Đau khớp bàn tay là một tình trạng xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày nhưng người bệnh thường không biết chính xác nguyên nhân dẫn đến chủ quan và điều trị sai cách. Để hiểu rõ hơn về tình trạng đau khớp bàn tay, hãy dành ít phút theo dõi bài viết dưới đây.
Cấu tạo của khớp bàn tay
Bàn tay là nơi có nhiều cử động phức tạp và tinh vi hơn những bộ phận khác của cơ thể. Trong đó, khớp bàn tay được cấu tạo bởi một hệ thống các khớp nối linh hoạt giúp cơ thể thực hiện được nhiều hoạt động phức tạp một cách dễ dàng.

Khớp bàn tay được cấu tạo gồm:
- Khớp nối xương bàn tay: Đây là vị trí nối xương ngón tay và xương bàn tay. Khớp này cho phép các ngón tay gập lại một góc 45 độ.
- Khớp giữa các xương ngón tay: Còn được gọi là khớp gian đốt ngón tay hay khớp nối giữa các đốt ngón tay, giúp ngón tay cong lại hay duỗi thẳng được dễ dàng hơn.
- Khớp gian xương cổ tay: Là nơi tiếp giáp của lòng bàn tay với cổ tay, giúp bàn tay thực hiện các cử động dễ dàng hơn.
- Khớp nối cổ tay với cẳng tay: Là nơi nối giữa cổ tay với cẳng tay, giúp bàn tay dễ dàng thực hiện các cử động như xoay cổ tay,…
Đau khớp bàn tay là do đâu?
Tình trạng đau khớp bàn tay có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp được xem là nguyên nhân hàng đầu gây đau khớp bàn tay. Theo thời gian, sụn khớp bị thoái hóa trở nên mỏng và xù xì làm cho khớp vận động không thuận lợi. Sụn mỏng cũng khiến các đầu xương không được che phủ. Khi vận động, các xương sẽ bị cọ xát thậm chí bào mòn lẫn nhau gây đau nhức. Nguyên nhân này là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên nên tình trạng này thường xảy ra ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi.
☛ Tham khảo chi tiết: Thoái hóa khớp tay
Chấn thương bàn tay
Các chấn thương gặp phải ở bàn tay trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày hay khi chơi thể thao có thể gây đau khớp. Chấn thương dẫn đến các tình trạng như trật khớp, bong gân, gãy xương, đứt dây chằng,… ảnh hưởng đến các dây thần kinh gây viêm đau. Khớp trở nên lỏng lẻo, nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
Hội chứng ống cổ tay
Những người có đặc thù công việc cần vận động khớp bàn tay nhiều như nhân viên văn phòng, thợ may, thợ mộc,… rất dễ gặp phải hội chứng ống cổ tay khiến đau nhức xương khớp bàn tay, ngón tay.

