Hầu hết các trường hợp viêm khớp đều cần dùng đến thuốc điều trị để giảm đau nhức và cải thiện triệu chứng. Vậy thuốc trị viêm khớp có những loại nào? Sử dụng sao cho hiệu quả? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu ngay sau đây!
Mục lục
Có nên dùng thuốc chữa viêm khớp?
Viêm khớp là tình trạng sưng viêm, đau nhức xảy ra tại một hoặc nhiều khớp trên cơ thể. Thực tế có đến hơn 100 loại viêm khớp xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Tuy nhiên, đa phần chúng là bệnh lý mãn tính và đều gây đau cứng khớp.
Các triệu chứng viêm khớp thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng theo thời gian, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý, cuộc sống sinh hoạt và hiệu suất công việc của người bệnh. Hơn nữa, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, hoại tử xương, teo cơ, bại liệt,… Ngoài ra, đối với các trường hợp viêm khớp dạng thấp, người bệnh có khả năng phải đối diện với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch,…
Dựa trên những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp mà căn bệnh này gây ra, có thể thấy sử dụng thuốc trị viêm khớp là việc làm vô cùng cần thiết để giảm đau nhức, cải thiện triệu chứng và chức năng vận động, từ đó nâng cao chất lượng đời sống cho người bệnh.
Viêm khớp uống thuốc gì? 4 nhóm thuốc trị viêm khớp hiệu quả
Tùy vào tình trạng viêm khớp cụ thể, bác sẽ chỉ định người bệnh sử dụng những thuốc điều trị triệu chứng hoặc có thể kết hợp với các nhóm thuốc khác.
Thuốc điều trị triệu chứng
Nhóm thuốc này có thể làm giảm nhanh cảm giác đau nhức, cải thiện sưng viêm, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen có khả năng ngăn chặn sự giải phóng các chất làm gia tăng cảm giác đau trong não bộ, từ đó làm giảm nhanh những cơn đau do viêm khớp gây ra. Thông thường Acetaminophen hay được sử dụng để cải thiện những cơn đau do viêm khớp gây ra có mức độ từ nhẹ đến vừa.
Paracetamol thường giúp giảm đau trong khoảng 3-4 giờ và tương đối an toàn nếu chỉ sử dụng trong thời gian ngắn với liều lượng không vượt quá 3000mg/ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng thuốc liên tục trong thời gian dài có thể xuất hiện tình trạng mẩn ngứa, phát ban, nhiễm độc, thậm chí làm hại chức năng gan, thận,… Khuyến cáo người có tiền sử xơ gan, viêm gan, nghiện rượu không nên sử dụng.
Thuốc giảm đau opioid
Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu đau tới não nhờ khả năng liên kết với các thụ thể opioid trong hệ thần kinh trung ương. Những thuốc giảm đau opioid như Hydromorphone, Meperidine, Oxycodone, Hydrocodone,… thường được chỉ định cho người bệnh viêm khớp bị đau nhức nghiêm trọng, kéo dài và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
Tuy có thể giảm đau vô cùng hiệu quả nhưng các thuốc này lại có khả năng gây nghiện, làm xảy ra tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Hơn nữa, chúng có thể làm ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh trung ương như gây xuất hiện ảo giác, ức chế trung tâm hô hấp,…
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
NSAIDs có thể làm giảm nhanh những cơn đau do viêm khớp gây ra nhờ khả năng ức chế quá trình sản xuất prostaglandin – một chất trung gian gây viêm đau. Chúng thường được sử dụng cho người bệnh có những cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
Một số thuốc thường dùng bao gồm: Ibuprofen, Naproxen, Meloxicam, Etodolac, Diclofenac,…
Mặc dù có khả năng giảm đau nhanh chóng nhưng các thuốc NSAIDs có thể gây ra những tác động không tốt lên hệ tiêu hóa như gây viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày và ảnh hưởng xấu đến thận,…
Thuốc corticosteroid
Thuốc corticosteroid (steroid) có tác dụng chống viêm giảm đau cực mạnh nhờ khả năng chế các chất hóa học gây viêm, từ đó làm giảm tổn thương mô, cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức tại các khớp. Ngoài ra, steroid còn ngăn chặn hoạt động của hệ thống miễn dịch, không cho chúng tấn công xương khớp, ngăn ngừa viêm khớp tiến triển.
