Thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị tràn dịch khớp gối. Vậy cần phải dùng thuốc như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ? Chúng tôi sẽ chia sẻ đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Khi nào người bệnh tràn dịch khớp gối cần dùng thuốc?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng khớp gối tiết dịch quá nhiều, dịch ứ đọng trong khớp hoặc khu vực xung quanh. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến sưng đau, giảm khả năng vận động và thậm chí là liệt chi.
Do vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu điển hình của tràn dịch khớp gối (khớp gối sưng đau, co duỗi khớp khó khăn, sốt…), người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Thông qua việc thăm khám và các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ xác định chính xác về mức độ bệnh và quyết định có nên sử dụng thuốc hay không cũng như loại và liều lượng phù hợp.
☛ Tham khảo đầy đủ: Chứng tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì?
Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị tràn dịch khớp gối.
Thuốc giảm đau
Các cơn đau có thể xuất hiện với tần suất từ nhẹ đến dữ dội, hiện tượng này gây cảm giác rất khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của người bệnh. Lúc này, việc sử dụng thuốc giảm đau là rất cần thiết để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng, có thể che lấp các dấu hiệu khác của tràn dịch khớp gối nên phải hết sức cân nhắc sử dụng. Khi lựa chọn thuốc giảm đau, nên lưu ý đến cường độ và bản chất của cơn đau.
Thuốc giảm đau ngoại biên
Với những bệnh nhân tràn dịch khớp gối bị đau vừa và nhẹ có thể dùng các loại thuốc giảm đau ngoại biên (không opioid) như: paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (Ibuprofen, Diclofenac…). Trong đó, paracetamol là loại thuốc giảm đau nhẹ điển hình.
Paracetamol được dùng để cải thiện các triệu chứng tràn dịch khớp gối, như giảm đau và hạ sốt cho người bệnh. Đặc biệt có thể thay thế cho aspirin trong các trường hợp: loét đường tiêu hoá, rối loạn đông máu.
Liều dùng của paracetamol:
- Người lớn: 0.5-1g x 1-3 lần/ngày. Không được dùng quá 4g/ngày.
- Trẻ em 13-15 tuổi: 0.5g x 1-3 lần/ngày.
- Trẻ em 7-13 tuổi: 0.25g x 1-3 lần/ngày.
Một số tác dụng phụ thường gặp của paracetamol: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi. Ngừng sử dụng paracetamol và gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện biểu hiện nghiêm trọng như sau:
- Sốt cao kèm theo buồn nôn, đau dạ dày và chán ăn.
- Nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét.
- Vàng da hoặc vàng mắt.
Trong trường hợp sử dụng quá liều (>10g/ngày), sau 24h có thể xuất hiện hoại tử tế bào gan, thậm chí đe doạ tới tính mạng. Biểu hiện của tình trạng này là đau hạ sườn phải, gan to, vàng da, hôn mê gan. Lúc này, cần đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm tới sức khoẻ.
Thuốc giảm đau trung ương
Thuốc giảm đau trung ương (các opioid) có hiệu quả đối với các cơn đau dữ dội và đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý dùng bởi chúng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Một số thuốc giảm đau trung ương bao gồm:
– Codein
Codein thường được sử dụng trong các trường hợp từ đau nhẹ đến đau vừa phải. Do thuốc dễ gây táo bón, bệnh nhân nên sử dụng codein kết hợp với các thuốc chống viêm không steroid để tăng hiệu quả giảm đau và hạn chế táo bón.
Cần thận trọng sử dụng Codein cho các bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan thận, hoặc mắc các vấn đề liên quan đến hô hấp (hen, khí phế thũng).’.
– Morphin
Morphin là thuốc giảm đau mạnh do làm tăng ngưỡng cảm nhận đau, thuốc còn làm giảm các đáp ứng phản xạ đau. Morphin ức chế tất cả các điểm chốt trên đường dẫn truyền cảm giác đau của hệ thần kinh trung ương như: tủy sống, hành tủy, đồi thị và vỏ não.
Liều và đường dùng morphin tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nhân và theo sự chỉ định của bác sĩ.
Khi dùng morphin có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:
- Thường gặp: nôn và buồn nôn, táo bón, ức chế thần kinh, bí tiểu…
- Ít gặp: ức chế hô hấp, ngứa, toát mồ hôi, lú lẫn, ảo giác, co thắt phế quản…
Chống chỉ định sử dụng morphin cho những trường hợp sau: suy hô hấp, hen phế quản (morphin gây co thắt cơ trơn phế quản), suy gan nặng, ngộ độc rượu cấp, chấn thương não hoặc tăng áp lực nội sọ.
Một số dẫn xuất của morphin như thebain, dionin, dicoid, eucodal… có tác dụng giảm đau, giúp sảng khoái như morphin. Với người bệnh bị nghiện dùng morphin có thể dùng những dẫn xuất này để thay thế.
