Tràn dịch khớp gối là tình trạng dư thừa dịch nhầy bên trong khớp gối làm người bệnh cảm thấy đau tức và đi lại khó khăn. Vậy khi biết mình bị tràn dịch khớp gối, bạn có nên chườm đá hay không? Cần lưu ý điều gì khi chườm đá? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết các thắc mắc này nhé!
Mục lục
Tràn dịch khớp gối là gì?
Tràn dịch khớp gối xảy ra khi các tế bào màng hoạt dịch trong khớp gối tiết ra quá nhiều chất dịch nhầy làm bao khớp căng lên. Nguyên nhân chủ yếu của tràn dịch khớp gối là chấn thương và các bệnh lý về khớp như: Thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm màng hoạt dịch, gout, nhiễm khuẩn khớp gối…
Triệu chứng của tràn dịch khớp gối có thể biểu hiện khác nhau tùy mức độ nặng nhẹ. Nếu tràn dịch khớp gối mới xảy ra, các triệu chứng khó có thể phát hiện bằng mắt thường. Tràn dịch khớp gối biểu hiện rõ nhất với các dấu hiệu sau:
- Đau nhức tại khớp gối, đau tăng lên khi vận động, đứng dậy hay đi lại.
- Sưng phồng khớp gối, ấn thấy căng tức.
- Thực hiện các động tác gấp duỗi gối khó khăn và giảm biên độ.
- Da khớp gối căng bóng, sờ thấy nóng có thể có vết bầm tím nếu chấn thương.

Tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không?
Đây là phương pháp làm lạnh có tác dụng giúp co mạch máu, hạn chế lưu lượng máu tới vùng bị tổn thương và giảm tiết các chất trung gian hóa học gây viêm. Chườm đá còn có tác dụng làm tê liệt tạm thời sự dẫn truyền xung thần kinh từ vị trí tổn thương đến tủy sống và các trung khu thần kinh tại não. Chính vì vậy, chườm đá là một trong số các biện pháp cải thiện những triệu chứng do tràn dịch khớp gối gây ra, cụ thể như sau:
- Giảm đau: Chườm đá làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác xung quanh vùng khớp gối, giúp người bệnh cảm thấy đỡ đau và dễ chịu hơn.
- Giảm viêm: Chườm đá có tác dụng đáng kể trong các trường hợp viêm khớp cấp tính bằng việc hạ nhiệt độ đột ngột các thành phần xung quanh khớp. Điều này giúp hạn chế máu lưu thông đến khớp gối làm giảm sưng và viêm khớp gối hiệu quả.
- Hạn chế tụ dịch tại khớp: Từ công dụng làm co mạch máu đến khớp và ức chế màng hoạt dịch tiết dịch nên chườm đá sẽ làm chậm quá trình tích tụ dịch tại khớp gối hơn.

Khi nào thì nên chườm đá?
Nếu tràn dịch khớp gối do nguyên nhân như tai nạn, vấp ngã, va đập gây tổn thương đến khớp gối, chườm đá đạt hiệu quả cao nhất trong 48 giờ đầu sau chấn thương. Nếu có thể hãy chườm đá càng sớm càng tốt. Điều này giúp bạn vừa làm giảm được cơn đau vừa ngăn cản quá trình bài tiết của màng hoạt dịch.
Tràn dịch khớp gối trong các bệnh lý viêm mạn tính của cơ thể như viêm khớp dạng thấp, gout hay thoái hóa khớp, bạn chỉ nên chườm đá khi cảm thấy đau nhức hoặc khi kèm theo tình trạng sưng, nóng, đỏ.
Hướng dẫn chườm đá đúng cách cho người tràn dịch khớp gối
Chườm đá hay chườm lạnh là một phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối vừa đơn giản mà vừa đem lại hiệu quả cao cho người bệnh. Tuy nhiên để thực hiện kỹ thuật này, bạn cần phải nắm rõ một số thông tin như sau:
Các loại túi chườm đá có thể sử dụng
Bạn không nên sử dụng trực tiếp đá để chườm lên bề mặt khớp. Cách làm này sẽ khiến nhiệt lạnh phân tán không đồng đều trên bề mặt da và nguy hiểm hơn là bỏng lạnh.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại túi chườm với đầy đủ các mức giá, bạn có thể cân nhắc đặt mua về sử dụng lâu dài. Hoặc bạn cũng có thể tự thiết kế một chiếc túi chườm bằng cách dùng một chiếc khăn mỏng đủ rộng để gói đá vào bên trong.
Thời gian chườm đá
Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn chỉ nên chườm đá tối đa 3 lần trong ngày, mỗi lần từ 15 – 20 phút. Bạn hãy chia các khoảng thời gian chườm đá cách đều nhau, thành sáng, chiều và tối. Hãy đảm bảo mỗi lần chườm đá cách nhau ít nhất từ 2 – 3 giờ.