Viêm khớp
Viêm khớp xảy ra ở các khớp trong bàn tay phải kể đến viêm khớp dạng thấp, dù ít gặp hơn thoái hóa khớp nhưng lại gây ra di chứng nặng nề. Viêm khớp gây ra đau nhức khớp bàn tay kéo dài và có xu hướng nặng dần dễ dẫn đến tàn phế nếu để tình trạng kéo dài.
☛ Chi tiết đọc tại: Chứng viêm khớp tay
Bệnh lý mắc kèm
Một số bệnh lý về gân cơ và thần kinh vùng bàn tay như, gout và một số rối loạn chuyển hóa như tiểu đường,… làm người bệnh có cảm giác đau và tê cứng khớp bàn tay.
Một số yếu tố nguy cơ khác cũng dẫn đến đau khớp bàn tay như chế độ ăn không khoa học, lối sống thiếu lành mạnh dẫn đến thiếu hụt canxi, loãng xương,… thường gặp nhất là phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh, người béo phì,…
Đau khớp bàn tay có nguy hiểm không?
Tình trạng đau khớp bàn tay xuất hiện khá phổ biến nên đa số mọi người đều chủ quan và không điều trị đúng cách. Nếu bệnh do nguyên nhân cơ học tác động và gây đau nhức nhẹ, tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà đơn giản. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức kéo dài và xuất hiện thêm những biểu hiện khác như tê cứng, sưng viêm, phù nề,… thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Chứng đau khớp bàn tay nếu để lâu hoặc điều trị không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống gân cơ vùng bàn tay, bệnh chuyển thành mạn tính, khó điều trị dứt điểm. Một số trường hợp khác còn có thể để lại những di chứng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bàn tay như:
- Dính khớp: Các đầu xương ma sát vào nhau trong thời gian dài có thể dẫn đến sưng viêm gây đau nhức khó chịu.
- Mất ngủ: Tình trạng đau nhức khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ giảm sút. Thời gian dài sẽ khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng.
- Bbiến dạng khớp: Trường hợp đau nặng có thể là dấu hiệu của thoái hóa khớp bàn tay. Biến dạng khớp là một biến chứng nặng gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động hay cầm nắm đồ vật.
- Yếu cơ, teo cơ: Đau nhức khớp vùng bàn tay kéo dài có thể ảnh hưởng đến gân cơ và dây thần kinh dẫn đến tê liệt, yếu cơ vùng này.
- Tàn phế: Nếu tình trạng này kiểm soát không tốt thì người bệnh có nguy cơ bị tàn phế bàn tay, đánh mất hoàn toàn khả năng vận động bàn tay.
Nên làm gì khi bị đau khớp bàn tay?
Khi bị đau khớp bàn tay, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Tình trạng đau khớp bàn tay tưởng chừng không nguy hiểm nhưng lại tiềm ẩn những hậu quả khó lường. Do đó, khi bị đau khớp bàn tay, người bệnh nên thực hiện các biện pháp dưới đây.
Thăm khám bác sĩ
Ngay khi xuất hiện dấu hiệu đau nhức khớp bàn tay, người bệnh hãy chủ động đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ hướng dẫn thực hiện một số kiểm tra, thử nghiệm mức độ đau, thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để xác định chính xác vị trí khớp tổn thương.

☛ Tham khảo thêm tại: Địa chỉ khám xương uy tín chất lượng!
Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Sau khi được chẩn đoán chính xác tình trạng đau khớp bàn tay, dựa vào từng đối tượng cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị được áp dụng khi bị đau khớp bàn tay.
Sử dụng thuốc điều trị
Đây là phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh này, giúp làm giản nhanh chóng cảm giác đau nhức và các triệu chứng khác đi kèm cho người bệnh. Một số loại thuốc thường được chỉ định như:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhẹ, có cơn đau ngắt quãng và không nghiêm trọng.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,… được chỉ định cho cơn đau mức độ nhẹ tới trung bình, không có biến chứng. Thuốc hiệu quả cho trường hợp đau nhức kèm biểu hiện sưng viêm, phù nề,…
- Thuốc chống viêm Corticoid: Đối với trường hợp đau và viêm khớp không thể kiểm soát được bằng các loại thuốc trên, người bệnh có thể được chỉ định tiêm Corticoid trực tiếp vào khớp bàn tay giúp hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và cảm giác khó chịu trong thời gian ngắn.
- Thuốc giảm đau nhóm opioid: Được sử dụng cho trường hợp đau khớp bàn tay nặng do chấn thương, mà không đáp ứng với các nhóm thuốc khác.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamine và Chondroitin phù hợp với người đau khớp bàn tay do thoái hóa khớp, thuốc giúp kích thích tăng tiết dịch, làm trơn ổ khớp, cải thiện đau nhức.

