Những cơn đau nhức do thoái hóa khớp đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Hơn nữa, bất kỳ ai cũng có thể bị thoái hóa khớp. Việc nắm rõ những thông tin về bệnh sẽ có thể giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình điều trị, kiểm soát bệnh. Vậy thoái hóa khớp là gì, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và bệnh có triệu chứng ra sao? Hãy cùng manhxuongkhop.com làm rõ những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp mạn tính, diễn ra do tình trạng suy thoái tại sụn khớp và các xương dưới sụn, làm chúng mất đi cấu trúc và chức năng ban đầu. Bệnh có xu hướng tiến triển chậm vầ âm thầm, tăng dần mức độ theo thời gian.

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể sẽ không chú ý hoặc không cảm nhận được các dấu hiệu bất thường, tuy nhiên khi thoái hóa tiến triển, sụn khớp bị bào mòn nghiêm trọng, làm các đầu xương ma sát vào nhau, cùng sự xuất hiện gai xương sẽ khiến người bệnh bị đau nhức âm ỉ hoặc dữ đội, kèm theo cứng khớp và khó khăn khi vận động,…
Thoái hóa khớp có thể xảy ra tại bất kỳ khớp nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở các khớp thường xuyên phải hoạt động hoặc chịu trọng lượng từ cơ thể như khớp gối, khớp háng và cột sống,…
Theo các chuyên gia, bệnh có thể được chia ra thành 2 loại là thoái hóa nguyên phát và thoái hóa thứ phát. Trong đó:
- Thoái hóa khớp nguyên phát hay còn gọi là thoái hóa vô căn (không rõ nguyên nhân), thường xảy ra ở người lớn tuổi và có thể xuất hiện tại nhiều khớp trên cơ thể cùng lúc.
- Thoái hóa khớp thứ phát thường xuất hiện sau chấn thương, bệnh lý hoặc có sự tác động của các yếu tố khác (di truyền, giới tính, béo phì,…). Thông thường thoái hóa khớp thứ phát chỉ gây ảnh hưởng đến 1 khớp.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Theo các chuyên gia, tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thoái hóa. Ngoài ra, nhiều yếu tố khác cũng được xác định là có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Cụ thể, thoái hóa khớp có thể xuất hiện bởi những nguyên nhân sau:
Tuổi tác: Theo thời gian, cùng với quá trình lão hóa của cơ thể, sụn khớp sẽ bị bào mòn, suy yếu và nứt vỡ, thúc đẩy thoái hóa khớp tiến triển. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc thoái hóa khớp sẽ càng cao.
Chấn thương: Chấn thương, đặc biệt là gãy xương, rách sụn chêm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc của khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Theo nghiên cứu Framingham, những nam giới từng bị chấn thương ở đầu gối có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao gáp 5-6 lần bình thường.
Di truyền: Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ bị thoái hóa khớp, con cái cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Các chuyên gia cho rằng, một số người có thể bị khiếm khuyết di truyền tại một trong những gen chịu trách nhiệm tạo ra sụn, khiến sụn bị khiếm khuyết, từ đó làm khớp bị thoái hóa nhanh hơn.
Giới tính: Thực tế cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao hơn so với nam giới, đặc biệt sau tuổi 50. Theo các chuyên gia, sự suy giảm estrogen trong cơ thể nữ giới vào thời kỳ tiền mãn kinh có thể là nguyên nhân khiến thoái hóa khớp tiến triển.
Thừa cân, béo phì: Mỡ thừa được xác định là một trong những yếu tố khiến sụn khớp bị phá hủy. Bên cạnh đó, tình trạng béo phì khiến các khớp phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể, đặc biệt là khớp gối, hông và cột sống, khiến chúng trở nên suy yếu và dễ bị tổn thương, làm gia tăng nguy cơ thoái hóa.
