Thoái hóa đốt sống cổ đang là một căn bệnh phổ biến hiện nay, gây ra những cơn đau nhức và ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày của người mắc. Không chỉ gặp ở người già mà bệnh đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ thoái hóa đốt sống cổ là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về thoái hóa đốt sổng cổ nhé.
Mục lục
- Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
- Nguyên nhân nào gây thoái hóa đốt sổng cổ?
- Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
- Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
- Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?
- Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?
- Cần làm gì để phòng thoái hóa đốt sống cổ?
- Video tham khảo dành cho bạn
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý mạn tính về tình trạng thoái hóa xương cột sống khá phổ biến hiện nay. Bệnh tiến triển khá chậm theo thời gian khiến nhiều người không chú ý tới, đặc biệt bệnh có liên quan mật thiết với tuổi tác và tư thế vận động không chính xác trong thời gian dài.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp cột sống cổ, dây chằng tới các sụn khớp. Tình trạng bệnh bắt đầu với hiện tượng viêm và lắng đọng canxi tại các dây chằng dọc cột sống cổ làm cho lỗ liên hợp nằm sau đốt sống cổ bị thu hẹp lại, cản trở sự lưu thông tự nhiên của mạch máu và các dây thần kinh bên trong.
Hiện tượng thoái hóa có thể gặp ở bất kì đốt sống cổ nào nhưng phổ biến nhất là thoái hóa đốt sống cổ C5-C6-C7.
Nguyên nhân nào gây thoái hóa đốt sổng cổ?
Trước đây, thoái hóa đốt sống cổ được cho là kết quả của quá trình lão hóa. Tuy nhiên độ tuổi thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trẻ hóa và người ta phát hiện có khá nhiều nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ.
Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến
Ngay từ khi cơ thể đạt độ trưởng thành, tế bào sụn khớp đã không còn khả năng sản sinh và tái tạo tự nhiên nữa. Theo các nghiên cứu cho thấy, khi bước qua tuổi 30, do quá trình tưới máu kém làm cho thân đốt cột sống của chúng ta lão hóa dần, chúng bị thiếu nước và yếu dần theo thời gian, các tế bào sụn khớp bị lão hóa và mất dần. Vậy nên quá trình lão hóa do tuổi tác là nguyên nhân phổ biến nhất gây thoái hóa đốt sống cổ.
Vận động sai tư thế trong thời gian dài
Các nghiên cứu đều cho thấy, thoái hóa đốt sống cổ có liên quan mật thiết tới thói quen vận động sai tư thế trong thời gian dài. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người trẻ hiện nay có biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ.
Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người có các thói quen như: kẹp điện thoại bằng cổ và tai để nghe điện thoại, ngủ gối quá cao hoặc quá thấp, ngủ gục trên bàn, cúi đầu quá thấp khi học tập và làm việc,… Đây hầu hết là các thói quen khiến đốt sống cổ của bạn phải chịu nhiều áp lực trong thời gian dài dẫn tới làm tăng nguy cơ thoái hóa.
Đặc thù nghề nghiệp
Có một số nghề nghiệp do phải làm việc ở tư thế cúi và vận động cổ thường xuyên với cường độ cao có thể tăng nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ cao hơn.
Một số nghề phổ biến như: Diễn viên xiếc, bác sĩ nha khoa, thợ sơn trần, nhân viên văn phòng làm việc máy tính lâu ít vận động, công nhân
Một số nguyên nhân khác
- Thoái hóa đốt sống cổ sau chấn thương: thường xảy ra khi không khởi động kỹ trước khi vận động, luyện tập và chơi thể thao quá độ, hoặc sau khi gặp tai nạn, ngã gây chấn thương vùng cổ làm tăng nguy cơ thoái hóa.
- Chế độ dinh dưỡng: Sức khỏe của xương khớp liên quan rất nhiều tới chế độ dinh dưỡng của cơ thể. Người có chế độ ăn thiếu canxi, magie, vitamin C,D trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới hệ xương khớp tăng nguy cơ thoái hóa.
