Thoái hóa đốt sống cổ đang là căn bệnh phổ biến ở nhiều lứa tuổi gây ra các bất tiện trong sinh hoạt và làm việc cho người bệnh. Vậy thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không và cần làm gì để hạn chế nguy hiểm từ thoái hóa đốt sống cổ?
Mục lục
Hiểu nhanh về thoái hóa đốt sống cổ
Trước đây thoái hóa đốt sống cổ thường được xem như một căn bệnh của tuổi già, nhưng thời gian gần đây thoái hóa đốt sống cổ có dấu hiệu trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh khiến không ít người lo lắng.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng bệnh lý mãn tính bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp cột sống cổ, các dây chằng đốt sống tới mặt sụn khớp dẫn tới các vận động tại khớp bị thoái hóa trở lên kém linh hoạt.
Không chỉ thế, tại một hoặc một vài diện đốt khớp các đĩa liên đốt khớp bị hư hỏng, tổn thương đĩa đệm kết hợp với hiện tượng viêm và lắng đọng canxi tại dây chằng dọc đốt cột sống cổ làm cho lỗ ra của rễ thần kinh và mạch máu bị thu hẹp lại.
Thoái có thể xảy ra ở mọi đốt sống tuy nhiên thường gặp nhất là đốt sống cổ C5, C6, C7.
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Theo thời gian, khả năng tưới máu tại các đốt sống cổ giảm dần, sụn khớp bị bào mòn không có khả năng khôi phục, cùng với đó khả năng thấm nước của đĩa đệm kém dần dẫn tới đốt sống cổ dần bị thoái hóa. Vậy nên, tuổi tác chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây thoái hóa đốt sống cổ.
Tuy nhiên ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc thoái hóa đốt sống cổ, điều này là do một số yếu tố có thể thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa đốt sống cổ như:
- Vận động sai tư thế trong thời gian dài: ngủ gối quá cao, làm việc và học tập cúi đầu quá thấp,… khiến đốt sống cổ phải chịu áp lực trong thời gian dài gây thoái hóa.
- Đặc thù nghề nghiệp: nha sĩ, thợ sơn trần, nhân viên văn phòng,… thường có tỷ lệ mắc thoái hóa đốt sống cổ cao.
- Sau chấn thương cột sống cổ: đốt sống cổ sau khi chấn thương thương nhanh bị thoái hóa.
- Một số bệnh lý mãn tính: loãng xương, xơ cứng dây chằng, mất nước đĩa đệm,… bệnh nhân thường mắc thoái hóa đốt sống cổ kèm theo.
☛ Chi tiết hơn xem tại bài viết: Tổng hợp kiến thức về thoái hóa đốt sống cổ!
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
“Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?” là câu hỏi nhiều người mắc thoái hóa đốt sống cổ đặt ra. Theo các chuyên gia xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ còn nguy hiểm hơn nhiều so với thoái hóa cột sống thắt lưng.
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý mãn tính diễn biến một cách chậm rãi khiến cho nhiều người khó phát hiện sớm dẫn đến tâm lý chủ quan. Khi phát hiện ra tình tình trạng bệnh đã trở nên nặng và khó cải thiện.
Thoái hóa đốt sống cổ gây gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng lại tác động nhiều tới sức khỏe, khả năng sinh hoạt. Nếu không được điều trị người bệnh sẽ giảm chất lượng cuộc sống, lâu dần gây biến chứng nguy hiểm như liệt.
Mức độ nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ thường phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Cùng tìm hiểu tiếp ở phần sau.
Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ!
Giảm vận động cổ ở giai đoạn đầu
Khi đốt sống cổ bắt đầu có hiện tượng thoái hóa và đang tiến triển, người bệnh sẽ thấy rất khó chịu với các triệu chứng như:
- Cảm giác đau mỏi nhức nhối vùng cổ vai gáy khi vận động hay khi vận động sai tư thế thời gian dài.
- Cảm thấy khó khăn khi thực hiện các vận động cổ thường ngày.
- Thường xuyên gặp tình trạng co cứng cổ vai gáy vào buổi sáng khi thức dậy.
- Khi vận động cổ với lực mạnh có thể bị sai vẹo cổ.
Trong giai đoạn này các triệu chứng của bệnh còn nhẹ, người bệnh vẫn có thể chịu được tuy nhiên bệnh vẫn gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Biến chứng chèn ép rễ thần kinh
Khi thoái hóa đốt sống cổ đã có biến chứng thì chứng tỏ bệnh đã trở nên trầm trọng. Lúc này bệnh không chỉ tổn thương tại đốt sống cổ mà đã lan sang nhiều bộ phận khác.
Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ khiến các đốt sống, đĩa đệm đều bị tổn thương, sự lắng đọng canxi và hình thành các gai xương đốt sống cổ gây chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống gây ra bệnh rễ tủy cổ. Biến chứng này gây ra một loạt các triệu chứng khác như tê buồn cánh tay, tay không có sức, cử động tay trở nên khó khăn, cơ bắp bị suy yếu, teo cơ, mất khả năng kiểm soát hoạt động của bàng quang, ruột.
Đối với thoái hóa đốt sống cổ C6, khi thần kinh bị chèn ép thường có những cơn đau nhức vùng xương bả vai và các chi. Thoái hóa đốt sống cổ C7, các cơn đau xuất phát từ bả vai, qua nách và tới ngón tay giữ.
Biến chứng hẹp ống sống
Ống sống nằm ở trung tâm các đốt sống cổ, nơi các dây thần kinh đi qua. Thoái hóa đốt sống cổ làm cấu trúc xương sống thay đổi, xuất hiện các gai xương dẫn tới lỗ ống sống bị thu hẹp lại. Biểu hiện thường thấy nhất đó là tê và yếu liệt vùng thân mình, hai chân, hai tay gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra người bệnh có thể bị táo bón do giảm vận động ruột.
Biến chứng rối loạn tiền đình
Cột sống cổ là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh nên khi thoái hóa đốt sống cổ nặng, gây chèn ép, phần lớn người bệnh gặp tình trạng rối loạn tiền đình như: luôn trong cảm giác quay cuồng, hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi, mất ngủ, kém ăn thường xuyên lo âu, căng thẳng, hồi hộp…
Hội chứng tim cổ
Thoái hóa đốt sống cổ có thể ảnh hưởng tới hệ tim mạch gây cho người bệnh các cơn đau nhói vùng tim, đau khi ho hay thực hiện các vận động cổ vai. Tình trạng này làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ đặc biệt ở người cao tuổi.
Bại liệt
Bại liệt chính là biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hóa đốt sống cổ. Đây là kết quả của tình trạng chèn ép thần kinh, hẹp ống sống lâu ngày không được điều trị cải thiện. Các cơ yếu dần, teo cơ lâu ngày dẫn tới bại liệt, không thể cử động. Lúc này người bệnh không còn khả năng thực hiện các hoạt động đơn giản nhất, tất cả đều phải có sự giúp đỡ của người xung quanh.
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn thoái hóa đốt sống cổ, tuy nhiên với phác đồ điều trị triệu chứng và hạn chế tối đa khả năng thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện biến chứng đang cho thấy những hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Thoái hóa đốt sống cổ thường được điều trị theo các phương pháp sau:
Điều trị triệu chứng: sử dụng các loại thuốc giảm đau (paracetamol, salicylic), thuốc giãn cơ (mydocalm, eperisone), chống viêm (diclofenac, meloxicam) kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu như diện chẩn, tia hồng ngoại,… Một số bài thuốc đông y cũng cho thấy tác dụng hiệu quả cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
Hạn chế khả năng xuất hiện biến chứng thoái hóa đốt sống cổ: bổ sung dưỡng chất cho đốt sống cổ như Vitamin K2, Glucosamin, Boron, kích thích tăng tổng hợp các chất cần thiết cho hoạt động của khớp như: Glycosaminoglycan, axit hyaluronic. Phẫu thuật loại bỏ gai xương hay phần đĩa đệm bị thoát vị cũng là phương pháp hạn chế biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ, tuy nhiên chỉ được chỉ định khi các phương pháp khác không hiệu quả.
☛ Tham khảo thêm: Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng diện chẩn
Làm gì để hạn chế nguy hiểm từ thoái hóa đốt sống cổ?
Khi thoái hóa đốt sống cổ không được quan tâm điều trị gây ra các biến chứng thì thực sự nguy hiểm. Vì thế để hạn chế nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên thực hiện các điều sau:
Đến gặp bác sĩ khi thấy mình có triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ
Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay khi thấy mình có những triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ sau:
- Những cơn đau mỏi vùng cổ gây khó chịu khi vận động cổ.
- Thường xuyên bị sái vẹo cổ khi vận động cổ quá mạnh.
- Xuất hiện các cơn đau tê cứng vùng cổ vai gáy.
Đến gặp bác sĩ khi có các biểu hiện sớm của thoái hóa đốt sống cổ, sẽ giúp quá trình điều trị sau này đơn giản, hiệu quả hơn giúp ngăn ngừa nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ.
Kiên trì và tuân thủ điều trị
Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ đều cần người bệnh hợp tác và kiên trì thực hiện mới thấy được những hiệu quả tích cực. Cho nên để điều trị bệnh hiệu quả giảm thiểu mức độ nguy hiểm của bệnh, bạn cần tuân thủ đúng y lệnh của bác sĩ, kiên trì thực hiện điều trị để đạt hiệu quả điều trị cao.
