Do tuổi tác, công việc và thói quen vận động khiến không ít người tự nhận thấy dường như mình bị thoái hóa đốt sống cổ. Để giúp bạn chắc chắn hơn về tình trạng bản thân đang gặp phải, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ và các thông tin quan trọng khác về căn bệnh này.
Mục lục
- Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
- Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
- Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
- Ai có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ?
- Cần làm gì khi có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ?
- Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?
- Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiện nay
- An kiện vương đẩy lùi triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là một căn bệnh xương khớp mạn tính phổ biến hiện nay, bệnh có thể gặp nhiều ở người cao tuổi, tuy nhiên do liên quan mật thiết với thói quen vận động cổ sai tư thế mà nhiều người trẻ cũng có biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ.
Bệnh thường bắt đầu bằng tình trạng hư hỏng mặt sụn khớp tại đốt sống cổ, các dây chằng cạnh đốt sống khiến sự tiếp xúc giữa các đốt sống cổ khi vận động trở nên khó khăn và đau đớn. Bên cạnh đó hiện tượng mất nước đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm và tăng lắng đọng canxi hình thành các gai xương tại đốt sống cổ khiến các vận động cột sống cổ càng trở nên khó khăn.
☛ Chi tiết hơn trong nội dung: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ tiến triển theo từng giai đoạn, giai đoạn đầu các triệu chứng còn mờ nhạt và không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt khiến nhiều người không chú ý chữa trị dẫn tới các triệu chứng bệnh tiến triển nặng hơn.
Cảm giác mỏi và nhức nhối vùng cổ
Khi bệnh mới khởi phát, các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ khá mờ nhạt, bạn có thể chỉ thường xuyên cảm thấy mỏi, nhức nhối cổ khi ngồi làm việc, học tập trong thời gian dài hay vào buổi sáng sau khi thức dậy. Cảm giác mỏi và nhức nhối vùng cổ của bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường kéo dài nhiều giờ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không muốn vận động.
Đau cổ
Đau cổ là một trong những triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ điển hình. Lúc đầu, đau thường xuất hiện khi bạn vận động cổ sai tư thế như cúi đầu quá thấp khi học và làm việc, ngủ không đúng tư thế,… Cơn đau chủ yếu ở vùng cổ, xuất hiện trong thời gian ngắn sau đó giảm dần rồi biến mất khiến nhiều người không quá quan tâm.
Theo tiến triển của thoái hóa đốt sống cổ, các cơn đau cũng trở lên dữ dội hơn, người bệnh sẽ đau ngay cả khi thực hiện các vận động cổ khiến nhiều người không dám vận động cổ quá mạnh. Cơn đau cũng không còn khu trú tại vùng cổ mà thường lan ra các vùng lân cận như hai vai, gáy và đầu chẩm.
Khó khăn khi vận động cổ
Đây cũng là một triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ điển hình và gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của người bệnh.
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường gặp khó khăn khi thực hiện các động tác vận động cổ thông thường như xoay cổ, cúi đầu, nghiêng trái phải, ngửa cổ. Sự khó khăn trong vận động có thể là do các cơn đau cổ khiến người bệnh không dám vận động một cách thoải mái hoặc do tổn thương tại các mặt sụn khớp, đĩa đệm khiến các đốt sống cổ trượt trên nhau một cách khó khăn.
Ấn các đốt sống cổ thấy đau
Khi đốt sống cổ có dấu hiệu bị thoái hóa, bạn sẽ cảm thấy đau khi ấn vào vị trí đốt sống cổ đó, đốt sống cổ bị thoái hóa có thể sưng to hơn các đốt sống cổ khác do phản ứng viêm. Phản ứng viêm tại đốt sống cổ cũng là nguyên nhân gây các cơn đau dữ dội.
Co cứng cổ vai gáy
Co cứng cổ vai gáy là một triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ mà nhiều người bệnh gặp phải sau khi ngủ dậy hoặc vận động cổ quá mạnh. Đây là cảm giác các cơ vùng cổ vai gáy không được thả lỏng, bị co cứng tại một tư thế khiến người bệnh cảm thấy rất khó khăn và đau khi di chuyển đầu.
Tình trạng co cứng cổ vai gáy có thể chỉ thoáng qua vào thời gian đầu, tuy nhiên càng về sau tình trạng này càng kéo dài do các biến chứng chèn ép thần kinh của thoái hóa đốt sống cổ.
Sái, vẹo cổ
Sái vẹo cổ là một cảm giác đau đớn đột ngột khi vận động cổ, sau đó rất khó khăn để đưa cổ về tư thế ban đầu. Người thoái hóa đốt sống cổ, có thể gặp tình sái vẹo cổ một cách khá thường xuyên đặc biệt khi vận động cổ quá sức, không khởi động thư giãn cơ trước khi chơi thể thao, tập thể dục có vận động cổ mạnh.
Tình trạng này là do các tổn thương tại dây chằng, sụn khớp và đĩa đệm khiến cột sống cổ vận động không còn linh hoạt, các đốt sống cổ trượt lên nhau không còn mượt mà.
