Viêm khớp cổ chân là một bệnh lý xương khớp khá nhiều người mắc phải, gây ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động của chân. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh viêm khớp cổ chân qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- Bệnh viêm khớp cổ chân là gì?
- Nguyên nhân nào gây bệnh viêm khớp cổ chân?
- Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp cổ chân
- Viêm khớp cổ chân, mắt cá chân có nguy hiểm không?
- Chẩn đoán viêm khớp cổ chân như thế nào?
- Điều trị viêm khớp cổ chân như thế nào?
- An Kiện Vương đẩy lùi triệu chứng viêm khớp cổ chân, mắt cá chân hiệu quả!
Bệnh viêm khớp cổ chân là gì?
Khớp cổ chân hay khớp mắt cá chân là phần khớp nối bàn chân với cẳng chân. Khớp được cấu tạo từ 3 xương bao gồm xương chày, xương mác và xương đòn, được bao quanh bởi một hệ thống dây chằng.
Viêm khớp cổ chân là tình trạng phần sụn đệm giữa các đầu xương bị tổn thương do suy giảm lượng dịch nhầy bôi trơn. Điều này khiến cho vùng khớp cổ chân hoạt động không được trơn tru, các đầu xương ma sát nhiều hơn mỗi khi di chuyển, từ đó dẫn đến tổn thương sụn khớp, gây ra những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng lớn đến khả năng di chuyển của người bệnh.

☛ Tham khảo thêm: Tất tần tật về chứng viêm khớp
Nguyên nhân nào gây bệnh viêm khớp cổ chân?
Rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm khớp cổ chân, trong đó có thể kể đến như:
- Tuổi cao: Theo thời gian, xương khớp đã bắt đầu suy yếu và thoái hóa, khả năng bôi trơn và phục hồi tại các khớp giảm dần. Lớp sụn khớp ở cổ chân cũng sẽ bị bào mòn dần, khiến bộ phận này dễ bị tổn thương hơn dẫn đến viêm khớp.
- Thừa cân, béo phì: Cân nặng mất kiểm soát sẽ khiến cho khớp cổ chân phải chịu một sức ép rất lớn. Lâu dần có thể gây suy yếu, tổn thương sụn khớp dẫn đến viêm.
- Chấn thương: Chấn thương gặp phải như bong gân, trật khớp, gãy xương,… khi chơi thể thao hay trong lao động làm tổn thương bề mặt khớp, sụn bị mòn đi. Đây đều là các yếu tố tác động xấu đến vùng khớp cổ chân, dễ gây ra phản ứng viêm.
- Vận động sai tư thế: Cấu trúc khớp xương bị lệch gây mưng mủ, sưng tấy, lâu dần các đầu sụn bị bào mòn dẫn thoái hóa khớp nghiêm trọng.
- Ít vận động: Nếu ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu thì hệ thống xương khớp sẽ không còn linh hoạt mà trở nên khô cứng hơn. Từ đó ảnh hưởng đến mật độ xương và làm tăng nguy cơ viêm khớp cổ chân.
- Bệnh lý mắc kèm: Nếu gặp phải một số bệnh lý về rối loạn chuyển hóa hoặc các bệnh về xương khớp khác thì nguy cơ mắc viêm khớp cổ chân là rất cao. Trên thực tế, những người bị bệnh gout, tiểu đường, viêm đa khớp, loãng xương, viêm gân,… đều có nguy cơ cao mắc viêm khớp cổ chân.
- Nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng viêm khớp cổ chân còn có thể xuất phát từ một số yếu tố khác như di truyền, nhiễm trùng khớp, dị dạng khớp bẩm sinh,… tuy nhiên khá hiếm gặp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp cổ chân