Đặc thù nghề nghiệp: Những người thường xuyên phải bê vác vật nặng hoặc vận động viên chơi các môn thể thao phải vận động nhiều khớp (đá bóng, điền kinh, cử tạ,…) với cường độ cao, liên tục trong thời gian dài sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn những người khác.
Bệnh lý và dị tật bẩm sinh: Các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, gout, đái tháo đường, huyết sắc tố, loạn sản khớp,… Hoặc các dị tật bẩm sinh như cong vẹo cột sống, khoèo chân,… có thể khiến thoái hóa khớp tiến triển.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp có những biểu hiện gì?

Ban đầu, các triệu chứng thoái hóa khớp có thể xuất hiện và biến mất, hoặc người bệnh có thể bị đau nhức khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, theo thời gian, các triệu chứng sẽ dần trở nên nghiêm trọng, gây ra tình trạng đau nhức âm ỉ đến dữ dội, kéo dài, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Các triệu chứng phổ biến thường gặp bao gồm:
- Đau nhức: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp. Những cơn đau thường xuất hiện khi hoạt động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Thậm chí chúng còn có xu hướng nghiêm trọng hơn khi thay đổi thời tiết.
- Cứng khớp: Hiện tượng này thường xảy ra vào buổi sáng khi thức dậy hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi.
- Hạn chế khả năng vận động: Tình trạng đau nhức và cứng khớp khiến các khớp mất đi tính linh hoạt, làm cho khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế.
- Yếu cơ: Hạn chế vận động khiến các cơ tại vị trí khớp thoái hóa dần trở nên suy yếu, mất đi sức mạnh vốn có.
- Xuất hiện tiếng kêu răng rắc, lục khục khi vận động: Sụn khớp bị bào mòn khiến các đầu xương ma sát lên nhau trong quá trình chuyển động, điều này làm xuất hiện tiếng kêu răng rắc, lục khục tại các khớp khi vận động.
- Sưng, nóng quanh khớp: Thoái hóa có thể khiến các mô mềm quanh khớp bị viêm, gây ra tình trạng sưng đỏ, thậm chí cảm thấy nóng ran khi chạm vào.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng thoái hóa khớp theo từng vị trí
Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Biến dạng khớp: Khớp bị tổn thương do thoái hóa có thể bị sưng to, kèm theo sự xuất hiện của các gai xương, khiến khớp bị biến dạng, lệch khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế.
- Teo cơ: Tình trạng đau nhức xương khớp, cứng khớp khiến người bệnh không thể vận động bình thường, lâu dần các cơ tại vị trí khớp thoái hóa sẽ trở nên suy yếu và teo đi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
- Tàn phế: Thoái hóa khớp có thể khiến các dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép, gây ra tình trạng đau nhức lan tỏa, tê yếu chân tay, thân mình, thậm chí khiến người bệnh vĩnh viễn mất đi khả năng vận động.
- Suy nhược cơ thể: Tình trạng đau nhức dai dẳng ngay cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt là những cơn đau nhức về đêm làm bệnh nhân mất ngủ, khiến họ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, lo âu và suy nhược cơ thể,…
Chẩn đoán thoái hóa khớp bằng cách nào?
Để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp một cách chính xác nhất, các bác sĩ sẽ cần thăm khám lâm sàng và đề nghị người bệnh thực hiện một số xét nghiệm.
