Đau khớp chân không phải hiện tượng hiếm gặp, chúng có thể xảy ra do chấn thương hoặc là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Chính vì vậy ta không nên chủ quan với tình trạng này. Để hiểu hơn về chứng đau khớp chân, hãy cùng manhxuongkhop.com theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Mục lục
Đau khớp chân là gì?
Khớp chân là tên gọi chung của phần nối các đầu xương chân với nhau, bao gồm khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân, ngón chân. Các khớp này đều có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp con người thực hiện các động tác đi lại, giữ thăng bằng, đứng lên ngồi xuống, chạy nhảy,…
Đau khớp chân xảy ra khi cấu trúc xương hoặc các mô mềm tại đây bị tổn thương. Tùy tình trạng cụ thể, những cơn đau có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài dai dẳng từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, chúng thường có xu hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động và dần thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
☛ Xem thêm: Tất tần tật về đau nhức xương khớp
Nguyên nhân gây đau khớp chân
Theo chuyên gia, tình trạng đau khớp chân có thể xuất phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Điển hình như:
Chấn thương
Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp chân. Theo đó, những chấn thương xảy ra trong sinh hoạt, tham gia giao thông hoặc khi chơi thể thao như trật khớp, bong gân, gãy xương, đứt dây chằng,… sẽ khiến cấu trúc sụn khớp, mô mềm và các dây thần kinh bị tổn thương, dẫn đến đau nhức, sưng viêm.
Ngoài ra, những chấn thương cũ cũng có thể là nguyên nhân thúc đẩy thoái hóa, viêm khớp tiến triển, gây đau nhức khớp chân sau nhiều năm.
Bệnh lý
Thực tế có rất nhiều bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau khớp chân. Trong đó phổ biến nhất phải kể đến các căn bệnh dưới đây:
- Thoái hóa khớp: Thường xảy ra cùng quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo thời gian, sụn khớp dần bị bào mòn, làm các đầu xương dưới sụn ma sát lên nhau khi người bệnh vận động, gây đau nhức, cứng khớp chân và nhiều khớp khác trên cơ thể.
- Viêm khớp tự miễn: Các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến,… xảy ra khi hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, gây tổn thương tại màng hoạt dịch, sụn khớp và các đầu xương dưới sụn, khiến khớp bị sưng viêm, đau nhức.
- Viêm khớp nhiễm trùng: Vi trùng, vi khuẩn và nấm có thể xâm nhập qua đường máu từ các vết thương hở hoặc chấn thương xuyên khớp, tấn công khớp chân gây sưng đỏ, đau nhức.
- Bệnh gout: Liên quan trực tiếp đến tình trạng rối loạn chuyển hóa acid uric, khiến lắng đọng các tinh thể urat bên trong và xung quanh khớp chân, đặc biệt là khớp ngón chân, gây sưng đau, nóng đỏ tại khớp.
- Bệnh thần kinh ngoại biên: Các khớp chân có rất nhiều dây thần kinh đi qua. Khi một trong số các dây thần kinh này bị tổn thương, người bệnh sẽ có cảm giác tê ngứa ở chân, kèm theo dấu hiệu yếu cơ, giữ thăng bằng kém.
- Bệnh động mạch ngoại biên: Tình trạng hẹp, tắc hoặc phình một hay nhiều đoạn động mạch do bệnh động mạch ngoại biên sẽ gây ra các triệu chứng thiếu máu cục bộ. Điều này khiến lượng oxy và máu đến các chi (đặc biệt là chi dưới) suy giảm. Từ đó dẫn đến hiện tượng đau nhức, tê bì và ngứa ran ở cẳng chân, bàn chân.
Yếu tố khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng đau khớp chân cũng có thể xuất hiện do các yếu tố nguy cơ như:
- Thói quen xấu: Những thói quen xấu như bẻ khớp chân, ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, thường xuyên mang giày cao gót,… sẽ khiến khớp chân phải chịu thêm nhiều áp lực, dễ bị tổn thương, đau nhức.
- Lười vận động: Việc lười vận động sẽ khiến các khớp dễ bị cứng. Đồng thời máu dưới chân cũng lưu thông kém hơn, khiến sụn khớp không được cung cấp đủ dưỡng chất, trở nên suy yếu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
- Lạm dụng khớp: Những người thường xuyên mang vác vật nặng hoặc vận động khớp chân với cường độ cao như cầu thủ bóng đá, diễn viên múa, vận động viên điền kinh,… sẽ có nguy cơ bị đau khớp chân cao hơn nhiều lần so với người bình thường.
- Dị tật bẩm sinh: Những dị tật bẩm sinh như trật khớp hoặc bất thường về cấu trúc xương cũng có thể gây ra tình trạng đau khớp chân.
Đau khớp chân thường kèm theo những triệu chứng nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau khớp chân và mức độ tổn thương, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như:
- Sưng, nóng quanh khớp: Khi quan sát bằng mắt thường ta có thể nhận thấy khớp chân bị tổn thương có biểu hiện sưng tấy, to hơn so với bình thường, dùng tay chạm vào sẽ có cảm giác ấm nóng.