Khi mắc bệnh viêm khớp cổ chân, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
- Đau nhức cổ chân: Những cơn đau thường trở nặng hơn về đêm và sáng sớm. Cảm giác đau sẽ giảm hoặc tạm ngừng khi nghỉ ngơi và tái phát khi tiếp tục vận động hay khi thay đổi thời tiết, thậm chí kể cả khi không vận động cũng thấy đau. Cơn đau bắt nguồn từ xung quanh cổ chân và lan sang bàn chân và gót chân khiến người bệnh đi lại khó khăn.
- Sưng nóng đỏ: Xuất hiện tình trạng sưng nóng đỏ ở khu vực khớp cổ chân, đây là triệu chứng điển hình của viêm khớp. Nặng hơn có thể gây tràn dịch khớp kéo theo các cơn đau nhức dai dẳng.
- Cứng khớp: Khi mới ngủ dậy, bệnh nhân sẽ thấy đau cứng khớp, khó xoay cổ chân gây hạn chế vận động cổ chân và đi dại.
- Khớp xương kêu lục cục: Bệnh nhân bị sưng khớp cổ chân thì khi cử động hoặc di chuyển bạn có thể nghe được những tiếng lục cục, lắc rắc.
- Tê bì, ngứa ran: Tình trạng viêm khớp cổ chân có thể gây kích thích các dây thần kinh xung quanh dẫn đến cảm giác ngứa ran, tê bì ở bàn chân và các ngón chân.
- Triệu chứng toàn thân: Viêm khớp ở cổ chân còn có thể gây ra phản ứng viêm toàn thân với các biểu hiện như sốt nhẹ, suy nhược, mệt mỏi, ngại vận động,…
Viêm khớp cổ chân, mắt cá chân có nguy hiểm không?

Viêm khớp cổ chân không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Từ giai đoạn khởi phát, người bệnh đã phải gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển, hoạt động. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Đặc biệt khi bệnh chuyển thành mãn tính sẽ rất khó để chữa trị và có nguy cơ cao gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm màng bao hoạt dịch khớp cổ chân: Màng hoạt dịch khớp bị viêm và dày lên, tăng sinh thêm các mạch máu, làm lượng máu chảy đến khớp cổ chân tăng một cách bất thường gây tình trạng sưng đỏ ứ máu.
- Teo cơ, biến dạng xương: Do những cơn đau nhức mà người bệnh hạn chế vận động khiến khả năng lưu thông máu kém, lượng oxy và dưỡng chất cần thiết không cung cấp đủ đến cơ gây teo cơ và biến dạng xương. Sức khỏe tổng thể cũng dần suy giảm, cơ thể trở nên yếu hơn.
- Bại liệt, tàn phế: Khi những tổn thương trở nên quá nghiêm trọng không thể khắc phục được nữa, bệnh nhân có nguy cơ mất hoàn toàn khả năng cử động khớp cổ chân. Viêm đau khớp cổ chân tiến triển tạo điều kiện gây thoái hóa khớp và bệnh nhân có nguy cơ tàn phế vĩnh viễn.
Chẩn đoán viêm khớp cổ chân như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng lâm sàng qua việc quan sát bên ngoài xung quanh vùng khớp cổ chân để nhận biết dấu hiệu ban đầu và có định hướng thực hiện các xét nghiệm hình ảnh hoặc xét nghiệm cần thiết khác để xác định chính xác tình trạng viêm. Một số loại xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán viêm khớp cổ chân bao gồm:
- Chụp X-quang: Phương pháp này sử dụng bức xạ tia X để quan sát các tổn thương bên trong xương và các gai xương để phát hiện tình trạng rạn, nứt, gãy xương hoặc có khối u bên trong khớp.
- Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT): Máy quét CT đưa ra hình ảnh từ nhiều góc độ khác nhau của cấu trúc bên trong xương và mô mềm xung quanh.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh MRI sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh chi tiết để đánh giá rõ trạng thái của các mô mềm, sụn, gân và dây chằng.
- Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh các mô mềm, sụn và các cấu trúc chứa chất lỏng trong bao khớp.
- Xét nghiệm sinh hóa: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm sinh hóa bao gồm máu, nước tiểu và dịch khớp để xác định đúng loại viêm khớp.
☛ Tham khảo thêm: Khám xương khớp ở đâu uy tín?
Điều trị viêm khớp cổ chân như thế nào?
Điều trị viêm khớp cổ chân nhằm mục đích giảm đau, kháng viêm, hồi phục chức năng khớp cổ chân và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như mức độ nguy hiểm, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị viêm khớp cổ chân đang được áp dụng phổ biến bao gồm:
Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng

Đa số trường hợp bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc để khắc phục triệu chứng đau nhức, sưng viêm. Các nhóm thuốc thường được chỉ định là:
- Thuốc giảm đau thông thường: Được dùng phổ biến nhất là Paracetamol. Thuốc có tác dụng giảm đau mức độ nhẹ và vừa, được xem là khá an toàn khi sử dụng.
- Thuốc chống viêm không chứa steroid: Thường dùng Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam,… giúp ngăn chặn phản ứng viêm đồng thời hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Người bệnh cũng có thể sử dụng dạng kem bôi ngoài da, gel hoặc miếng dán cho khớp cổ chân bị viêm.
- Thuốc giãn cơ: Dùng trong trường hợp viêm khớp gây co cứng cơ để làm giảm tình trạng cứng khớp, từ đó bệnh nhân cử động dễ dàng hơn. Các loại thuốc thường dùng như: Cyclobenzaprine, Baclofen,…
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): Thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa hệ thống miễn dịch tấn công các khớp. Hai loại thuốc phổ biến thường dùng bao gồm methotrexate và hydroxychloroquine.
- Thuốc Corticosteroid: Có tác dụng làm giảm viêm mạnh và ức chế hệ thống miễn dịch và chỉ được chỉ định với những bệnh nhân có tình trạng viêm khớp cổ chân nghiêm trọng.
☛ Chi tiết đọc tại bài: Thuốc trị viêm khớp phổ biến nhất!
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Ngoài sử dụng thuốc, các bác sĩ có thể hướng dẫn các biện pháp vật lý trị liệu để giảm đau, kiểm soát triệu chứng viêm khớp cổ chân và hỗ trợ tăng khả năng vận động. Các liệu pháp vật lý trị liệu bao gồm:
- Bài tập vật lý trị liệu: Hỗ trợ giảm đau nhức và tăng cường sự linh hoạt của khớp. Các bài tập vật lý trị liệu có thể kể đến như gập – duỗi khớp cổ chân, quay khớp cổ chân, vận động các khớp ngón chân.
- Châm cứu: Sử dụng kim châm kích thích các huyệt vị trên cơ thể giúp giảm đau, khai thông kinh lạc, thư giãn cơ hiệu quả.
- Nhiệt trị liệu: Chườm ấm hoặc ngâm nước ấm có thể hỗ trợ giảm đau và thư giãn, giảm co thắt, tăng cường tuần hoàn tại chỗ làm giảm nhanh cơn đau vùng khớp cổ chân. Chườm lạnh giúp co mạch, giảm tuần hoàn tại chỗ giúp làm giảm phù nề, giảm đau trong viêm khớp cổ chân cấp và thích hợp với tình trạng đau viêm sau chấn thương.
- Liệu pháp khác: Kích thích dây thần kinh điện qua da, massage,…
Phẫu thuật khớp cổ chân

Những người bị viêm khớp cổ chân nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác thì phẫu thuật có thể được xem xét. Dựa vào vào loại viêm khớp và mức độ tổn thương của khớp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật phù hợp.
An Kiện Vương đẩy lùi triệu chứng viêm khớp cổ chân, mắt cá chân hiệu quả!
Viên uống An Kiện Vương được số đông người bệnh tin tưởng nhờ tác dụng hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng viêm khớp cổ chân hiệu quả. An Kiện Vương là sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm trong tự nhiên, trong đó nổi trội với sự góp mặt của bộ ba dược liệu quý là Móng quỷ, Một dược và Nhũ hương đem đến giải pháp hiệu quả an toàn cho người viêm khớp cổ chân.

Tác dụng của An Kiện Vương đối với người bệnh viêm khớp cổ chân:
- Giảm nhanh tình trạng đau nhức khó chịu tại khu vực khớp cổ chân bị viêm, đặc biệt không hại cho dạ dày nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài.
- Ức chế phản ứng viêm nhờ khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho phản ứng viêm, từ đó làm giảm sưng viêm, hạn chế đau đớn và tổn thương lan rộng.
- Tăng tổng hợp các chất cơ bản sụn glycosaminoglycan và acid hyaluronic, qua đó thúc đẩy quá trình làm lành lớp màng sụn, tăng cường khả năng vận động của khớp.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp như Glucosamine, Collagen type 2, Vitamin K2,… giúp phục hồi, nuôi dưỡng tổn thương tại khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Bài viết trên đây đã mang đến cho bạn đọc những thông tin tổng quát về bệnh viêm khớp cổ chân. Tuy viêm khớp cổ chân không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng vận động. Do vậy, căn bệnh này cần được khắc phục sớm, tuyệt đối không được chủ quan tránh hậu quả đáng tiếc.
Tài liệu tham khảo:
- https://benhvienthucuc.vn/biet-nguyen-nhan-tri-dut-diem-benh-ly-viem-khop-co-chan/
- https://benhvienthucuc.vn/biet-nguyen-nhan-tri-dut-diem-benh-ly-viem-khop-co-chan/