Rất nhiều người đang ngày đêm bị “hành hạ” bởi những cơn đau do viêm khớp gây ra, chính vì vậy “chữa viêm khớp bằng cách nào?” là thắc mắc chung của đông đảo người bệnh. Trong bài viết dưới đây, manhxuongkhop.com sẽ gửi đến bạn đọc những cách chữa viêm khớp hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Vì sao cần chữa viêm khớp?
Viêm khớp là tình trạng khớp bị tổn thương, dẫn đến sưng viêm, đau nhức. Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện bệnh thường không quá rõ rệt, khiến nhiều người chủ quan, không để tâm đến việc chữa trị. Tuy nhiên, theo thời gian, triệu chứng viêm khớp sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây cản trở khả năng vận động, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và chất lượng đời sống của bệnh nhân.
Đặc biệt, nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, hoại tử xương, teo cơ, bại liệt,… Một số dạng viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm khớp vảy nến,… còn khiến da, máu, tim mạch và các cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng, làm sức khỏe bệnh nhân giảm sút nghiêm trọng, thậm chí gây ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Để tránh bị những cơn đau dai dẳng “hành hạ”, đồng thời để đảm bảo sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống thì việc áp dụng các biện pháp chữa viêm khớp là điều vô cùng cần thiết. Tốt nhất, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi xuất hiện tình trạng đau cứng khớp bất thường.
Có cách nào chữa viêm khớp dứt điểm không?
Theo thống kê có đến hơn 100 dạng viêm khớp khác nhau, tuy nhiên đa phần chúng đều là bệnh lý mãn tính nên hầu hết các trường hợp viêm khớp đều không thể chữa khỏi dứt điểm.
Mặc dù vậy, thay vì mặc kệ để bệnh tiến triển và chịu đựng đau đớn, người bệnh nên khám chữa càng sớm càng tốt. Việc chữa trị đúng cách có thể giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng đau nhức, sưng cứng khớp, giảm thiểu tổn thương và ngăn chặn biến chứng, làm chậm tiến triển của bệnh, đồng thời cải thiện chức năng vận động,… từ đó nâng cao chất lượng đời sống, tinh thần cho người bệnh.
Đặc biệt, nếu được phát hiện và can thiệp điều trị ở giai đoạn đầu, khả năng hồi phục sẽ cực kỳ cao, thậm chí các triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm hoàn toàn.
☛ Xem thêm: Địa chỉ khám xương khớp uy tín
Chữa viêm khớp bằng cách nào?
Có rất nhiều cách chữa viêm khớp khác nhau, dưới đây là những cách được đánh giá đem lại hiệu quả cao:
Sử dụng thuốc uống
Có rất nhiều loại thuốc chữa viêm khớp khác nhau, tuy nhiên người bệnh cần sử dụng đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc điều trị triệu chứng: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bệnh nhân sẽ được chỉ định các thuốc như Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc steroid, thuốc giảm đau opioid, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm ba vòng,…
- Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARDs): Giúp làm giảm sự tấn công của hệ miễn dịch lên xương khớp, từ đó cải thiện tình trạng sưng viêm, hạn chế viêm khớp trình tiến triển. Một số thuốc DMARDs có thể được chỉ định: Methotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine, Sulfasalazine,…
- Thuốc sinh học: Có tác dụng thay đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó ngăn chặn các phản ứng viêm, hạn chế tổn thương khớp. Các thuốc này thường được chỉ định khi DMARDs không tự phát huy tác dụng.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Giúp làm chậm quá trình thoái hóa của sụn khớp, thúc đẩy tái tạo mô sụn và làm tăng mật độ xương, giúp người bệnh có hệ xương khớp chắc khỏe hơn, từ đó hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm khớp và làm chậm tiến triển của bệnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết hơn: Top thuốc trị viêm khớp hiệu quả
Tiêm nội khớp
Trong một số trường hợp khi thuốc uống không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện điều trị bằng phương pháp tiêm nội khớp.
- Tiêm corticoid: Có tác dụng làm giảm nhanh những cơn đau dữ dội do viêm khớp gây ra, cải thiện chức năng vận động của người bệnh. Tiêm corticoid thường được chỉ định khi người bệnh bị đau nhức nghiêm trọng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau đường uống.