- Tê bì, ngứa ran ở chân: Khi dây thần kinh hoặc động mạch bị tổn thương bệnh nhân sẽ có cảm giác tê bì, ngứa ran ở cẳng chân, bàn chân hoặc ngón chân.
- Cứng khớp: Tình trạng viêm đau, tê bì khiến khớp chân kém linh hoạt, đặc biệt khi thức dậy vào buổi sáng hoặc ngồi lâu một chỗ không vận động.
- Chân không có lực, vận động khó khăn: Tình trạng đau nhức, cứng khớp, sưng viêm làm khả năng cử động chân của người bệnh bị hạn chế. Đồng thời bệnh nhân cũng có cảm giác chân yếu hơn, không có lực.
- Sốt, ớn lạnh: Nếu tổn thương ở khớp chân có liên quan đến các yếu tố nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, bệnh nhân có thể bị sốt, cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi,…
☛ Đọc thêm: Dấu hiệu đau nhức khớp gối chi tiết
Đau khớp chân có nguy hiểm không?
Những cơn đau nhức từ âm ỉ đến dữ dội ở khớp chân sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và lo lắng. Cùng với đó, chức năng vận động bị hạn chế làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng đời sống. Đặc biệt, với các trường hợp đau khớp chân do bệnh lý gây ra, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ đối diện với các biến chứng nguy hiểm như:
- Đau nhức mạn tính: Tình trang đau xương khớp chân kéo dài nếu không được điều trị rất dễ tiến triển thành đau nhức mạn tính. Không những vậy, những cơn đau dai dẳng cả ngày lẫn đêm có thể khiến người bệnh ăn không ngon – ngủ không yên, lâu dần khiến sức khỏe và tinh thần sa sút, thậm chí suy nhược cơ thể.
- Biến dạng khớp: Khớp chân bị tổn thương có thể sưng nề nghiêm trọng, xương dưới sụn cũng bị kích thích hình thành gai xương, dẫn tới biến dạng khớp.
- Teo cơ, bại liệt: Tình trạng đau nhức, sưng cứng khớp hoặc dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép khiến người bệnh không thể đi lại, vận động bình thường. Điều này khiến các cơ quanh khớp dẫn yếu đi, lâu dần có thể dẫn đến teo cơ, thậm chí bại liệt.
- Chết xương, hoại tử khớp: Trường hợp đau khớp chân do những chấn thương nghiêm trọng như gãy xương, nhiễm trùng,… nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ khiến tăng nguy cơ chết xương, hoại tự khớp. Nếu tình trạng này xảy ra, bệnh nhân sẽ buộc phải phẫu thuật đoạn chi để tránh tổn thương lan rộng và nặng nề hơn.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đau nhức, cứng khớp chân bất thường, người bệnh cần chủ động tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
☛ Tham khảo: Top địa chỉ khám xương khớp uy tín, chất lượng
Cải thiện đau xương khớp chân bằng cách nào?
Tùy vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây đau khớp chân, bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng này bằng những cách dưới đây:
Chăm sóc tại nhà
Trường hợp bị đau xương khớp chân do chấn thương hoặc tác động vật lý không nghiêm trọng người bệnh có thể tự cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Cụ thể:
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Khi bị chấn thương tại chân, bệnh nhân nên dành thời gian từ vài giờ đến một vài ngày cho việc nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Tránh tạo thêm áp lực cho các khớp, khiến tình trạng sưng viêm, đau nhức trở nên tồi tệ hơn.
- Tránh thực hiện các hoạt động khiến khớp chân bị căng thẳng như leo cầu thang, chạy nhảy, bật xa, ngồi xổm, mang giày cao gót,…
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Chườm nóng sẽ giúp các nhóm cơ tại khớp chân được thư giãn, đồng thời kích thích quá trình lưu thông máu và giảm cứng khớp. Trong khi đó chườm lạnh sẽ rất hữu ích cho việc giảm sưng đau. Người bệnh có thể thử cả 2 cách để tìm giải pháp phù hợp với bản thân.
- Cố định khớp: Sử dụng băng thun bó cố định tại vị trí khớp chân bị tổn thương sẽ giúp khớp ổn định hơn, hỗ trợ giảm bớt áp lực và cải thiện đau nhức. Tuy nhiên không nên quấn quá chặt vì có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
- Bổ sung dinh dưỡng khoa học hợp lý: Khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, sức đề kháng sẽ được cải thiện, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương diễn ra nhanh hơn. Mặc dù không có chế độ dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh đau khớp chân, tuy nhiên chuyên gia cho biết đễ hỗ trợ kiểm soát triệu chứng ta không nên bỏ qua những thực phẩm giàu omega-3, chất chống oxy hóa, vitamin A, C, D và canxi,…
☛ Tham khảo thêm: Ăn gì để tái tạo sụn khớp?