– Methadon
Methadon có tác dụng tương tự morphin nhưng nhanh hơn và kéo dài hơn. Khi dùng trong thời gian dài, methadon có thể làm ra nhiều mồ hôi, tăng bạch cầu lympho, tăng nồng độ prolactin, albumin máu..
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Viêm khớp là một trong những triệu chứng phổ biến của tràn dịch khớp gối, để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
NSAID hoạt động bằng cách ức chế sự hình thành các prostaglandin, hợp chất đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng viêm của cơ thể. Nhờ giảm số lượng prostaglandin tại vị trí mô bị tổn thương sẽ làm giảm viêm.
Không những vậy, NSAID cũng ngăn chặn quá trình tổng hợp cyclooxygenase (COX), loại enzyme này thường thúc đẩy quá trình hình thành prostaglandin. Từ đó, giúp hạn chế các phản ứng viêm tại khớp gối.
Nhóm thuốc chống viêm không steroid thường được chỉ định trong các trường hợp:
- Viêm khớp gối ở mức độ từ nhẹ đến trung bình.
- Phòng ngừa viêm đau khớp gối tiến triển nặng.
- Giảm đau khớp trong trường hợp người bệnh bị dị ứng hoặc không đáp ứng với Paracetamol.
Các thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng trong điều trị tràn dịch khớp gối bao gồm: aspirin, ibuprofen, diclofenac, meloxicam, piroxicam, naproxen.
Những trường hợp cần thận trọng sử dụng loại thuốc này hoặc chỉ dùng khi có sự hướng dẫn của nhân viên y tế: dị ứng với NSAID, hen suyễn vì NSAID có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hen suyễn, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý rằng khi sử dụng NSAID với liều lượng cao hoặc kéo dài cũng có thể dẫn đến loét dạ dày tá tràng. Nguyên nhân là do loại thuốc này có thể làm giảm số lượng prostaglandin trong cơ thể, khiến dạ dày dễ bị tổn thương (prostaglandin có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách tạo ra chất nhầy bao phủ niêm mạc).
Người dùng NSAID trong thời gian dài hoặc ở liều lượng cao nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng, có thể sử dụng thêm thuốc giảm tiết axit dịch vị hoặc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Các tác dụng phụ khác của nhóm thuốc này:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Buồn ngủ.
- Rối loạn tuần hoàn.
Thuốc kháng sinh
Người bệnh tràn dịch khớp gối có thể sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp viêm khớp do nhiễm khuẩn.
Một số loại vi khuẩn có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng khớp do dịch ứ đọng tại khớp gối lâu ngày: Staphylococcus aureus, Streptococcus, Neisseria gonorrhoeae, Borrelia burgdorferi.
Nếu không được can thiệp kịp thời, nhiễm trùng do tràn dịch khớp gối có thể gây ra hàng loạt biến chứng như: sưng đau khớp, thoái hóa khớp gối, nhiễm trùng toàn thân, nhịp tim tăng cao và tổn thương tim mạch.
Do đó, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh để ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt các loại vi khuẩn nói trên là điều rất cần thiết.
Bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc như: Gentamycin, Amikacin, Nafcillin, Oxacillin, Clindamycin, Vancomycin… Các thuốc này được dùng chủ yếu theo đường uống, một số loại có thể tiêm theo đường tĩnh mạch theo sự chỉ định của bác sĩ.
Điều trị bằng kháng sinh có thể mất từ 2 đến 6 tuần, tùy thuộc vào loại vi khuẩn mắc phải và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Chống chỉ định sử dụng các loại thuốc trên với những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ có thể xảy ra:
- Thường gặp: hạ huyết áp, nổi mày đay, đau tức ngực, khó thở, đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
- Ít gặp: giảm khả năng nghe, liệt cơ, nhức đầu, buồn nôn, thiếu máu.
Thuốc điều trị căn nguyên gây tràn dịch khớp gối
Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gout… Lúc này, người bệnh cần đến thăm khám và sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý này theo đơn thuốc của bác sĩ.
Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh lý gây tràn dịch khớp gối điển hình như:
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs)
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm thường được sử dụng cho các bệnh nhân tràn dịch khớp gối do viêm khớp dạng thấp. Nhóm thuốc DMARDs có tác dụng giảm tình trạng viêm khớp, bảo vệ sụn khớp và sửa chữa những tổn thương ở khớp gối.
Các thuốc thuộc nhóm DMARDs bao gồm: methotrexat, sulfasalazine, hydroxychloroquine, leflunomide…
Nếu bệnh nhân sử dụng các DMARDs thông thường không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định DMARDs sinh học để thay thế hoặc kết hợp với DMARDs thông thường.
Một số thuốc DMARDs sinh học bao gồm: infliximab, adalimumab, etanercept, rituximab, abatacept, rituximab, tocilizumab, tofacitinib… Các DMARDs sinh học có tính đặc hiệu cao và nhắm vào một mục tiêu cụ thể của hệ thống miễn dịch, một số loại thuốc này có thể là kháng thể đơn dòng.
Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy).
- Phát ban, dị ứng, ức chế tủy xương.
- Nhiễm độc gan, xơ gan.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Rụng tóc.