Chườm đá như thế nào?
Khi thực hiện hãy di chuyển túi chườm đá từ từ theo chuyển động tròn. Bạn nên chia đều thời gian chườm tại các vị trí để đảm bảo nhiệt lạnh được phân bố đều khắp xung quanh khớp và da không phải tiếp xúc với đá quá lâu.
Để thực hiện chườm đá trong điều trị tràn dịch khớp gối hiệu quả và tránh mang lại những tác hại không mong muốn, bạn hãy tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Không nên chườm trực tiếp đá lên da xung quanh khớp gối.
- Mỗi lần chườm đá không quá 20 phút.
- Tránh tiếp xúc các vết thương hở xung quanh bề mặt khớp.
- Dừng lại khi có da biểu hiện nhạy cảm khi tiếp xúc với đá lạnh (Tê bì, mất cảm giác)
Tràn dịch khớp gối khi nào thì cần đi khám?
Chườm đá chỉ là biện pháp tạm thời để giảm đau, giảm viêm và hạn chế tiết dịch chứ không làm mất được lượng dịch nhầy dư thừa bên trong khớp. Trong các trường hợp dưới đây, bạn cần gặp bác sĩ ngay:
- Tràn dịch khớp gối mức độ nhiều làm bạn khó chịu, hạn chế khả năng vận động.
- Tràn dịch kèm theo sưng tấy, đau tức nhiều ở khớp gối, nghỉ ngơi không đỡ.
- Sau 3 ngày mà các dấu hiệu của tràn dịch khớp gối không thuyên giảm.
- Người bệnh sốt từ 38 độ trở lên.
- Có dấu hiệu của nhiễm khuẩn như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, môi khô…

☛ Tham khảo chi tiết: Cách trị tràn dịch khớp gối hiệu quả
Chườm đá kết hợp một số phương pháp khác để cải thiện tràn dịch khớp gối
Ngoài đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên kết hợp chườm đá với nhiều biện pháp khác để hỗ trợ quá trình điều trị tràn dịch khớp gối của mình.
Chế độ sinh hoạt
Với tràn dịch khớp gối, bạn nên hạn chế tuyệt đối các hoạt động khuân vác, mang xách đồ nặng. Để khớp gối nghỉ ngơi và thư giãn ở tư thế thoải mái nhất. Khi đi ngủ, bạn nên chèn chăn hoặc gối mềm phía dưới để nâng đỡ khớp gối. Trong trường hợp phải đi lại, tốt nhất nên có dụng cụ hỗ trợ.
Tuy nhiên để khớp gối nghỉ ngơi không có nghĩa là bạn duy trì khớp gối ở một tư thế cố định. Bạn nên thay đổi tư thế của khớp gối thường xuyên để tránh tình trạng cứng khớp, dính khớp và teo cơ. Lưu ý không đứng dậy hay thay đổi tư thế khớp gối một cách đột ngột.
Nếu tràn dịch khớp gối mức độ nhẹ do viêm khớp hay thoái hóa khớp gối, bạn có thể cân nhắc thực hiện một số bài tập dành cho khớp gối dưới đây:
Bài tập dựa lưng vào tường
Bài tập này không cần dùng quá nhiều lực nhưng chỉ thích hợp cho các bệnh nhân có tràn dịch khớp gối mức độ nhẹ. Các bước thực hiện như sau:
- Dựa lưng thẳng vào tường, tay duỗi thẳng.
- Đặt chân cách tường đủ xa để có thể gấp khớp gối (hai chân cách nhau 20 cm và cách tường 60 cm)
- Từ từ trượt người xuống dưới, lưng thẳng và vẫn áp sát vào tường
- Khi đùi và cẳng chân tạo một góc 90 độ thì giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 – 15 giây
- Sau đó quay lại tư thế chuẩn bị ban đầu, thực hiện lặp lại các động tác 15 lần.