Bên cạnh đó, nhiều khi người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau như kết hợp dùng thuốc điều trị với các phương pháp vật lý trị liệu, hay kết hợp sử dụng các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng một phương pháp điều trị bạn cần xin tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Chế độ ăn uống và sinh hoạt rất quan trọng với người thoái hóa đốt sống cổ, ăn uống và sinh hoạt không hợp lý còn là nguy cơ thúc đẩy quá trình thoái hóa đốt sống cổ.
- Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi, ưu tiên các loại thực phẩm chứa nhiều canxi để bổ sung dưỡng chất cho xương.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khi đang điều trị thoái hóa đốt sống cổ.
- Từ bỏ thói quen vận động sai tư thế: ngồi học và làm việc không cúi đầu quá thấp, không ngủ gối quá cao,…
- Thường xuyên đi lại và vận động cổ như xoay cổ, nghiêng sang phải sang trái,… cứ mỗi 1 giờ ngồi học tập hay làm việc một chỗ.
Tập luyện các bài tập tốt cho đốt sống cổ
Bạn hoàn toàn có thể thường xuyên luyện tập các động tác tốt cho đốt sống cổ như xoay cổ, nghiêng trái phải, cúi đầu, ngửa cổ. Đây hoàn toàn là các động tác vô cùng đơn giản có thể thực hiện thường xuyên khi giải lao sau giờ làm việc và học tập.
Bạn cũng nên tập luyện một số động tác yoga đã được nghiên cứu là tốt cho đốt sống cổ như: động tác con mèo, con cá, cây cầu. Các bài tập và động tác yoga sẽ giúp tăng độ linh hoạt của đốt sống cổ, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top 7 bài tập thoái hóa đốt sống cổ không thể bỏ qua
An Kiện Vương cải thiện hiệu quả thoái hóa đốt sống cổ!
Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ, việc làm lành các tổn thương tại màng sụn, hạn chế quá trình viêm tại đốt sống cổ và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho đốt sống cổ là rất quan trọng để hạn chế tiến triển của thoái hóa. Sản phẩm có thể đáp ứng được các yêu cầu này được các chuyên gia khuyên dùng nhiều nhất là An Kiện Vương.
An Kiện Vương với IridoforceTM chiết xuất từ cây móng quỷ chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40% cao nhất trong các chế phẩm từ móng quỷ trên thị thường. IridoforceTM hỗ trợ tăng tổng hợp chất nền sụn như glycoaminoglycan, acid hyaluronic, giúp làm lành lớp màng sụn, khiến cho các khớp sống cổ trơn trượt mềm mại hơn. IridoforceTM còn có khả năng giảm đau giảm viêm đốt sống cổ rất ấn tượng.
Không chỉ thế, Nhũ hương và Một dược trong An Kiện Vương được xem như bộ đôi kinh điển trong điều trị các bệnh lý về xương khớp. Giúp ức chế phản ứng viêm tại đốt sống cổ nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và ức chế các men xúc tác cho quá trình viêm. Qua đó bệnh nhân sẽ giảm đau, hạn chế lan tỏa tổn thương đốt sống cổ.
Bên cạnh đó, với các thảo dược quý khác và các dưỡng chất thiết yếu cho đốt sống cổ như Vitamin K2, Glucosamine, Boron giúp tăng cường hợp chất sụn khớp, tăng khả năng làm lành các tổn thương màng sụn qua đó ngăn cản thoái hóa đốt sống cổ.
Để thoái hóa đốt sống cổ không trở nên nguy hiểm, bạn nên sử dụng kết hợp An Kiện Vương với các phương pháp điều trị khác ngay từ giai đoạn sớm của bệnh.
Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại bài viết: An Kiện Vương – giảm đau nhức làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng tại nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Lời kết:
Có thể giai đoạn đầu thoái hóa đốt sống cổ chưa gây ra những nguy hiểm khiến người bệnh lo lắng, nhưng bạn đừng chủ quan với thoái hóa đốt sống cổ vì sự nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ nằm ở rất nhiều biến chứng nó có thể gây ra. Hãy đến gặp bác sĩ và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ ngay từ giai đoạn sớm, để không phải đối mặt với những biến chứng của bệnh nhé.
Tài liệu tham khảo:
https://wikibacsi.com/benh/thoai-hoa-dot-song-co-co-nguy-hiem-khong
https://www.verywellhealth.com/arthritis-in-the-neck-cervical-spondylosis-296658
https://www.msdmanuals.com/home/brain,-spinal-cord,-and-nerve-disorders/spinal-cord-disorders/cervical-spondylosis