Dấu hiệu Lhermitte
Dấu hiệu Lhermitte là một triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ khá đặc trưng. Đây là cảm giác khó chịu một cách đột ngột tưởng như có một luồng điện đi từ đốt sống cổ lan ra bả vai dọc theo cánh tay xuống tận các ngón tay. Đây là một triệu chứng cho thấy thoái hóa đốt sống cổ có thể đã ảnh hưởng tới các rễ thần kinh.
Cảm giác tê yếu tay
Khi người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có biểu hiện tê yếu tay chứng tỏ bệnh đã có biến chứng chèn ép thần kinh. Người bệnh có thể cảm thấy tê buồn tay một khoảng thời gian ngắn sau đó lại hết, lâu dần tình trạng này ngày càng nặng cảm giác tê kéo dài khiến người bệnh mất cảm giác nông và sâu tại tay, các cơ dần yếu khiến người bệnh vận động tay một cách khó khăn.
Đau đầu, mệt mỏi
Người thoái hóa đốt sống cổ có thể gặp triệu chứng đau đầu mệt mỏi, căng thẳng lo lắng của tình trạng rối loạn tiền đình do thoái hóa đốt sống cổ có thể gây chèn ép mạch máu ảnh hưởng tới tuần hoàn não gây rối loạn tiền đình.
☛ Tham khảo thêm: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ qua hình ảnh
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ được đánh giá có phần nguy hiểm hơn thoái hóa đốt sống thắt lưng. Mặc dù các triệu chứng bệnh không trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh tuy nhiên nó có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của họ như sau:
- Gây khó khăn đau đớn khi vận động cổ: các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ khiến việc thực hiện các vận động cổ trở nên khó khăn ảnh hưởng tới sức khỏe sinh hoạt và công việc của người bệnh.
- Biến chứng chèn ép thần kinh, ống sống: có nguy cơ gây tê liệt các chi, mất kiểm soát hoạt động của bàng quang, ruột, lâu dần người bệnh có thể có nguy cơ bại liệt, mất khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt cơ bản nhất.
- Biến chứng ảnh hưởng tới tuần hoàn não, hoạt động tim mạch: khi thoái hóa đốt sống cổ gây chèn ép mạch máu sẽ gây ảnh hưởng tới tuần hoàn não gây rối loạn tiền đình, bên cạnh đó người bệnh còn có thể gặp các cơn đau vùng tim. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến ở người già.
☛ Chi tiết trong bài viết: Biến chứng nguy hiểm bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Ai có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ?
Thời gian và tuổi tác khiến tế bào sụn khớp dần bị bào mòn và không thể khôi phục, đĩa đệm gặp tình trạng mất nước dần dẫn tới co hẹp đĩa đệm liên đốt sống, điều này khiến người cao tuổi thường mắc thoái hóa đốt sống cổ. Các số liệu thống kê cũng cho thấy khoảng 85% người trên 60 tuổi có các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.
Ngoài ra, những người có thói quen vận động cổ sai tư thế như học tập và làm việc cúi đầu quá thấp, ngủ gối quá cao,… cũng dễ bị thoái hóa đốt sống cổ, do đốt sống cổ phải chịu áp lực trong thời gian dài.
Các số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng những người có nghề nghiệp như nha sĩ, thợ sơn trần, nhân viên văn phòng, công nhân bốc vác; người từng chấn thương đốt sống cổ, mắc bệnh loãng xương, béo phì… có nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ cao hơn.
Cần làm gì khi có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được phát hiện, điều trị sớm khiến bệnh rất khó điều trị và cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy nên khi bạn nhận thấy mình có những triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ đã kể trên có thể thực hiện các lời khuyên sau:
Đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn
Ngay khi phát hiện mình có những triệu chứng đau mỏi, cứng cổ bất thường, thường xuyên bị co cứng hoặc sái vẹo cổ,… người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, tư vấn điều trị. Việc điều trị diễn ra càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao.
Chăm sóc tại nhà
Khi bạn bị làm phiền bởi các cơn đau nhức hay tình trạng co cứng cổ do thoái hóa đốt sống cổ mà chưa kịp đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để cải thiện tạm thời các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, cụ thể là:
- Sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn: paracetamol, ibuprofen có giúp giúp giảm nhanh các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ nhẹ gây ra.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: các cơn đau vùng cổ sẽ giảm rõ rệt khi bạn chườm nóng hay chườm lạnh, đặc biệt khi chườm nóng có thể giúp thư giãn các cơ và thần kinh, giãn mạch máu giúp cải thiện được tình trạng cứng cổ vai gáy.
- Sử dụng nẹp cổ mềm trong thời gian ngắn để cơ cổ được nghỉ ngơi, đặc biệt trong trường hợp bạn bị sái vẹo cổ.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt không hợp lý có thể là nguyên nhân của thoái hóa đốt sống cổ, do đó bạn cần thay đổi như sau:
- Từ bỏ các thói quen vận động cổ sai tư thế.