Bài tập nâng cẳng chân
Bài tập đơn giản này bạn có thể thực hiện ngay tại giường của mình. Tư thế chuẩn bị để thực hiện bài tập:
- Người bệnh ngồi gần mép giường.
- Hai khớp gối gấp 90 độ, cẳng chân vuông góc với nền nhà.
- Tay chống xuống mặt giường và hơi ngả lưng ra phía sau.
- Từ từ duỗi thẳng chân phải và giữ nguyên trong 10 giây.
- Sau đó hạ chân phải xuống và nâng chân trái lên.
- Thực hiện tương tự và lặp lại 15 lần.
Chế độ ăn uống
Ngoài nghỉ ngơi và vận động hợp lý thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng với người bị tràn dịch khớp gối. Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể đủ các chất thiết yếu như đạm, đường, mỡ, đặc biệt là vitamin và các khoáng chất chứa nhiều trong rau xanh.
Với người cao tuổi và những người có nguy cơ béo phì nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều năng lượng đặc biệt là thức ăn có dầu mỡ. Bên cạnh những nguy cơ về tim mạch thì béo phì còn làm tăng tải trọng cơ thể khiến khớp gối phải chịu lực và tổn thương nhiều hơn.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo cho người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu glucosamine, omega-3 và canxi để hỗ trợ phục hồi và cải thiện chức năng sinh lý của khớp gối nhanh hơn.
☛ Chi tiết đọc tại: Tràn dịch khớp gối nên ăn gì?
Kết hợp chườm đá cùng An Kiện Vương để đạt hiệu quả tốt nhất
Bên cạnh việc chườm đá điều trị triệu chứng của tràn dịch thì việc chủ động nâng cao và cải thiện chức năng sinh lý của khớp gối cũng cần phải được quan tâm. Để lựa chọn một sản phẩm hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị, bạn cần chú ý đến các tiêu chí sau:
- Có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, lành tính và dễ sử dụng.
- Các sản phẩm có tác dụng điều hòa ổn định và tăng cường chức năng sinh lý của khớp.
- Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép và nhiều người tin dùng.
Để đáp ứng tất cả các tiêu chí trên, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn sản phẩm An Kiện Vương hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến tình trạng tràn dịch khớp gối.

An Kiện Vương được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên được nhập khẩu từ Châu Âu, thành phần hoàn toàn lành tính:
- Chiết xuất Móng quỷ (Iridoforce™): tác dụng nổi bật giảm đau, chống viêm đồng thời kích thích tổng hợp chất nền sụn, điều hòa lượng chất hoạt dịch trong khớp gối. Hàm lượng Harpagosides lên tới 40% cao nhất thị trường (gấp 20 lần chế phẩm Móng quỷ thông thường).
- Chế phẩm Một dược (Myrliq™): có tác dụng giảm đau tại chỗ do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc biệt là đau xương khớp.
- Nhũ hương: có tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng khả năng vận động khớp đồng thời giúp tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycans. Nhũ hương khi kết hợp cùng Một dược tạo nên bộ đôi kinh điển trong điều trị đau nhức, thoái hóa xương khớp được chứng minh có tác dụng hơn nhiều lần so với sử dụng đơn lẻ.
- Cốt toái bổ: giúp tăng cường quá trình đồng hóa, tăng mật độ xương và chống loãng xương nhờ khả năng tăng hấp thu canxi và phosphor.
- Vitamin K, Glucosamine, Boron: giúp tăng cường tổng hợp chất nền sụn khớp, tăng phục hồi và làm ổn định chức năng sinh lý của khớp gối.
Với công dụng điều hòa lượng chất hoạt dịch trong khớp gối, chống viêm, giảm đau, bổ xương khớp và an toàn khi sử dụng, có An Kiện Vương bạn sẽ không còn nỗi lo tràn dịch khớp gối.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Tài liệu tham khảo
https://ihr.org.vn/tran-dich-khop-goi-co-nen-chuom-da-6207.html
https://www.practo.com/consult/knee-effusion-mild-can-i-use-ice-pack-application-for-mild-knee-effusion-p-p-dir-ltr-is-there-any-side/q
https://www.medicalnewstoday.com/articles/187908#home_remedies
https://youmed.vn/tin-tuc/chuom-nong-va-chuom-lanh-ban-co-dang-lam-dung-cach/
https://usac.vn/tin-tuc/cac-bai-tap-cho-nguoi-bi-tran-dich-khop-goi
youtube.com/watch?v=NSrAkW3cqsA