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Bác sĩ sẽ lấy huyết tương giàu tiểu cầu từ máu của người bệnh, tiêm trực tiếp vào vị trí khớp bị tổn thương. Các tiểu cầu khi được đưa vào cơ thể sẽ kích thích tạo mạch máu, tăng sinh sụn, tái tạo cấu trúc xương, chống lại các phản ứng viêm và ngăn quá trình hủy cốt. Từ đó giúp giảm đau nhanh chóng, cải thiện chức năng vận động và làm chậm quá trình thoái hóa, hạn chế viêm khớp tiến triển.
- Liệu pháp tiêm tế bào gốc: Tế bào gốc được các bác sĩ lấy từ chính cơ thể người bệnh, sau khi tiêm vào khớp chúng sẽ hoạt động tích cực để chữa lành các xương, sụn và mô mềm bị hư hại. Qua đó hỗ trợ phục hồi tổn thương và giảm đau hiệu quả.
- Tiêm tái tạo Prolotherapy: Bác sĩ sẽ sử dụng đường dextrose hòa vào nước, sau đó tiêm vào các dây chằng quanh khớp bị viêm, từ đó kích thích quá trình sửa chữa, tái tạo collagen của cơ thể, giúp tăng sinh tế bào sụn và phục hồi những tổn thương do viêm khớp gây ra.
Áp dụng mẹo dân gian
Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm khớp là phương pháp được khá nhiều người sử dụng bởi tính an toàn, dễ thực hiện tại nhà và chi phí thấp. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian phổ biến:
Chữa viêm khớp bằng lá lốt
Theo y học cổ truyền lá lốt có vị cay, hơi nồng, tính ấm, có công dụng trừ hàn, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa,… Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần alcaloid và các tinh dầu trong lá lốt có khả năng chống viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Người bệnh có thể cải thiện tình trạng đau nhức do viêm khớp gây ra với lá lốt theo các bước dưới đây:
- Rửa sạch 10-20g lá lốt tươi, để ráo nước
- Cho lá lốt vào nồi, sắc cùng 600ml nước sạch cho đến khi lượng nước còn lại khoảng 200ml
- Chắt nước lá lốt ra bát, uống khi còn ấm nóng
- Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả.
Chữa viêm khớp bằng ngải cứu
Ngải cứu là vị thuốc vô cùng quen thuộc trong các bài thuốc trị đau nhức và viêm xương khớp. Trong loại thảo dược này có chứa nhiều acid amin và flavonoid, có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, điều hòa khí huyết,… từ đó hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Người bệnh có thể sử dụng một nắm lá ngải cứu tươi để cải thiện triệu chứng viêm khớp theo các bước sau:
- Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo nước
- Cho lá ngải cứu vào nồi, đun sôi cùng 800ml nước sạch trong khoảng 20 phút
- Chắt nước thuốc ra bát, chia thành 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cảm nhận được hiệu quả.
Chữa viêm khớp bằng cà tím
Cà tím không chỉ được dùng để chế biến ra những món ăn bổ dưỡng mà còn có khả năng chữa bệnh xương khớp nhờ thành phần giàu vitamin và các hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa.
Để cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức xương khớp với cà tím, người bệnh có thể thực hiện như sau:
- Sử dụng 1 quả cà tím, rửa thật sạch và thái lát mỏng
- Cho cà tím thái lát vào nồi, đun sôi cùng 1 lít nước trong khoảng 5 phút
- Để ngâm cà tím trong nồi đến khi nước nguội hẳn
- Chắt nước cà tím ra bát sạch và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, ngày uống 3 lần, mỗi lần 250ml trước bữa ăn.
☛ Tìm hiểu thêm: 8 vị thuốc chữa viêm khớp
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị kết hợp, thường được khuyến khích áp dụng cho người bệnh viêm khớp.
Những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, tăng khả năng chịu lực cho các khớp, từ đó hỗ trợ giảm đau, đồng thời làm giảm tình trạng cứng khớp hiệu quả, phục hồi chức năng vận động cho người bệnh. Tuy nhiên, để phương pháp này phát huy được hiệu quả, đồng thời tránh chấn thương do tập luyện sai cách, người bệnh nên nhờ các chuyên gia tư vấn và hướng dẫn thực hiện.
Bên cạnh các bài tập, một số phương pháp như nhiệt trị liệu, châm cứu, bấm huyệt, massage, xung điện, laser trị liệu,… cũng giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp rất hiệu quả.