- Các bệnh lý mãn tính: người mắc các bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, xơ hóa dây chằng, loãng xương, mất nước đĩa đệm,… thường bị thoái hóa đốt sống cổ kèm theo.
☛ Chi tiết hơn: Hiểu rõ nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ trong 5 phút
Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là một căn bệnh diễn biến khá chậm theo thời gian. Giai đoạn đầu, bệnh có thể không có dấu hiệu hay triệu chứng gì gây ảnh hưởng tới sinh hoạt khiến cho người bệnh không chú ý đến. Đến khi bệnh bắt đầu rõ ràng thì tình trạng thoái hóa đã nặng hơn.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phát hiện thoái hóa đốt sống cổ sớm nếu chú ý kỹ các triệu chứng điển hình sau:
- Cảm giác đau mỏi, nhức nhối vùng cổ: giai đoạn đầu thường xuất hiện là khi người bệnh vận động cổ, hoặc vận động ở tư thế sai một thời gian. Theo thời gian thì triệu chứng này tăng nặng hơn khi cơn đau có thể lan đến vai gáy hoặc cảm giác đau nhức tại vùng đầu chẩm, trán hoặc đau lan tỏa ra cả bả vai và vùng cánh tay.
- Người bệnh cảm thấy vướng hay khó khăn khi hoạt động xoay cổ, đối khi xoay cổ quá mạnh có thể dẫn tới vẹo, sái cổ.
- Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn có thể bị mất cảm giác sâu tại cánh tay và bàn tay gây ra những cơ tê liệt có thể kéo dài vài phút hoặc dài hơn.
- Đặc biệt cảm giác đau nhức và co cứng cổ tăng nặng hơn vào những hôm “Trái gió trở trời” hoặc nằm ngủ ở tư thế không thuận lợi cả đêm. Lúc này, người bệnh càng cảm thấy khó khăn vận động ngay cả khi muốn quay đầu sang trái, phải, cúi hay ngửa cổ.
- Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy có một luồng điện đột ngột chạy từ cổ dọc theo xương sống, lan ra hai tay, xuống chân khi người bệnh cúi người.
☛ Tham khảo chi tiết: Dấu hiệu cảnh báo thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ làm người bệnh cảm thấy các hoạt động cúi ngửa, xoay trái phải thông thường sẽ trở lên vô cùng khó khăn. Tuy nhiên không dừng ở đó, khi không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, các khớp cổ có thể bị biến dạng, rễ thần kinh tại đây bị chèn ép gây rối loạn hệ thần kinh thực vật, thiếu máu lên não, rối loạn cảm giác các chi, thậm chí có thể gây bại liệt một hoặc cả hai cánh tay.
Các biến chứng điển hình sau:
- Hẹp ống sống cổ: gây chèn ép các rễ thần kinh làm người bệnh có thể bị tê bì ở vùng cổ vai gáy, yếu các cơ cánh tay, thậm chí có thể gây liệt các chi. Nhiều người bệnh ở giai đoạn nặng không có khả năng thực hiện các vận động cơ bản như: cầm đũa, đi lại liêu xiêu, không đi được đường thẳng, có thể suy giảm thị lực.
- Hội chứng cổ ngực: thường xuyên đau nhức sau xương ức, hoặc có thể toàn bộ vùng tim.
- Thiếu máu lên não gây các vấn đề như ngất xỉu, đột quỵ, thiểu năng tuần hoàn, xuất huyết não…
- Rối loạn tiền đình: thường xuyên đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi ăn uống không ngon miệng.
- Rối loạn thần kinh thực vật: ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát các hoạt động của bàng quang, quan hệ tình dục, hoạt động của ruột.
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?
Để xác chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ cũng như xác định chính xác mức độ bệnh, bạn nên đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ khám và làm các cận lâm sàng cần thiết để phục vụ cho việc chẩn đoán chính xác.
Gặp biểu hiện gì cần đi khám?
Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được điều trị có thể gây giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi có các biểu hiện sau bạn cần đến gặp bác sĩ sớm để được khám và tư vấn:
- Các cơn đau mỏi vùng gây khó chịu, khó vận động, không thuyên giảm, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
- Thường xuyên bị sái, vẹo cổ khi vận động cổ mạnh.
- Xuất hiện tình trạng tê cứng đột ngột ở vai, cánh tay hoặc chân.
Quá trình khám thoái hóa đốt sống cổ
Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh để biết quá trình diễn biến bệnh lý của bạn thông qua các câu hỏi như: bạn bắt đầu gặp tình trạng đau nhức vùng cổ từ khi nào? Tính chất cơ đau? Cơn đau thường tăng lên khi nào? Bạn có thấy khó khăn khi vận động vùng cổ không? Nghề nghiệp và các thói quen sinh hoạt có thể gây thoái hóa đốt sống cổ? Bạn hãy cố gắng miêu tả triệu chứng một cách rõ ràng để quá trình hỏi bệnh đạt hiệu quả.
Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng kiểm tra tình trạng vận động cổ của bạn bằng cách: ấn vào vị trí các đốt sống cổ để tìm điểm đau, yêu cầu bạn làm một số vận động cổ theo hướng dẫn để xác định được tầm vận động của khớp.
Sau quá trình hỏi khám, bác sĩ sẽ chỉ định một số cận lâm sàng cần thiết như: X-quang đốt sống cổ, chụp cộng hưởng từ MRI đốt sống cổ.
Chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Việc chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, trong đó chẩn đoán hình ảnh là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán :
- Lâm sàng: có các biểu hiện đau nhức vùng đốt sống cổ, khó khăn trong vận động khớp cổ, các các yếu tố nguy cơ như nghề nghiệp, thói quen, chấn thương.
- Chẩn đoán hình ảnh: hình ảnh trên phim chụp x-quang thấy phần xương dưới sụn đặc, hẹp khe khớp, xuất hiện gai xương quanh đốt sống, bờ diện khớp nhẵn, lún xẹp đốt sống.
Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ phù hợp với nhiều tình trạng người bệnh khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp điều trị bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp an toàn, phù hợp và hiệu quả với bản thân.
Các phương pháp cũng có thể được bác sĩ kết hợp để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
Điều trị tại nhà
Đối với các trường hợp bạn mới gặp tình trạng đau do thoái hóa đốt sống cổ và chưa kịp tới gặp bác sĩ. Lúc này bạn có thể sử dụng phương pháp sau để giảm cảm giác đau, khó vận động:
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn (OTC): Paracetamol, Ibuprofen (như Motrin IB, Advil) đây là loại thuốc đủ để kiểm soát cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ nhẹ gây ra.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Các cơn đau nhức ở vùng cổ sẽ giảm một cách rõ rệt khi bạn thực hiện chườm nóng hoặc lạnh tại vị trí bị đau.
- Luyện tập thể dục thường xuyên đặc biệt các động tác xoay cổ, ngửa, cúi đầu. Tuy nhiên nên thực hiện nhịp nhàng, tránh thực hiện quá lực.
- Sử dụng nẹp cổ mềm trong thời gian ngắn sẽ giúp cơ ở cổ được nghỉ ngơi.
Điều trị bằng Tây Y
Dùng thuốc: Thuốc giảm đau (salicylic, paracetamol), thuốc giãn cơ (mydocalm, eperisone) và thuốc chống viêm (diclofenac, meloxicam)…đây là những loại thuốc phổ biến được bác sĩ lựa chọn chỉ định trong các trường hợp đau do thoái hóa đốt sống cổ cấp tính.
Thủ thuật: Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể sử dụng một số liệu pháp hiện đại như sóng cao tần, diện chẩn, tia hồng ngoại… cũng có tác dụng hỗ trợ chữa thoái hóa đốt sống cổ khá hiệu quả.