Một số thuốc thường được kê đơn gồm: Prednisone, Cortisone, Dexamethasone, Methylprednisolone,…
Các thuốc steroid có thể làm tăng đường huyết và gây viêm loét dạ dày, trầm cảm, hội chứng cushing (cơ thể bị rối loạn trữ nước, tăng cân, huyết áp cao, yếu cơ, loãng xương,…) nên bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng trong thời gian ngắn để hạn chế rủi ro cho sức khỏe.
Thuốc chống sốt rét
Trong một số trường hợp người bệnh bị viêm khớp do lupus ban đỏ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống sốt rét kết hợp với các thuốc khác và steroid để làm giảm tình trạng sưng khớp và phát ban trên da.
Một số thuốc thường được chỉ định gồm: Hydroxychloroquine (Plaquenil) và Chloroquine (Aralen),…
Khi dùng thuốc chống sốt rét người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, có cảm giác lo lắng, bồn chồn, thậm chí xuất hiện ảo giác, lú lẫn (hiếm gặp).
Thuốc chống trầm cảm
Ngoài tác dụng xoa dịu thần kinh, thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm cảm giác đau ở người bị viêm khớp, giúp họ ngủ ngon giấc hơn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: đau đầu, suy giảm trí nhớ, buồn ngủ, tăng tiết mồ hôi, chóng mặt, thay đổi hành vi, khó ngủ, bồn chồn, ảo giác,…
Một số thuốc có thể được chỉ định gồm: Duloxetine, Amitriptyline, Desipramine (Norpramin), Nortriptyline (Pamelor),…
Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARDs)
Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) thường được chỉ định điều trị trong các trường hợp viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến hoặc lupus ban đỏ. Chúng có khả năng làm giảm tác giảm tác động của hệ miễn dịch lên xương khớp, qua đó cải thiện tình trạng sưng viêm, hạn chế quá trình tiến triển của bệnh.
Các thuốc DMARDs có thể được sử dụng bao gồm: Methotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine, Sulfasalazine,… Trong đó, Methotrexate thường được cân nhắc sử dụng đầu tiên cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời thường đi kèm với một thuốc DMARD khác và steroid trong một thời gian ngắn để giảm đau.
Thông thường phải mất một vài tháng để DMARD phát huy được tác dụng, đây cũng là nhóm thuốc cần sử dụng lâu dài, hòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong quá trình điều trị.
DMARDs có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, loét miệng, kích ứng da (phát ban), các vấn đề về gan, thận,…
Thuốc sinh học
Thuốc sinh học được sản xuất bằng kỹ thuật DNA tái tổ hợp, thường được kết hợp với Methotrexate hoặc một DMARDs khác. Chúng được sử dụng theo đường tiêm, có tác dụng thay đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó ngăn ngừa các phản ứng viêm, phòng chống và hạn chế tổn thương khớp. Thông thường thuốc sinh học sẽ được chỉ định trong trường hợp DMARDs không tự phát huy tác dụng.
Các thuốc có thể được chỉ định: Adalimumab, Etanercept và Infliximab.
Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc sinh học gồm: kích ứng da tại vị trí tiêm, nhiễm trùng, sốt, đau đầu,…
Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm
Nhóm thuốc này có thể giúp làm chậm quá trình suy thoái của sụn khớp, hỗ trợ tái tạo mô sụn, đồng thời tăng cường mật độ xương, giúp xương khớp chắc khỏe hơn, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm khớp và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Một số loại thuốc chống thoái hóa thường được sử dụng trong điều trị viêm khớp có thể kể đến như: Glucosamine, Chondroitin, Diacerein. Tuy nhiên, những thuốc này thường có thời gian phát huy tác dụng chậm do đó người bệnh cần sử dụng trong thời gian dài mới cảm nhận được hiệu quả.