- Thường xuyên đứng lên đi lại và vận động cổ nhẹ nhàng sau mỗi 1-2 giờ ngồi một chỗ học tập và làm việc.
- Trước khi chơi thể thao, tập thể dục nên làm nóng người và thả lỏng cơ thể.
- Bổ sung thêm các loại rau xanh, hoa quả tươi và thực phẩm chứa nhiều canxi vào bữa ăn để tăng sức khỏe xương khớp.
Tập các bài tập tốt cho cột sống cổ
Người có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ chắc chắn nên tập các bài tập tốt cho cột sống cổ, vì nó giúp cho các cơ vùng cổ được căng giãn, cột sống cổ vận động cổ linh hoạt hơn, thư giãn thần kinh tăng tuần hoàn máu tới đốt sống cổ và giúp cột sống cổ dần lấy lại được tư thế sinh lý.
Bạn chỉ cần tập các động tác đơn giản như xoay cổ, nghiêng đầu sang bên, gập đầu về phía trước, động tác vặn đầu,… bạn có thể thực hiện thường xuyên khi nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
Bên cạnh đó, người có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ nên dành thời gian tập các bài tập yoga cải thiện thoái hóa đốt sống cổ như: tư thế con cá, tư thế con mèo, tư thế cây cầu, tư thế rắn hổ mang,…
☛ Tham khảo thêm: Bài tập thể dục cho người thoái hóa đốt sống cổ
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?
Để biết chính xác mình có bị thoái hóa đốt sống cổ không, bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng.
Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ mà bạn gặp phải, kết hợp với các thói quen vận động cổ, yếu tố nghề nghiệp và tuổi tác. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các động tác vận động cổ theo hướng dẫn để kiểm tra tầm vận động của cổ. Điều này sẽ giúp bác sĩ định hướng được chẩn đoán.
Chẩn đoán hình ảnh: Một số xét nghiệm hình ảnh như chụp Xquang, CT cắt lớp, MRI sẽ giúp bác sĩ hát hiện các bất thường như gai xương, hẹp khe liên đốt sống, cột sống cổ mất hình dạng sinh lý. Đây là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ.
Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiện nay
Hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi thoái hóa đốt sống cổ, tuy nhiên với phác đồ điều trị triệu chứng và hạn chế thoái hóa đốt sống cổ tiến triển nặng đang cho thấy hiệu quả tích cực trong cải thiện thoái hóa đốt sống cổ.
Điều trị triệu chứng: sử dụng các thuốc giảm đau (paracetamol), chống viêm (diclofenac), giãn cơ (mydocalm) kết hợp vật lý trị liệu như tia hồng ngoại, diện chẩn, bấm huyệt,…
Hạn chế biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ: bổ sung dưỡng chất cho khớp như vitamin K2, glucosamin, các chất kích thích làm lành sụn khớp, tăng chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan. Phẫu thuật cũng là một phương pháp hạn chế biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ bằng cách loại bỏ gai xương, thay thế đĩa đệm,… tuy nhiên chỉ được chỉ định trong các trường hợp nặng không cải thiện được bằng các phương pháp khác.
An kiện vương đẩy lùi triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Một trong những sản phẩm an toàn hiệu quả giúp bạn cải thiện các triệu chứng khó chịu của thoái hóa đốt sống cổ một cách nhanh chóng là An Kiện Vương.
An Kiện Vương với IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ) chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides lên đến 40% cao nhất trong các chế phẩm từ Móng quỷ hiện nay trên thị trường. IridoforceTM giúp giảm nhanh các cơn đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, bên cạnh đó còn hỗ trợ tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và axit hyaluronic giúp làm lành các tổn thương sụn khớp hạn chế thoái hóa đốt sống cổ tiến triển, người bệnh vận động cổ linh hoạt hơn.
MyrliqTM (chiết xuất từ Một dược) trong An Kiện Vương với tác dụng giảm đau mỏi do thoái hóa đốt sống cổ một cách hiệu quả kết hợp cùng với Nhũ hương có tác dụng hạn chế phản ứng viêm tại đốt sống cổ qua đó giảm đau và ngăn cản tổn thương lan rộng. Đặc biệt, sự kết hợp này cho thấy tác dụng gấp 4-5 lần sử dụng riêng lẻ.
Không chỉ thế, sản phẩm còn bổ sung thêm các thảo dược và các chất dinh dưỡng cần thiết cho đốt sống cổ như Cốt bổ toái, Vitamin K2, Boron ngăn ngừa đốt sống cổ thoái hóa.
An Kiện Vương chắc chắn là một sản phẩm mỗi người nên sử dụng từ khi có những triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ đầu tiên.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Lời kết:
Các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thường không khó để nhận biết, vậy nên khi bạn thấy mình có những triệu chứng này nên đi khám, điều trị và ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ tiến triển nặng hơn.
Tài liệu tham khảo:
https://medlatec.vn/tin-tuc/trieu-chung-cua-thoai-hoa-dot-song-co-la-gi-s68-n17844
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cervical-spondylosis/symptoms-causes/syc-20370787