Viêm khớp vai và những triệu chứng mà nó gây ra đã và đang trở thành nỗi “ám ảnh” của rất nhiều người. Tuy nhiên, thực tế không ít trường hợp người bệnh e ngại việc sử dụng thuốc hoặc tự ý mua thuốc điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh kéo dài, thậm chí nghiêm trọng hơn. Vậy viêm khớp vai uống thuốc gì? Vì sao cần dùng thuốc điều trị? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung dưới đây.
Mục lục
Hiểu nhanh về viêm khớp vai
Khớp vai là một trong những khớp lớn trên cơ thể và có cấu trúc tương đối phức tạp. Chúng được hình thành bởi 3 xương: xương cánh tay trên, xương bả vai và xương đòn. Từ đó tạo thành 2 khớp: khớp giữa đầu của xương cánh tay trên và ổ tròn ở xương bả vai (Glenohumeral (GH)); khớp giữa xương đòn và xương mác (Acromioclavicular (AC)). Bao quanh khớp vai là hệ thống dây chằng, gân, cơ, giúp cánh tay có thể thực hiện cử động một cách dễ dàng, đặc biệt là những động tác xoay tròn.
Viêm khớp vai là hiện tượng sụn khớp, màng hoạt dịch tại khớp vai bị tổn thương, suy thoái dẫn đến viêm đau, sưng cứng. Ban đầu, tình trạng viêm thường ảnh hưởng đến khớp GH, sau đó mới lan tỏa sang khớp AC.
Theo chuyên gia, viêm khớp vai có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Điển hình như:
- Thoái hóa khớp
- Chấn thương (gãy xương, trật khớp, đứt dây chằng,…)
- Viêm bao hoạt dịch
- Rối loạn hệ thống miễn dịch
- Đặc thù công việc thường xuyên mang vác vật nặng hoặc cử động cánh tay với cường độ cao
Ngoài ra, một số yếu tố như di truyền, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, bệnh lý và dị tật bẩm sinh,… cũng làm gia tăng nguy cơ viêm khớp vai.
Triệu chứng viêm khớp vai có thể khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên các dấu hiệu nhận biến phổ biến nhất thường bao gồm:
- Đau khớp vai, đau tăng lên khi vận động
- Khớp vai bị sưng cứng, khả năng vận động bị hạn chế
- Xuất hiện tiếng kêu răng rắc, lục khục khi cử động.
☛ Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm khớp theo từng thể bệnh
Vì sao viêm khớp vai cần uống thuốc?
Những cơn đau nhức do viêm khớp vai gây ra không chỉ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh mà còn khiến cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng trực tiếp. Đặc biệt, các triệu chứng bệnh thường trở nên nghiêm trọng theo thời gian, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách, chúng còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: biến dạng khớp, teo cơ, bại liệt, hoại tử xương, suy nhược cơ thể,…
Để cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng đời sống cho người bệnh và tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì sử dụng thuốc điều trị là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt với những trường hợp viêm đau cấp tính.
Viêm khớp vai uống thuốc gì?
Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Một số thuốc thường được sử dụng gồm:
Thuốc giảm đau
Các thuốc này sẽ làm giảm nhanh những cơn đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Thuốc giảm đau hạ sốt Paracetamol
Paracetamol còn được gọi là Acetaminophen, thường được dùng để làm giảm những cơn đau từ nhẹ đến vừa do viêm khớp vai gây ra. Thuốc sẽ ngăn chặn sự giải phóng các chất làm tăng cảm giác đau trong não bộ, từ đó làm giảm nhanh tình trạng đau nhức do viêm khớp vai.