- Tăng huyết áp.
Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc ức chế bơm proton, sulfasalazine và amoxicillin có thể cản trở bài tiết methotrexate qua thận, làm tăng hiệu quả và tác dụng phụ.
Không nên sử dụng kết hợp các DMARDs sinh học khác nhau do làm suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng và dẫn đến nhiễm trùng.
Thuốc chữa Gout
Người mắc bệnh gout có thể gặp phải tình trạng tràn dịch khớp gối. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được sử dụng một số loại thuốc điều trị gout để giải quyết căn nguyên gây ra tràn dịch khớp gối. Cụ thể như sau:
– Colchicin
Colchicin là alkaloid của cây colchicum antumnal. Dược chất này có tác dụng điều trị đặc hiệu cơn gout cấp tính, làm giảm đau và giảm viêm trong thời gian 12 – 24h sau khi dùng thuốc.
Tác dụng này có được là do colchicin gắn vào protein của tiểu quản trong tế bào bạch cầu, do đó ngăn cản sản xuất glycoprotein của bạch cầu hạt, chất này cũng là nguyên nhân gây ra cơn gout cấp tính. Nhờ đó, colchicin mang lại hiệu quả cao trong điều trị gout.
Colchicin có thể gây ra một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, buồn nôn, suy hô hấp…
– Probenecid
Probenecid là dẫn xuất của axit benzoic, có khả năng ức chế tái hấp thu axit uric ở ống thận và tăng thải axit uric qua nước tiểu.
Tác dụng phụ có thể gặp: buồn nôn, nôn, gây ra cơn quặn thận do tích tụ nhiều sỏi urat…
Chống chỉ định probenecid cho các trường hợp: bệnh nhân suy thận, gout mạn tính có hạt tophi, sỏi thận, axit uric niệu trên 600 mg/24 giờ.
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tràn dịch khớp gối
Trong quá trình dùng thuốc chữa trị tràn dịch khớp gối, người bệnh cần chú ý những vấn đề như sau:
- Chỉ được dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý tăng hoặc giảm liều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị và hạn chế nguy cơ ngộ độc thuốc.
- Không sử dụng chất kích thích hoặc rượu bia trong quá trình điều trị nhằm hạn chế tương tác thuốc.
- Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường cần báo cáo ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý.
- Sau một thời gian dùng thuốc, nếu không thấy hiệu quả thì người bệnh tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc và liều dùng. Điều này chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh và hướng dẫn của bác sĩ.
- Bệnh nhân nên theo dõi, thăm khám định kỳ để phòng ngừa nguy cơ biến chứng và đánh giá chính xác hiệu quả của thuốc.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh nên kết hợp các biện pháp khác để làm tăng hiệu quả điều trị như: thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, vận động vừa phải, giữ tinh thần thoải mái và giảm căng thẳng.
☛ Tham khảo thêm: Tràn dịch khớp gối cần kiêng gì cho mau khỏi?
Cải thiện tràn dịch khớp gối với An Kiện Vương
An Kiện Vương là sản phẩm có nguồn gốc 100% từ tự nhiên, giúp giảm triệu chứng tràn dịch, bảo vệ sụn khớp và phục hồi tổn thương khớp gối. Công thức bào chế của An Kiện Vương là sự kết hợp của bộ ba thành phần nguyên liệu tự nhiên quý giá bao gồm:
- Chiết xuất Myrliq TM (chiết xuất Một dược) có tác dụng giảm đau tại chỗ do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc biệt là đau xương khớp
- Nhũ hương có tác dụng giảm đau, tăng khả năng vận động khớp gối đồng thời giúp tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycans. Khi kết hợp cùng chiết xuất Myrliq TM tạo nên bộ đôi kinh điển trong điều trị đau nhức, thoái hóa xương khớp được chứng minh có tác dụng hơn nhiều lần so với sử dụng đơn lẻ
- Ngoài ra, trong viên uống An Kiện Vương còn chứa Cốt toái bổ giúp tăng cường quá trình đồng hóa, tăng mật độ xương và chống loãng xương nhờ khả năng tăng hấp thu canxi và phosphor; vitamin K, glucosamine, boron làm đẩy nhanh quá trình tổng hợp chất nền sụn khớp, tăng phục hồi và làm ổn định chức năng sinh lý của khớp gối.
Với khả năng chống viêm, giảm đau, bổ xương khớp và an toàn khi sử dụng, An Kiện Vương sẽ hỗ trợ đáng kể quá trình điều trị tràn dịch khớp gối của bạn.
Để tìm nhà thuốc gần bạn nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp: Tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì và những lưu ý khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho người bệnh nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến bệnh lý này.
Tài liệu tham khảo
https://ihr.org.vn/thuoc-tri-tran-dich-khop-goi-6064.html
https://www.healthline.com/health/bacterial-joint-inflammation
https://www.medicalnewstoday.com/articles/179211
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK507863/
https://www.dieutri.vn/c/codein-phosphat
Dược lý học – Đại học Y Hà Nội