như vậy, khi đọc đến những dòng này chắc hẳn bạn đã biết cách phòng chống thoái hóa đốt sống cổ cho mình và người thân. Nếu thấy những thông tin này hữu ích, hãy chia sẻ đến cho bạn bè và người thân bạn cùng biết để tránh xa bệnh thoái hóa cột sống cổ này nhé.
Tài liệu tham khảo:
http://benhvien115.com.vn/kien-thuc-y-khoa-/chu-dong-phong-ngua-thoai-hoa-cot-song
https://acc.vn/cach-phong-ngua-thoai-hoa-cot-song-tu-nhung-thoi-quen-don-gian/
https://suckhoe.vn/cac-benh/mach-ban-4-tuyet-chieu-phong-chong-thoai-hoa-dot-song-co.html