Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Để bảo vệ chính mình và người thân trong gia đình việc nắm rõ được những nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ là vô cùng cần thiết. Chính vì thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nguyên nhân này ngay trong bài viết sau đây nhé.
Mục lục
1. Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ được biết tới là căn bệnh lão hóa của người già, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở người trẻ.
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý mạn tính có tiến triển chậm, ban đầu là sự hư hỏng của bề mặt sụn khớp, tiếp đó do phản ứng tăng lắng đọng canxi để sửa chữa làm thay đổi cấu trúc xương dưới sụn, hình thành gai xương và các tổn thương cạnh khớp tại đốt sống cổ bị thoái hóa. Những thay đổi này làm tăng ma sát giữa các đốt sống mỗi khi vận động, khiến người bệnh thường xuyên gặp phải tình trạng đau nhức tại vùng cổ gáy.
Hiện tượng thoái hóa có khả năng xảy ra ở bất cứ đốt sống cổ nào, nhưng hay gặp nhất là đoạn C5-C6-C7.
Thoái hóa đốt sống cổ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nó không chỉ gây đau nhức vùng cổ – vai – gáy và hạn chế vận động mà khi không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng, gây ra những tổn thương đến tủy sống hay rễ thần kinh mà nguy hiểm nhất là tình trạng liệt.
☛ Tham khảo thêm: Biến chứng nguy hiểm từ thoái hóa đốt sống cổ!
2. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Theo nhận định đến từ các chuyên gia hàng đầu về bệnh lý cơ xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó, một số nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ thường gặp bao gồm:
2.1. Tuổi tác
Các nghiên cứu về bệnh lý xương khớp đã chỉ ra đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ là những người từ 50 tuổi trở lên. Ở lứa tuổi này, quá trình lão hóa của hệ xương khớp nói riêng, của toàn cơ thể nói chung bắt đầu được đẩy nhanh làm đánh mất sự cân bằng của hai quá trình thoái hóa và tái tạo sụn khớp.
Theo thời gian, tế bào sụn khớp bị bào mòn dần nhưng không có khả năng phục hồi, quá trình mất nước đĩa đệm khiến đĩa đệm liên đốt sống bị co xẹp, cùng với đó, lượng máu đến nuôi dưỡng các đốt sống cổ lại giảm đi đáng kể. Do vậy, các nghiên cứu cho thấy có tới 85% người trên 60 tuổi có biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ.

2.2 Yếu tố nghề nghiệp
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ và dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ đang ngày càng phổ biến ngay cả ở những người trẻ tuổi. Những nghề nghiệp đặc thù dễ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ vì những lý do sau:
- Duy trì ở một tư thế nhất định quá lâu: ví dụ như lái xe đường dài, nha sĩ, nhân viên văn phòng phải ngồi trước màn hình máy tính quá lâu, ít được đi lại, vận động,…
- Tính chất công việc đòi hỏi phải cúi đầu hay ngửa cổ quá nhiều; thường xuyên phải mang thực hiện ngửa cổ quá nhiều hoặc thường xuyên mang vác vật nặng ở trên vùng đầu-cổ-lưng hoặc ngồi trước màn hình máy tính quá lâu, ngồi ở tư thế cúi đầu thấp, ngủ gục trên bàn,… cũng gây ra ảnh hưởng đến vùng cột sống cổ dần dần dẫn đến tình trạng thoái hóa.