☛ Đọc chi tiết hơn: Thuốc trị đau xương khớp chọn đúng, dùng đủ!
Bài tập vật lý trị liệu
Người bệnh đau khớp bàn tay có thể kết hợp tập luyện các bài tập cho bàn tay phù hợp với tình trạng từng người. Các bài tập giúp duy trì sự linh hoạt, khả năng vận động cho các khớp bàn tay, đồng thời kiểm soát cơn đau, hạn chế tình trạng tê cứng khớp. Tập luyện vật lý trị liệu thường xuyên còn giúp người bệnh tăng cường sức mạnh của các cơ, ổn định cấu trúc của khớp và mô mềm xung quanh, tăng vận động bàn tay.
Phẫu thuật khớp bàn tay
Khi các phương pháp điều trị trên thất bại hoặc đau khớp bàn tay xuất hiện biến chứng, có nguy cơ hoại tử xương, gãy xương,… bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm kiểm soát tình trạng bệnh. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật ghép khớp (hàn khớp), phẫu thuật thay khớp (thay khớp hư tổn bằng khớp nhân tạo),…
Chăm sóc tại nhà

Song song với các việc điều trị đau khớp bàn tay bằng các phương pháp y tế, người bệnh cũng có thể chủ động thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà để khắc phục triệu chứng đau và cải thiện khả năng vận động khớp.
- Chườm nóng giúp làm giảm tình trạng cứng khớp và giảm đau hiệu quả nhờ kích thích lưu thông máu, thư giãn cơ, mô mềm và đẩy nhanh tiến độ phục hồi khớp hư tổn.
- Người bệnh có thể chườm lạnh xen kẽ chườm nóng để tăng hiệu quả giảm đau khớp bàn tay. Nhiệt lạnh giúp gây tê, giảm đau tại khu vực bị ảnh hưởng, giúp giảm đau và sưng tại khớp.
- Khi khớp sưng và đau nhức, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh vận động khớp nhiều.
- Khi cơn đau thuyên giảm, người bệnh nên thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng, kết hợp xoa bóp bàn tay và các ngón tay giảm đau mỏi, cứng khớp.
- Sử dụng nẹp cố định khớp bị đau. Biện pháp này giúp hạn chế ảnh hưởng của các hoạt động tới khớp và ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp.
- Người bệnh đau khớp bàn tay nên tập động tác như nắm tay, uốn cong những ngón tay,… mỗi ngày để giảm đau cũng như hỗ trợ phục hồi tổn thương khớp.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học. Một chế độ ăn uống đủ dưỡng chất sẽ giúp làm lành tổn thương, giảm viêm, đau nhức và kiểm soát tốt triệu chứng bệnh.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện tình trạng đau khớp bàn tay hiệu quả!
Hiện nay, nhiều người bệnh đau khớp bàn tay lựa chọn kết hợp các giải pháp từ thảo dược tự nhiên nhằm cải thiện triệu chứng đau nhức về lâu dài. Trong đó, viên uống An Kiện Vương được rất nhiều người bệnh ưa chuộng. An Kiện vương là sự kết hợp của các thảo dược tự nhiên như Móng quỷ, Một dược, Cốt toái bổ và Nhũ hương đem đến hiệu quả vượt trội đối với người bệnh đau nhức xương khớp nói chung và đau khớp bàn tay nói riêng.

Sử dụng 2 viên uống An Kiện Vương mỗi ngày giúp:
- Giảm nhanh tình trạng đau nhức tại vị trí khớp tổn thương.
- Giảm sưng viêm nhờ khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm.
- Tăng cường tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và chất bôi trơn khớp acid hyaluronic giúp tăng cường tái tạo, phục hồi tổn thương xương khớp, cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.
- Bổ sung dưỡng chất tốt cho khớp như Glucosamin, Collagen type II, Boron, Vitamin K2,… giúp nuôi dưỡng, bảo vệ khớp luôn chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng đau khớp bàn tay mà bạn đọc có thể tham khảo. Khi xuất hiện triệu chứng bệnh, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp nhằm cải thiện triệu chứng hiệu quả và hỗ trợ hồi phục chức năng hoạt động của bàn tay.
Tài liệu tham khảo:
- https://tamanhhospital.vn/thoai-hoa-khop-ban-tay-ngon-tay/
- https://thanhnien.vn/phai-lam-gi-khi-bi-dau-khop-ban-tay-post759133.html
- https://hellobacsi.com/benh-co-xuong-khop/van-de-khop-day-chang-khac/cau-tao-ban-tay/
- https://www.gleneagles.com.sg/vi/facilities-services/centre-excellence/sports-orthopaedic/hand-injury-conditions