Khám lâm sàng
Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác một vài thông tin và thực hiện thăm khám bên ngoài. Cụ thể:
- Hỏi người bệnh về độ tuổi, những chấn thương từng gặp phải và các triệu chứng gặp phải như: đau, cứng khớp, phát ra tiếng kêu khi cử động khớp,…
- Khai thác thông tin về bệnh sử của người bệnh, các loại thuốc đang dùng
- Quan sát các dấu hiệu bên ngoài tại vị trí khớp bị thoái hóa như sưng tấy, đỏ, teo cơ,…
- Thực hiện một số kiểm tra như sờ, nắn, xoay khớp để đánh giá qua về mức độ tổn thương và khả năng vận động của bệnh nhân,…
Chẩn đoán cận lâm sàng
Để việc chẩn đoán diễn ra hiệu quả hơn, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm hình ảnh
Một số phương pháp xét nghiệm hình ảnh có thể được thực hiện để giúp bác sĩ xác định vị trí, mức độ tổn thương:
- Chụp X-quang: Hình ảnh phim chụp X-quang sẽ cho phép bác sĩ quan sát được những bất thường tại khớp như gai xương, xơ xương dưới sụn, khe khớp bị hẹp.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp MRI cho ra hình ảnh chi tiết của xương, sụn và các mô mềm, từ đó giúp bác sĩ dễ dàng quan sát vị trí, mức độ tổn thương tại khớp.
- Siêu âm khớp: Phương pháp này có thể giúp các bác sĩ xác định được vấn đề sụn khớp đang gặp phải.
- Nội soi khớp: Nội soi khớp cho phép các bác sĩ quan sát trực tiếp những tổn thương tại sụn khớp.
Xét nghiệm máu, dịch khớp
Ngoài phương pháp xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm thêm xét nghiệm máu hoặc phân tích dịch khớp để có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
- Xét nghiệm máu giúp các bác sĩ loại trừ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp không phải do thoái hóa như viêm khớp dạng thấp.
- Phân tích dịch khớp cho phép bác sĩ xác định tình trạng viêm nhiễm ở khớp, đồng thời giúp phân biệt thoái hóa khớp với các bệnh lý khác như gout hoặc viêm khớp nhiễm trùng.
Chẩn đoán phân biệt
Trong quá trình chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần phân biệt nguyên nhân gây đau cứng khớp là do thoái hóa hay do các bệnh lý liên quan như: gout, thoái hóa cột cột sống dính khớp, viêm khớp tự phát thiếu niên, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến,…
Điều trị thoái hóa khớp bằng cách nào?
Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính, hiện nay y học vẫn chưa tìm ra phương pháp nào có thể chữa dứt điểm căn bệnh này. Các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc giảm đau, cải thiện khả năng vận động, làm chậm quá trình thoái hóa, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Dưới đây là những phương pháp điều trị thoái hóa khớp phổ biến hiện nay:
Điều trị nội khoa
Các phương pháp điều trị nội khoa (điều trị bảo tồn) luôn là sự lựa chọn ưu tiên trong điều trị thoái hóa khớp.
Sử dụng thuốc
Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:
- Thuốc giảm đau không kê đơn Paracetamol (Acetaminophen): Có khả năng giảm đau hiệu quả, thường được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp có mức độ đau từ nhẹ đến vừa, không kèm theo biểu hiện viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đây là nhóm thuốc giảm đau hoạt động bằng cách giảm viêm. Do đó, NSAID thường được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp có kèm theo biểu hiện viêm. Một số thuốc thường được chỉ định bao gồm: Ibuprofen, Naproxen,…
- Thuốc giảm đau steroid: Được chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa khớp có những cơn đau nghiêm trọng và các thuốc giảm đau thông thường không đem lại hiệu quả. Một số thuốc có thể được chỉ định: Methylprednisolone, Prednisone,…
- Thuốc giãn cơ: Dùng cho người bệnh gặp tình trạng co cứng và đau nhức tại vùng cơ bắp xung quanh vị trí khớp thoái hóa. Các thuốc thường được chỉ định bao gồm: Cyclobenzaprine, Carisoprodol,…
- Thuốc giảm đau thần kinh: Được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có tổn thương tại rễ thần kinh. Các thuốc thường dùng bao gồm: Gabapentin, Pregabalin, Mecobalamin.