Điều trị y tế
Với các trường hợp đau nhức khớp chân từ trung bình đến nghiêm trọng hoặc do bệnh lý, bệnh nhân sẽ cần can thiệp y tế để cải thiện triệu chứng. Dưới đây là một số biện pháp có thể được áp dụng:
Sử dụng thuốc
Các thuốc điều trị sẽ giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức, sưng viêm, từ đó hỗ trợ cải thiện chức năng vận động cho người bệnh. Tuy nhiên, đa phần chúng đều tiềm ẩn những tác dụng phụ nhất định, do đó ta không nên tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ. Tùy trường hợp cụ thể, những thuốc có thể được kê đơn gồm:
- Thuốc giảm đau: Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của những cơn đau, các thuốc giảm đau thích hợp sẽ được chỉ định. Một số thuốc thường dùng: Paracetamol (Acetaminophen), thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), steroid, opioid, thuốc giảm đau tại chỗ,…
- Thuốc giãn cơ: Nếu các cơ quanh khớp chân có hiện tượng bị co cứng, tê bì, các thuốc giãn cơ như Diazepam, Baclofen, Dantrolene,… sẽ được kê đơn để cải thiện triệu chứng
- Thuốc kháng sinh: Khi khớp chân bị đau có yếu tố nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để kiểm kiểm soát viêm nhiễm, ngăn tổn thương lan tỏa.
- Thuốc điều trị bệnh lý tương ứng: Nếu đau nhức xương khớp chân được xác định do nguyên nhân bệnh lý, các thuốc điều trị bệnh tương ứng sẽ được sử dụng. Ví dụ: thuốc Colchicin, Allopurinol, Febuxostat, Probenecid, Benziodaron,… dùng trong điều trị bệnh gout; viêm khớp dạng thấp có thể dùng thêm methotrexate, sarilumab, anakinra; thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm Glucosamine, Chondroitin, Diacerein,… cho các trường hợp thoái hóa khớp,…
Vật lý trị liệu
Các bài tập vận động trị liệu sẽ giúp làm giảm tình trạng cứng khớp, đồng thời tăng cường sức mạnh các nhóm cơ, từ đó cải thiện khả năng chịu lực, hỗ trợ giảm đau và phục hồi chức năng vận động khớp chân cho người bệnh. Tuy nhiên, để tránh chấn thương do tập luyện sai cách khiến tình trạng đau xương khớp chân nghiêm trọng hơn, người bệnh cần thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát của chuyên gia.
Ngoài ra, một số phương pháp vật lý trị liệu khác như xung điện, laser trị liệu và siêu âm trị liệu,… cũng có thể được áp dụng để thúc đẩy phục hồi tổn thương, cải thiện viêm đau nhanh chóng.
Phẫu thuật
trường hợp đau khớp chân do các chấn thương nghiêm trọng hoặc các phương phương pháp điều trị bảo tồn thất bại, người bệnh bị đau nhức dữ dội, chức năng vận động bị ảnh hưởng nặng nề,… bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tùy tình trạng cụ thể, các phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện gồm: nội soi rửa khớp, nối xương, thay khớp một phần hoặc hoàn toàn,…
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị
Sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị đang là giải pháp ngày càng được nhiều người quan tâm áp dụng bởi tính an toàn, không tác dụng phụ và hiệu quả cao. Đặc biệt trong đó phải kể đến viên uống An Kiện Vương – sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả bởi các chuyên gia hàng đầu tại Đại học Y Hà Nội.
An Kiện Vương là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược quý và nhiều dưỡng chất có lợi cho xương khớp, giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng viêm đau, cứng khớp chỉ sau 14 ngày sử dụng. Cụ thể:
- Chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM): Chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40%, gấp 20 lần so với Chiết xuất Móng quỷ thông thường. IridoforceTM không chỉ hiệu quả trong việc làm giảm viêm đau mà còn kích thích khả năng tổng hợp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, hỗ trợ phục hồi sụn khớp, cải thiện chức năng vận động.
- Chiết xuất Một dược (MyrliqTM): Được chiết xuất bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn cho hàm lượng Furanodiens cao vượt trội và không tồn dư tạp chất, giúp giảm đau xương khớp nhanh chóng, hiệu quả.
- Nhũ hương: Vốn nổi tiếng trong y học cổ truyền với tác dụng chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình thoái giáng sụn. Đặc biệt, Nhũ hương kết hợp với MyrliqTM đã được chứng minh có thể đem lại hiệu quả giảm viêm đau mạnh và lâu dài hơn.
- Các thành phần khác: An Kiện Vương còn chứa các thành phần khác như Cốt toái bổ, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp tăng cường bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, đem lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng trước khi lưu hành trên thị trường.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Lời kết:
Đau khớp chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Để biết chính xác tình trạng mình gặp phải và có giải pháp khắc phục hiệu quả nhất, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Nguồn tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/15295-ankle-pain#
https://medlineplus.gov/ency/article/003261.htm
solonfootandankle.com/2021/03/29/whats-causing-your-lower-leg-ankle-or-foot-pain/
https://www.healthline.com/health/ankle-pain