Bên cạnh các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh bổ sung một số dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp như Vitamin B1, B6, B12, vitamin K2, Canxi, Collagen tuýp 2,… để có được hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Cách sử dụng thuốc trị viêm khớp an toàn – hiệu quả
Để việc sử dụng thuốc chữa viêm khớp đạt hiệu quả bạn cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời xây dựng lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ
Đa phần các thuốc đều tiềm ẩn những tác dụng phụ nhất định, do đó bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những đáng tiếc có thể xảy ra.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi không được bác sĩ kê đơn
- Tránh việc tự ý phối hợp với các thuốc không được chỉ định bởi có thể xảy ra tình trạng tương tác thuốc, dẫn đến hiệu quả điều trị không cao, thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng
- Dùng thuốc đúng theo liều lượng được kê theo toa, tuyệt đối không lạm dụng thuốc bởi rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra
- Trong quá trình dùng thuốc chữa viêm khớp, nếu có dấu hiệu bất thường cần dừng sử dụng ngay và thông báo cho bác sĩ
- Chủ động theo dõi sức khỏe, trong và sau quá trình điều trị cần tái khám theo lịch hẹn hoặc định kỳ để điều chỉnh thuốc và kiểm soát bệnh.
☛ Tham khảo: Top địa chỉ khám xương khớp uy tín
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Lối sống, thói quen sinh hoạt cũng có thể gây những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và quá trình hồi phục của người bệnh, chính vì vậy hãy tạo cho mình một lối sống sinh hoạt lành mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh và hệ xương khớp dẻo dai, đồng thời giúp các thuốc điều trị phát huy được hiệu quả tối đa.
- Chú ý nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya
- Hạn chế bê vác vật nặng: việc bê vác vật nặng có thể khiến các khớp phải chịu thêm nhiều áp lực, làm cho bệnh nặng hơn.
- Tránh thực hiện những tư thế gây hại cho các khớp như ngồi xổm, gập gối, đi giày cao gót, bẻ khớp ngón tay, ngón chân, bẻ đốt sống cổ, nằm sấp khi ngủ,…
- Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ trong thời gian dài, sau mỗi 30-60 phút nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để khớp gối được thư giãn
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng để nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện sức mạnh cơ bắp, đồng thời đẩy quá trình phục hồi tổn thương, tăng cường khả năng vận động các khớp.
- Giảm cân, kiểm soát cân nặng: Mỡ thừa cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy phản ứng viêm. Tình trạng thừa cân cũng khiến các khớp phải chịu thêm nhiều sức nặng từ trọng lượng cơ thể, đẩy nhanh quá trình suy thoái. Giảm cân sẽ giúp giải phóng bớt áp lực cho các khớp, hạn chế tiến triển của bệnh, giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng khoa học, hợp lý: Tăng cường bổ sung canxi, vitamin D (trứng, sữa, phô mai, ngũ cốc,…) và những thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa (cá, dầu cá, rau màu xanh đậm, quả mọng,…). Bạn có thể tham khảo đầy đủ tại: Viêm khớp ăn gì kiêng gì?
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích,…
An Kiện Vương – giải pháp cải thiện viêm khớp từ thảo dược
Viên uống An Kiện Vương là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp nổi tiếng an toàn, không gây tác dụng phụ được rất nhiều người tin dùng. Đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu, chứng minh sản phẩm có tác dụng chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa khớp rất hiệu quả.
Nhờ công thức chứa các thành phần thảo dược quý: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, An Kiện Vương đem đến tác động tích cực lên hệ xương khớp với cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh đau nhức, khó chịu tại xương khớp, không gây hại dạ dày.
- Chống viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm, hạn chế đau nhức và tổn thương lan tỏa.
- Tăng tân tạo chất cơ bản sụn glycosaminoglycan và chất bôi trơn khớp acid hyaluronic, thúc đẩy làm lành màng sụn, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh
- Bổ sung dưỡng chất với các thành phần: Cốt toái bổ, Collagen tuýp 2, Glucosamine, Vitamin K2, Boron, giúp nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, đem lại hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.
Theo thống kê, sản phẩm có khả năng giảm đau nhức, cải thiện sưng viêm sau 14 ngày sử dụng. Đặc biệt, sau 2-3 tháng dùng An Kiện Vương, chức năng vận động của người bệnh được cải thiện đáng kể, họ đã thoải mái hơn rất nhiều trong việc đi lại, cúi lưng, xoay người, lên xuống cầu thang,…
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây manhxuongkhop.com đã cung cấp cho bạn những thông tin về các thuốc trị viêm khớp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Để biết chính xác những loại thuốc mình cần sử dụng bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và nhận phác đồ điều trị phù hợp. Chúc bạn luôn vui khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://ihr.org.vn/phac-do-dieu-tri-viem-khop-goi-19700.html
https://www.everydayhealth.com/arthritis/medications.aspx
https://www.webmd.com/arthritis/medicines-overview