Paracetamol không có tác dụng giảm viêm nên có thể cần dùng phối hợp với các thuốc chống viêm khác. Chúng được đánh giá là khá an toàn khi dùng không quá 3000mg/ngày, trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải những tác dụng phụ như mẩn ngứa, phát ban, nhiễm độc, ảnh hưởng chức năng gan – thận,…
Thuốc giảm đau opioid
Thuốc giảm đau opioid thường được dùng khi người bệnh viêm khớp vai bị đau nhức nghiêm trọng, kéo dài và các thuốc thông thường không đem lại hiệu quả. Thuốc opioid sẽ liên kết với các thụ thể opioid trong hệ thần kinh trung ương, ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu đau tới não, từ đó giảm đau nhanh chóng, hiệu quả.
Một số thuốc giảm đau opioid thường được sử dụng: Hydromorphone, Meperidine, Oxycodone, Hydrocodone,…
Mặc dù có khả năng giảm đau mạnh, tuy nhiên các thuốc này có thể gây nghiện, khiến bệnh nhân bị phụ thuộc vào thuốc. Không những vậy, chúng còn có thể làm ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương như làm xuất hiện ảo giác, ức chế trung tâm hô hấp,…
Thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm sẽ giúp ức chế phản ứng viêm, qua đó giảm sưng tấy và giảm đau do viêm khớp vai gây ra.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
NSAIDs có thể làm giảm nhanh tình trạng viêm đau do viêm khớp vai từ nhẹ đến trung bình nhờ khả năng ức chế quá trình sản xuất prostaglandin – một chất trung gian gây viêm đau.
Các thuốc thường được sử dụng gồm: Ibuprofen, Naproxen, Meloxicam, Etodolac, Diclofenac,…
Mặc dù có thể làm giảm nhanh những cơn đau nhưng NSAIDs có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn trên hệ tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày và ảnh hưởng hưởng chức năng thận,…
Thuốc corticosteroid
Thuốc corticosteroid hay còn gọi là steroid là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh, chúng có khả năng ức chế các chất hóa học gây viêm, từ đó làm giảm sưng viêm, cải thiện tổn thương mô và làm giảm nhanh tình trạng đau nhức khớp vai.
Bên cạnh đó, corticosteroid còn có khả năng ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch, ngăn không cho chúng tấn công xương khớp, hạn chế viêm khớp vai tiến triển.
Một số thuốc corticosteroid thường được chỉ định trong điều trị gồm: Prednisone, Cortisone, Dexamethasone, Methylprednisolone,…
Thông thường thuốc corticosteroid chỉ được dùng trong thời gian ngắn và được kê đơn khi các thuốc điều trị khác không đem lại hiệu quả. Dù đem lại tác dụng mạnh và nhanh chóng nhưng chúng có thể làm tăng đường huyết, gây viêm loét dạ dày, trầm cảm, hội chứng cushing (rối loạn trữ nước trong cơ thể, tăng cân, huyết áp cao, loãng xương,…)
Thuốc chống sốt rét
Trường hợp viêm khớp vai được xác định có liên quan đến chứng lupus ban đỏ, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp thuốc chống sốt rét với các thuốc khác và steroid trong quá trình điều trị. Việc này sẽ giúp giảm sưng khớp và tình trạng phát ban trên da.
Các thuốc thường được sử dụng gồm: Hydroxychloroquine (Plaquenil) và Chloroquine (Aralen),…
Thuốc chống sốt rét có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, xuất hiện cảm giác lo lắng, bồn chồn, thậm chí gặp phải ảo giác, lú lẫn (hiếm gặp).
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm không chỉ có tác dụng xoa dịu thần kinh mà còn có thể làm giảm đau ở người bệnh viêm khớp vai, giúp họ cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc này bởi chúng có thể gây ra những tác dụng phụ như: đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, khó ngủ, suy giảm trí nhớ, thay đổi hành vi, bồn chồn, ảo giác,..
Một số thuốc chống trầm cảm có thể được chỉ định gồm: Duloxetine, Amitriptyline, Desipramine (Norpramin), Nortriptyline (Pamelor),…
Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARDs)
Thuốc DMARDs có thể được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị viêm khớp vai có liên quan đến viêm khớp vảy nến hoặc lupus ban đỏ. Khi vào cơ thể, DMARDs có thể làm giảm tác động của hệ miễn dịch, ngăn không cho chúng tấn công xương khớp, từ đó cải thiện tình trạng sưng viêm, hạn chế viêm khớp vai tiến triển.