- Tiêm nội khớp: Thuốc tiêm nội khớp có thể giúp cải thiện tình trạng viêm đau và chức năng vận động một cách nhanh chóng. Các thuốc như Hydrocortison acetat, Methylprednisolon, Betamethasone, Acid hyaluronic,… có thể được chỉ định tiêm trực tiếp vào vị trí khớp thoái hóa.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Chúng có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa, hỗ trợ tăng tiết dịch nhầy, cải thiện chức năng vận động ở người bệnh. Một số thuốc thường được sử dụng bao gồm: piascledine, glucosamine sulfate, chondroitin sulfate hoặc Diacerein.
☛ Tham khảo thêm tại: Top thuốc chữa thoái hóa khớp hiệu quả
Vật lý trị liệu
Phương pháp này có khả năng mang lại những tác động tích cực trong việc điều trị thoái hóa cột sống như: hỗ trợ giảm đau, cải thiện chức năng vận động của các khớp.
- Bài tập vận động: Các bài tập kéo giãn khớp, yoga, thái cực quyền,… sẽ giúp giảm đau và khiến các khớp vận động linh hoạt hơn. Để việc tập luyện phát huy được hiệu quả, tránh tập sai cách gây tổn thương, bạn nên bắt đầu tập dưới sự hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia vật lý trị liệu.
- Xung điện: Phương pháp này có khả năng kích thích thần kinh cơ, tăng cường khả năng chuyển hóa, thúc đẩy dẫn truyền thần kinh và kiểm soát cơn đau.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Đây là một trong những giải pháp giúp giảm đau và cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp tương đối hiệu quả. Cụ thể, chườm nóng có thể giúp thư giãn các khớp, bên cạnh đó chườm lạnh có thể hạn chế tình trạng co thắt cơ khi tập luyện.
- Sóng ngắn trị liệu: Sóng ngắn (sóng radio) có thể giúp sinh nhiệt từ sâu bên trong, làm giãn cơ, đồng thời kích thích lưu thông máu, thúc đẩy quá trình chuyển hóa,… giúp làm giảm triệu chứng viêm đau, chống phù nề tại các khớp.
- Siêu âm trị liệu: Phương pháp này sử dụng sóng âm có tần số từ 1-3Hz, chúng sẽ tạo ra những thay đổi áp lực lên các tế bào mô, làm giãn cơ, tăng cường khả năng chuyển hóa,… từ đó thúc đẩy tái tạo các tổ chức mô mềm bị tổn thương, làm giảm đau nhức.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Tùy vào vị trí khớp thoái hóa, các thiết bị hỗ trợ khác nhau có thể được sử dụng. Ví dụ như: giày có đế giảm sốc, nẹp cổ chân, nẹp gối, nẹp cổ, nẹp lưng,…Chúng sẽ hỗ trợ bớt đau nhức, hạn chế tổn hương, đồng thời giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn.
Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật)
Phẫu thuật là phương pháp điều trị xâm lấn, chỉ được chỉ định trong một số ít trường hợp khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng thoái hóa khớp đặc biệt nghiêm trọng, khiến khả năng vận động bị ảnh hưởng nặng nề, có nguy cơ tàn phế.
Các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước khi đề nghị làm phẫu thuật. Tùy vào mức độ thoái hóa, các phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định bao gồm:
- Nội soi, rửa và làm sạch ổ khớp
- Cắt bỏ gai xương và các mô thừa
- Cắt xương và sắp xếp lại xương, thêm sụn nhân tạo để làm giảm ma sát tại các khớp
- Thay khớp nhân tạo: Áp dụng khi các biện pháp bảo tồn thất bại
- Hợp nhất xương: Trong trường hơp việc thay khớp không phù hợp với bệnh nhân, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện nối cố định khớp bị thoái hóa hay còn gọi là hợp nhất xương.
☛ Tham khảo đầy đủ: Phác đồ điều trị thoái hóa khớp!
Phòng ngừa thoái hóa khớp bằng cách nào?