- Nhiệt trị liệu: Chườm nóng hoặc chườm lạnh là phương pháp dễ thực hiện nhưng lại cho hiệu quả rất tích cực. Nhiệt độ cao sẽ giúp cơ bắp được thư giãn, kích thích lưu thông máu, xoa dịu cảm giác đau; trong khi đó chườm lạnh sẽ giúp cơ và mạch máu co lại, từ đó hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm.
- Xung điện: Chuyên gia sẽ sử dụng các xung điện có tần số khác nhau tác động lên khớp bị viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó hỗ trợ làm giảm triệu chứng và tăng cường chức năng vận động cho người bệnh.
- Laser trị liệu: Các bước sóng ánh sáng sẽ được sử dụng để kích thích các tế bào (mô mềm, dây chằng, dây thần kinh và sụn) tại vị trí khớp bị viêm, từ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
- Châm cứu, bấm huyệt: Các chuyên gia sẽ sử dụng những cây kim có kích thước nhỏ (châm cứu) hoặc lực ấn từ đầu ngón tay (bấm huyệt) tác động lên các huyệt đạo để đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông khí huyết đến vị trí khớp tổn thương, giúp hỗ trợ làm giảm viêm đau. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hai phương pháp này sẽ giúp cơ thể sản sinh ra endorphin – một chất giảm đau tự nhiên, từ đó giúp tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể.
- Massage, xoa bóp: Các động tác massage sẽ giúp cơ bắp của người bệnh được thư giãn, kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm sưng đau và cứng khớp.
Để giúp việc cử động khớp trở nên dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng đau nhức khi vận động, tùy vào vị trí khớp bị tổn thương bệnh nhân cũng có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ chuyên biệt như: xe tập đi, nẹp cố định khớp, gậy chống,…
Phẫu thuật
Trong trường hợp các biện pháp bảo tồn không đem lại hiệu quả, người bệnh vẫn bị đau nhức nghiêm trọng, kéo dài hoặc có nguy cơ xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật. Một số phương pháp thường được áp dụng gồm:
- Phẫu thuật nội soi: Giúp loại bỏ sụn khớp bị hư hỏng và các gai xương
- Phẫu thuật thay khớp: Bác sĩ sẽ thực hiện thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp hư hỏng bằng khớp nhân tạo
- Phẫu thuật hợp nhất xương: Bác sĩ sẽ tiến hành nối các đầu xương cố định lại với nhau để giảm đau, tuy nhiên người bệnh sẽ bị mất khả năng vận động tại khớp bị hợp nhất.
Biện pháp lối sống
Lối sống tích cực, lành mạnh không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn là giải pháp hỗ trợ cải thiện, ngăn ngừa viêm khớp tiến triển.
Điều chỉnh hoạt động
Khi bị viêm khớp, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn, không chơi những môn thể thao tác động mạnh đến khớp. Hãy chú ý vận động các khớp bị tổn thương thật nhẹ nhàng, tránh thay đổi động tác đột ngột. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần hạn chế bê vác vật nặng, đặc biệt với những trường hợp bị viêm cột sống, viêm khớp vai, khớp háng, khớp gối.
Tư thế sinh hoạt cũng là điều bệnh nhân cần chú ý, hãy tránh các động tác như ngồi xổm, gù lưng, ngồi vắt chéo chân, hạn chế đi giày cao gót, không nằm sấp và kê gối quá cao khi ngủ,… bởi chúng sẽ gây hại cho xương khớp, khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bệnh cũng nên tạo cho mình một thói quen tập luyện thể dục thể thao phù hợp để giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường sức mạnh cơ bắp và duy trì hệ xương khớp dẻo dai, bền chắc hơn. Những bộ môn như đạp xe, bơi lội, thể dục dưỡng sinh, yoga,… sẽ là sự lựa chọn vô cùng lý tưởng cho bệnh nhân viêm khớp.
Giảm cân
Những người thừa cân béo phì thường có hệ xương khớp suy yếu và dễ bị tổn thương, dẫn đến viêm đau. Lý giải cho vấn đề này các nhà khoa học đã chỉ ra rằng mỡ thừa chính là một trong những “thủ phạm” khiến cấu trúc sụn khớp, đồng thời kích thích phản ứng viêm toàn cơ thể. Không những vậy, tình trạng thừa cân sẽ khiến các khớp phải chịu thêm nhiều áp lực, thúc đẩy thoái hóa và viêm khớp tiến triển.