Một số thuốc DMARDs có thể được sử dụng gồm: Methotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine, Sulfasalazine,… Trong đó, thuốc Methotrexate thường được cân nhắc sử dụng đầu tiên, đồng thời thường phối hợp với 1 thuốc DMARD khác và steroid trong một thời gian ngắn để giảm đau.
Thông thường các thuốc DMARDs sẽ cần một vài tháng để phát huy tác dụng, do đó người bệnh cần hết sức kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng DMARDs gồm: đau đầu, buồn nôn, loét miệng, phát ban, tiêu chảy, các vấn đề trên gan, thận,…
Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm
Một số loại thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm như Glucosamine, Chondroitin, Diacerein,… có thể được sử dụng trong điều trị viêm khớp vai. Chúng có tác dụng tích cực trong việc làm chậm quá trình suy thoái sụn khớp, hỗ trợ tái tạo mô sụn, đồng thời cải thiện mật độ xương, làm giảm triệu chứng viêm khớp, hạn chế sự tiến triển của bệnh.
Tuy nhiên, để các thuốc này có thể phát huy hiệu quả tối ưu, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Cần lưu ý gì khi uống thuốc trị viêm khớp vai?
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, đồng thời giúp các thuốc điều trị viêm khớp vai có thể phát huy được hiệu quả tối đa người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: Phần lớn các thuốc điều trị đều tiềm ẩn những tác dụng phụ nhất định, do đó cần hết sức tuân thủ sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc.
- Tái khám theo lịch hẹn: Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh thuốc phù hợp hơn (nếu cần). Ngoài ra, sau khi kết thúc đợt điều trị, bệnh nhân vẫn nên đi thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh.
- Điều chỉnh hoạt động: Khi bị viêm khớp vai, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức và đặc biệt tránh mang vác vật nặng.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng để giảm cứng khớp, tăng cường sức mạnh các nhóm cơ, cải thiện khả năng chịu lực và chức năng vận động của khớp vai
- Bổ sung dinh dưỡng khoa học, hợp lý: Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D, vitamin K, omega-3,… Đồng thời tránh xa các loại thịt đỏ, bánh kẹo ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ,… Đọc thêm: Viêm khớp nên ăn gì, kiêng gì?
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích,…
An Kiện Vương – cải thiện viêm khớp vai cùng thảo dược
Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để cải thiện sức khỏe xương khớp đang là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn, đặc biệt trong số đó phải kể đến viên uống An Kiện Vương.
An Kiện Vương với sự góp mặt của bộ 3 thảo dược quý gồm chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, cùng nhiều thành phần khác như Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do viêm khớp vai gây ra, đồng thời đem lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Hiệu quả của sản phẩm đã được các chuyên gia hàng đầu tại Đại học Y Hà Nội nghiên cứu chứng minh. Ngoài ra, An Kiện Vương cũng đã giúp rất nhiều người bệnh thoát khỏi tình trạng đau nhức, sưng viêm, cứng khớp chỉ sau 14 ngày sử dụng nhờ cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp
- Ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm, hạn chế đau nhức, tổn thương lan tỏa
- Tăng tổng hợp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, từ đó thúc đẩy làm lành màng sụn, điều tiết dịch nhầy bôi trơn, tăng khả năng vận động cho người bệnh
- Bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, cải thiện mật độ xương, làm chậm quá trình thoái hóa,…
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Thực tế hầu hết các trường hợp viêm khớp vai đều là bệnh lý mạn tính, có nguy cơ tái phát cao. Để biết chính xác các thuốc cần sử dụng cũng như kiểm soát bệnh hiệu quả nhất, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.
Nguồn tham khảo:
https://www.arthritis.org/health-wellness/treatment/treatment-plan/disease-management/arthritis-shoulder-pain-relief-medications
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/shoulder-arthritis