Phẫu thuật: nhằm mục đích loại bỏ một phần của đốt sống cổ, loại bỏ gai xương hoặc đĩa đệm bị thoát vị. Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp thoái hóa nặng điều trị bằng các phương pháp khác không hiệu quả.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Điều trị bằng y học cổ truyền
Bài thuốc dân gian: Một số bài thuốc Y học cổ truyền cũng cho thấy tác dụng tuyệt vời trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Đặc biệt phải kể đến một số thảo dược như: móng quỷ, ngải cứu, một dược, nhũ hương, hay các bài thuốc như: xương rồng dầm muối đắp, chườm ấm bằng ngải cứu, hương nhu tía hãm trà,…
Vật lý trị liệu: Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, giác hơi… cũng là những liệu pháp phổ biến được đông y áp dụng để chữa thoái hóa đốt sống cổ. Phương pháp không chỉ giúp giảm đau mà còn có tác dụng lưu thông mạch máu, thư giãn tinh thần.
Thường xuyên tập luyện thể dục
Kết hợp với các phương pháp điều trị tích cực, người bệnh cũng cần thường xuyên luyện tập khớp cổ qua các bài tập để tăng khả năng linh hoạt của khớp cổ và hiệu quả của điều trị.
Các bài tập không cần quá phức tạp, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ có thể tập luyện các động tác đơn giản như: xoay cổ, vươn cổ sang ngang và về phía trước, nhún vai, cúi đầu… một cách thường xuyên ngay cả khi làm việc và giải trí. Nếu có thời gian, bạn có thể thực hiện thêm một số tư thế yoga như con cá, cây cầu, con mèo… rất tốt quá trình hồi phục sự dẻo của đốt sống cổ.
An Kiện Vương sản phẩm cho người thoái hóa đốt sống cổ
An Kiện Vương được nghiên cứu chiết xuất từ các loại thảo dược quý có hiệu quả vô cùng tốt trong cải thiện tinh trạng thoái hóa đốt sống cổ là móng quỷ, một dược, nhũ hương. Sản phẩm đã được nghiên cứu có tác dụng an toàn và vượt trội giúp:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức khó chịu tại xương khớp.
- Ức chế phản ứng viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và ức chế các men xúc tác cho quá trình viêm.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan, axit hyaluronic, giúp làm lành lớp màng sụn, khiến các khớp trơn trượt mềm mại hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp.
Chỉ sau 2 tuần sử dụng sản phẩm phần lớn bệnh nhân đã cảm thấy dễ dàng vận động khớp hơn, giảm hẳn các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ. Đây chắc chắn là sản phẩm người bị thoái hóa đốt sống cổ không thể bỏ qua.
Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại bài viết: An Kiện Vương – giảm đau nhức làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng tại nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Cần làm gì để phòng thoái hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ hoàn toàn có thể phòng tránh nếu bạn lưu ý thực hiện những điều sau khi sinh hoạt, làm việc và ăn uống:
- Không nên ngồi quá lâu trước máy tính, cần nghỉ ngơi 5-10 phút cứ mỗi 45 phút. Thực hiện xoa bóp, day đốt sống cổ để làm mềm cơ cổ. Ngoài ra, nên thường xuyên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng sau 1-2 tiếng ngồi một chỗ.
- Tư thế làm việc và học tập đúng: ngồi thẳng lưng, hai vai nên được để ở tư thế thoải mái nhất trong quá trình làm việc.
- Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ để tránh vẹo cổ. Không nằm úp sấp hay dùng gối đầu quá cao.
- Cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình, bổ sung các chất cần thiết và hạn chế các loại đồ ăn không tốt như rượu bia, chất kích thích, cafe,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách phòng chống thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Video tham khảo dành cho bạn
Lời kết:
Hiện nay thoái hóa đốt sống cổ gần như có thể gặp ở mọi người, do đó chúng ta cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về bệnh để có thể phòng tránh cũng như phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
https://acc.vn/benh-dieu-tri/dau-co/
https://hellobacsi.com/benh-co-xuong-khop/viem-khop/thoai-hoa-dot-song-co/
https://www.news-medical.net/health/What-is-Cervical-Spondylosis.aspx