Do đó, trong trường hợp người bệnh viêm khớp bị thừa cân, việc giảm cân và kiểm soát cân nặng là vấn đề cân lưu tâm nếu muốn cải thiện triệu chứng và hạn chế quá trình tiến triển của bệnh.
Quá trình giảm cân cần được thực hiện một cách an toàn, đảm bảo sức khỏe. Thay vì lựa chọn những giải pháp tiêu cực như nhịn ăn hay sử dụng thuốc giảm cân, người bệnh nên kết hợp các phương pháp tập luyện phù hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học. Hãy ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, cabohydrate tinh chế, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và nước uống có gas,…
Từ bỏ thói quen hút thuốc
Rất nhiều cho rằng hút thuốc lá chỉ làm ảnh hưởng đến phổi và đường hồ hấp chứ không gây hại gì đến xương khớp. Tuy nhiên nhận định này hoàn toàn sai lầm. Theo các nhà khoa học, nicotin trong thuốc sẽ ức chế quá trình tái tạo xương, gây mất xương và làm gia tăng nguy cơ loãng xương và thoái hóa – một yếu tố dẫn đến viêm khớp.
Thực tế, những người có thói quen hút thuốc lá lâu năm sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nhiều lần so với bình thường. Đặc biệt, một số loại thuốc chống viêm khớp lại không có tác dụng trên những người đang hút thuốc.
Chế độ dinh dưỡng
Các chuyên gia cho biết, mặc dù không có chế độ ăn đặc biệt nào cho người viêm khớp, tuy nhiên một số thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và các dưỡng chất có lợi cho xương khớp có thể giúp làm giảm triệu chứng, hỗ trợ kiểm soát bệnh.
Theo đó, ngoài việc ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ chất dinh dưỡng, bệnh nhân viêm khớp cần tăng cường bổ sung các thực phẩm như: cá hồi, cá trích, cá ngừ, sữa và các chế phẩm từ sữa, rau xanh và quả mọng,… Đồng thời, cũng cần hạn chế sử dụng những thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm, đẩy nhanh quá trình suy thoái xương khớp như các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, nhiều muối hoặc nhiều đường, rượu bia và các chất kích thích,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm khớp nên ăn gì, kiêng gì?
Ngoài các phương pháp chữa viêm khớp được đề cập ở trên, rất nhiều người đã tìm đến những sản phẩm giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, đau cứng khớp có nguồn gốc từ thảo dược. Nổi bật trong số đó phải kể đến viên uống An Kiện Vương – một sản phẩm chất lượng cao, đặc biệt an toàn, lành tính đã làm hài lòng hàng triệu người bệnh viêm khớp, đau nhức xương khớp trên cả nước.
An Kiện Vương – giải pháp mới cải thiện viêm khớp
Sự ra đời của viên uống An Kiện Vương đã mang đến một giải pháp hoàn toàn mới cho người bệnh viêm khớp. Nhờ công thức ưu việt cùng sự kết hợp hoàn hảo giữa bộ 3 dược liệu quý hiếm – chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương và các dưỡng chất khác, sản phẩm đã giúp rất nhiều người bệnh viêm khớp cải thiện được tình tạng sưng viêm, đau nhức với cơ chế tác động 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp, không gây hại dạ dày
- Ức chế phản ứng viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm
- Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan và acid hyaluronic, qua đó thúc đẩy làm lành màng sụn, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp nhờ các thành phần: Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, hạn chế viêm khớp tiến triển.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng
Như đã nói ở trên, đa phần các dạng viêm khớp đều là mãn tính, do đó việc chữa trị sẽ là cả một quá trình dài. Để kiểm soát viêm khớp hiệu quả, ngoài việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, thay đổi lối sống sinh hoạt tích cực, hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ hoặc bất cứ khi nào có triệu chứng đau nhức bất thường tại xương khớp.
Nguồn tham khảo:
https://ihr.org.vn/chua-viem-khop-dang-thap-bang-thuoc-nam-2573.html
https://www.niams.nih.gov/vi/community-outreach-initiative/understanding-joint-health/living-with-arthritis
https://www.webmd.com/arthritis/understanding-arthritis-treatment#
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arthritis/diagnosis-treatment/drc-20350777