Để phòng ngừa cũng như cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp tại nhà, bạn có thể tham khảo một số giải pháp sau:
- Kiểm soát cân nặng: Tình trạng thừa cân sẽ khiến các khớp phải chịu nhiều áp lực, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Nếu bạn bị thừa cân, hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng kết hợp tập luyện thể dục thể thao để giảm cân an toàn, lành mạnh.
- Kiểm soát lượng đường trong máu: Lượng đường huyết cao có thể đẩy nhanh quá trình phá hủy sụn khớp. Bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng cường bổ sung chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ ngọt, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng,…
- Sinh hoạt, làm việc đúng tư thế: Thói quen sinh hoạt, làm việc sai tư thế như kê gối quá cao khi ngủ, ngồi gù lưng, cúi gằm đầu, lười vận động… có thể thúc đẩy thoái hóa khớp tiến triển. Hãy luôn chú ý đến tư thế của bạn, giữ thẳng lưng, thường xuyên vận động và tránh ngồi quá lâu một chỗ, hạn chế mang vác vật nặng,…
- Tránh chấn thương xương khớp: chấn thương có thể khiến thúc đẩy thoái hóa khớp tiến triển. Do đó, hãy luôn chú ý an toàn trong quá trình sinh hoạt, làm việc. Đồng thời để tránh chấn thương khi tập luyện thể thao bạn hãy khởi động thật kỹ, bắt đầu tập luyện nhẹ nhàng rồi mới tăng dần mức độ và thời gian luyện tập.
- Tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục đúng cách có thể cải thiện tình trạng cứng khớp, làm gia tăng sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ phòng ngừa và đẩy lùi thoái hóa khớp hiệu quả. Bạn có thể tập luyện những bộ môn tốt cho xương khớp như: đi bộ, bơi lội, yoga,…
- Bổ sung dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh sẽ giúp cơ thể tăng cường sức khỏe. Bạn nên tích cực bổ sung các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất lợi cho xương khớp như omega-3, canxi và vitamin D, vitamin A, vitamin C,…
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya, tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách phòng chống thoái hóa khớp hiệu quả!
Kết hợp An Kiện Vương phòng ngừa, cải thiện thoái hóa khớp
Các triệu chứng thoái hóa khớp đã và đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của nhiều người bệnh. Sử dụng thuốc có thể giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng, tuy nhiên đây không phải giải pháp lâu dài. Chúng có thể đáp ứng tốt nhất cho các trường hợp cấp tính, những cơn đau đột ngột hoặc dữ dội. Sau khi các triệu chứng thuyên giảm, bệnh nhân nên chuyển dần sang sử dụng các loại thảo dược lành tính để có thể kiểm soát thoái hóa lâu dài một cách an toàn, hiệu quả.
Sự ra đời của viên xương khớp An Kiện Vương đã mang đến cho hàng triệu người bệnh thoái hóa khớp tại Việt Nam một giải pháp hoàn toàn mới. Sản phẩm được bào chế chủ yếu từ các thành phần thiên nhiên, đặc biệt phải kể đến bộ 3 dược liệu: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp với cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp, đặc biệt không gây hại dạ dày, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng lâu dài.
- Ức chế các phản ứng viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm, từ đó ngăn ngừa tình trạng tổn thương và đau nhức lan tỏa do thoái hóa.
- Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan, acid hyaluronic, giúp thúc đẩy làm lành màng sụn, tăng khả năng tiết dịch nhầy bôi trơn khớp, từ đó giúp các khớp vận động linh hoạt, mềm mại hơn.
- Bỏ sung dưỡng chất cho xương khớp: Các thành phần như Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, hỗ trợ bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp, giúp người bệnh duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Thoái hóa khớp xảy ra chủ yếu do quá trình suy thoái tự nhiên của cơ thể, không có cách nào có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng này. Do đó, hãy thường xuyên “lắng nghe cơ thể” và đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường nhé! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://www.arthritis.org/diseases/osteoarthritis
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/5599-osteoarthritis
https://ihr.org.vn/thoai-hoa-khop-443.html