2.3. Thói quen vận động không đúng tư thế
Ít ai ngờ rằng những thói quen sinh hoạt của mình dù rất nhỏ nhưng không đúng tư thế lại làm tăng khả năng mắc thoái hóa đốt sống cổ. Những thói quen này bao gồm:
- Khi ngủ không có thói quen chuyển mình, chỉ nằm bên thuận, thay đổi 1-2 tư thế trong suốt một đêm hay việc lựa chọn gối kê không phù hợp (ví dụ như gối kê quá cao, gối quá mềm,…) lâu ngày cũng dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.
- Khi làm việc và học tập, tư thế ngồi và vị trí đặt tay trên bàn làm việc quá cao hay quá thấp dần dần khiến các đốt sống cổ bị tổn thương từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
2.3. Chế độ dinh dưỡng không khoa học
Chế độ ăn uống thiếu các chất như: canxi, magie, sắt, kali, vitamin… là nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Bình thường, các dưỡng chất này có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tái tạo xương, kích thích quá trình tạo cốt bào, ức chế quá trình hủy cốt bào. Nhờ đó mà quá trình tái tạo và làm lành các tổn thương tại xương khớp được đẩy mạnh. Khi nhu cầu của cơ thể với những chất dinh dưỡng trên không được đáp ứng dẫn đến nhiều bệnh lý về xương khớp, trong đó có thoái hóa đốt sống cổ.
Thường xuyên sử dụng bia rượu, thuốc lá hay đồ ngọt, đồ uống có gas cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ do các chất này ngăn cản quá trình hấp thu các dưỡng chất của cơ thể. Khi đó, cho dù lượng thức ăn đưa vào hàng ngày vẫn đầy đủ nhưng cơ thể vẫn bị thiếu dưỡng chất, khiến quá trình thoái hóa xảy ra nhanh hơn.

2.4. Nguyên nhân do di truyền
Đây có lẽ là thông tin khiến nhiều người bất ngờ. Nhưng qua nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong một gia đình có người bị mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp hay cột sống thì nguy cơ mắc bệnh của những thành viên còn lại sẽ cao hơn so với người bình thường.
2.5. Thoái hóa đốt sống cổ do chấn thương
Những người có tiền sử bị chấn thương ở vùng cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sinh hoạt hàng ngày hay chơi thể dục thể thao đều có nguy cơ dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Đặc biệt, nguy cơ thoái hóa càng dễ dàng xảy ra trong trường hợp những chấn thương này không được điều trị một cách triệt để.
2.6. Béo phì

Người bị béo phì sẽ có nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ cao hơn bình thường do sự thừa cân gây tăng áp lực lên cột sống cổ khi vận động khiến sụn khớp dễ bị tổn thương và đĩa đệm có nguy cơ cao bị thoát vị.
2.7. Do những thay đổi của cột sống và đĩa đệm
Sự thay đổi cấu trúc của cột sống và đĩa đệm cũng là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Cụ thể, một số thay đổi cấu trúc mà người bệnh thường gặp phải là mất nước đĩa đệm (dễ xảy ra ở lứa tuổi từ 50 trở lên), phản ứng tăng sinh xương hình thành các gai xương, xơ hóa dây chằng hay thoát vị đĩa đệm,…
2.8. Do các bệnh lý khác
Có nhiều bệnh lý khi mắc phải nếu không được điều trị hoặc điều trị một cách không triệt để dễ làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là những bệnh lý liên quan đến xương khớp như loãng xương, viêm đốt sống đĩa đệm, dị dạng cột sống,… Những người mắc những bệnh như cường cận giáp, suy giáp hay đái tháo đường cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này.
3. Đối tượng nào có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ?
Từ những nguyên nhân kể trên, các chuyên gia đã chỉ ra những đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:
- Người trên 50 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, độ tuổi trung bình mắc thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa.
- Nghề nghiệp: nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, nha sĩ, thợ cắt tóc, diễn viên xiếc, công nhân bốc vác thợ sơn trần hay thợ trát vách.
- Tiền sử chấn thương vùng cổ, mắc các bệnh lý xương khớp như loãng xương, viêm đốt sống đĩa đệm,…
- Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp hay cột sống.
- Người bị béo phì.

☛ Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng giúp nhận biết thoái hóa đốt sống cổ sớm!
4. Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến cả chất lượng của cuộc sống cũng như công việc của họ. Bởi vậy, chủ động phòng tránh được căn bệnh này là việc làm hết sức cần thiết.
4.1. Thay đổi chế độ ăn
Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, Glucosamine, collagen,.. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết để cho bạn có một hệ xương khớp khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cần hạn chế các loại bia, rượu, thuốc lá và đồ uống có ga.
Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu nước của cơ thể, hạn chế mất nước đĩa đệm.

4.2. Sinh hoạt và làm việc một cách khoa học
Cần chủ động thay đổi thói quen xấu, sai tư thế. Nếu bạn đang làm những công việc đòi hỏi ngồi một chỗ trong thời gian dài, hãy cố gắng đứng dậy đi lại, vận động ít nhất là 1-2 tiếng/lần.
4.3. Rèn luyện thể dục thể thao
Việc vận động thường xuyên hay không đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ cũng như nhiều bệnh lý khác. Bạn chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi giữa giờ làm việc thực hiện các động tác đơn giản như xoay cổ, gập đầu về phía trước, nghiêng đầu sang bênh, kéo dãn đốt sống cổ. Đồng thời nên tập luyện các động tác yoga tốt cho đốt sống cổ như động tác con mèo, con cá, cây cầu, cánh cung hay động tác rắn hổ mang.
4.4. Sử dụng An Kiện Vương phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng tuyệt vời của các loại thuốc chiết xuất từ thảo dược trong việc phòng và điều trị triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Trong số đó, An Kiện Vương là sản phẩm mà bạn không nên bỏ qua. Sản phẩm này đã được chứng minh là an toàn cho người sử dụng, hỗ trợ hiệu quả việc phòng và điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

An Kiện Vương có được tác dụng như trên là nhờ sự có mặt của bộ ba IridoforceTM (chiết xuất từ Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất từ Một dược) cùng Nhũ hương với những ưu điểm sau:
- IridoforceTM (chiết xuất từ Móng quỷ): chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides cao nhất cao nhất trên thị trường, lên tới 40%. IridoforceTM hỗ trợ tổng hợp glycosaminoglycan, acid hyaluronic – những chất nền sụn khớp quan trọng, đẩy nhanh quá trình tái tạo và làm lành tổn thương sụn khớp. Từ đó hạn chế nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
- Nhũ hương có tác dụng ức chế các phản ứng viêm xảy ra ở đốt sống cổ thoái hóa bằng cách ức chế men xúc tác quá trình viêm cũng như các yếu tố tiền viêm, qua đó giúp làm giảm đau nhức khó chịu cũng như hạn chế tổn thương lan rộng. Đặc biệt hiệu quả giảm đau và chống viêm này tăng lên gấp 5-7 lần khi có sự kết hợp giữa Nhũ hương và Một dược.
Ngoài ra, An Kiện Vương còn chứa dược liệu quý Cốt toái bổ, cùng các dưỡng như Glucosamin, Vitamin K2, Collagen tuýp II và Boron. Đây đều là những hoạt chất cần thiết, có vai trò quan trọng trong quá trình làm lành những tổn thương tại màng sụn, tăng cường sức khỏe xương khớp.
Viên uống An Kiện Vương chính là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng, giúp bạn phòng ngừa hiệu quả căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ. Nếu bạn đang nằm trong nhóm nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ hay có những triệu chứng như đã trình bày ở trên, hãy đi khám để được lời tư vấn sớm nhất của bác sĩ cũng như thay đổi những thói quen sinh hoạt, làm việc và tập luyện sao cho khoa học để phòng tránh và điều trị kịp thời được căn bệnh này.
Tài liệu tham khảo:
https://bacsinoitru.vn/content/chan-doan-va-dieu-tri-thoai-hoa-cot-song-co-cervical-spondylosis-1154.html
https://www.cervicaldisc.com/blog/cervical-spondylosis-causes-symptoms-and-treatment
https://iwthanoi.vn/thoai-hoa-dot-song-co/