Đau khớp ngón chân không phải là tình trạng hiếm gặp, chúng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, thậm chí có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Vậy đau khớp ngón chân là gì? Có triệu chứng ra sao và cải thiện bằng cách nào? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu làm rõ nhé!
Mục lục
Đau khớp ngón chân là gì?
Ngón chân được tạo thành bởi các đốt xương nhỏ, chúng nối với nhau bằng các khớp. Cấu trúc này tạo nên sự linh hoạt, giúp con người giữ thăng bằng và di chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời, đây cũng nơi nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh và chịu trách nhiệm một phần trong việc nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Vì vậy chỉ cần một tổn thương nhỏ xảy ra tại ngón chân cũng khiến ta bị đau nhức, khó chịu.
Đau khớp ngón chân xảy ra khi cấu trúc xương khớp hoặc mô mềm ở ngón chân bị tổn thương. Những cơn đau có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng tùy vào mức độ hư tổn, chúng thường trở nên nghiêm trọng hơn khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như:
- Nóng, sưng khớp: Quan sát bằng mắt thường có thể thấy ngón chân bị tổn thương sưng tấy, to hơn so với bình thường, khi chạm vào có cảm giác ấm nóng
- Cứng khớp: Khớp ngón chân tê bì, kém linh hoạt, đặc biệt là vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc khi ngồi lâu một chỗ, không vận động
- Chân yếu, vận động khó khăn: Tình trạng đau nhức, cứng khớp, sưng viêm làm giảm khả năng chịu lực của ngón chân, đồng thời hạn chế chức năng vận động
- Sốt, ớn lạnh: Trong trường hợp đau khớp ngón chân có liên quan đến yếu tố nhiễm trùng, nhiễm khuẩn bệnh nhân có thể bị sốt, cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi,…
Nguyên nhân gây đau khớp ngón chân
Đau khớp ngón chân có thể xảy ra tại một hoặc nhiều ngón chân cùng lúc do các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ khác nhau, điển hình:
Chấn thương
Chấn thương xảy ra do té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc khi chơi thể thao là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp ngón chân. Tình trạng này khiến cấu trúc xương, sụn, dây chằng và các mô mềm tại đây sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến sưng viêm, đau nhức.
Bệnh lý
Theo chuyên gia, đau khớp ngón chân có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý như:
- Thoái hóa khớp: Theo thời gian, cùng với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, hoạt động tiết dịch khớp và độ bền chắc của xương, sụn cũng suy giảm. Lúc này, sụn khớp bị bào mòn, khiến các đầu xương dưới sụn ma sát lên nhau khi người bệnh vận động, gây đau cứng khớp ngón chân và nhiều khớp khác trên cơ thể.
- Viêm khớp tự miễn: Các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến,… xảy ra do hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và các đầu xương dưới sụn, dẫn đến tình trạng viêm đau, cứng khớp.
- Viêm khớp nhiễm trùng: Vi trùng, vi khuẩn có thể di chuyển qua đường máu từ các chấn thương xuyên khớp hoặc vết thương hở, tấn công khớp ngón chân gây sưng tấy, đau nhức,…
- Bệnh gout: Xảy ra do tình trạng rối loạn chuyển hóa acid uric, khiến hình thành các tinh thể urat lắng đọng bên trong và xung quanh khớp ngón chân, gây sưng đau, nóng đỏ tại khớp.
- Bệnh thần kinh ngoại biên: Khi dây thần kinh ở vị trí khớp ngón chân bị tổn thương, người bệnh sẽ có cảm giác tê, ngứa ran ở ngón chân, kèm theo đó là dấu hiệu yếu cơ, mất thăng bằng, làm ảnh hưởng đến hoạt động thông thường.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: An Kiện Vương 80 viên giá bao nhiêu?
Yếu tố khác
Một số yếu tố dưới đây cũng có thể gây tình trạng đau khớp ngón chân:
- Thói quen xấu: Những thói quen xấu như bẻ khớp ngón chân, thường xuyên mang giày cao gót, đi giày dép quá chật trong thời gian dài,… sẽ làm tăng áp lực lên các ngón chân, gây đau nhức, khó chịu, đồng thời đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
- Đặc thù công việc: Những người làm công việc đòi hỏi phải vận động bàn chân liên tục như cầu thủ bóng đá, diễn viên múa ballet, vận động viên điền kinh, người mẫu,… sẽ có nguy cơ bị đau khớp ngón chân cao hơn nhiều lần so với bình thường.
- Chấn thương trước đó: Những chấn thương tại ngón chân từ nhiều năm về trước cũng có thể là nguyên nhân thúc đẩy thoái hóa, viêm khớp ngón chân tiến triển, gây đau nhức tại đây.
- Dị tật bẩm sinh: Người có cấu trúc xương ngón chân bất thường cũng có nguy cơ bị đau khớp ngón chân cao hơn những người khác.
Khi bị đau khớp ngón chân phải làm sao?
Đau khớp ngón chân không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và tinh thần. Đặc biệt, đối với các trường hợp đau nhức do bệnh lý, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời còn có nguy cơ đối diện với các biến chứng nguy hiểm như:
- Đau nhức mãn tính: Đau khớp ngón chân kéo dài có thể tiến triển thành mãn tính, kéo dài dai dẳng cả ngày lẫn đêm, làm người bệnh mất ăn, mất ngủ, dẫn đến sức khỏe giảm sút, thậm chí suy nhược cơ thể.
- Biến dạng khớp, bại liệt: Khớp ngón chân bị sưng nề nghiêm trọng cùng sự xuất hiện của các gai xương sẽ làm khớp bị biến dạng, nghiêm trọng hơn nữa là mất hoàn toàn khả năng vận động ngón chân, bàn chân (bại liệt).
- Chết xương, hoại tử khớp: Trường hợp đau khớp do chấn thương nặng như gãy xương, nhiễm trùng,… nếu không được điều trị kịp thời đúng cách sẽ khiến tăng nguy cơ chết xương, hoại tử khớp. Lúc này người bệnh thậm chí có thể sẽ bị cắt cụt ngón chân để tránh tổn thương lan rộng, hạn chế biến chứng nặng nề hơn.
Để tránh sức khỏe, tinh thần bị ảnh hưởng và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, khi có các hiệu đau nhức bất thường tại ngón chân, người bệnh hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
☛ Tham khảo: Địa chỉ khám xương khớp uy tín
Điều trị đau khớp ngón chân bằng cách nào?
Tùy vào tình trạng, mức độ tổn thương mà người bệnh có thể áp dụng những cách điều trị đau khớp ngón chân khác nhau. Cụ thể:
Chăm sóc tại nhà
Nếu bị đau khớp ngón chân nhẹ do chấn thương hoặc tác động vật lý, người bệnh có thể cải thiện triệu bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Ví dụ như:
- Điều chỉnh hoạt động: Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn một chút, tránh thực hiện các hoạt động gây căng thẳng, áp lực cho khớp ngón chân như chạy nhảy, đá bóng, đi giày cao gót,…
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Chườm nóng sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn gân cơ, giảm cứng khớp. Trong khi đó chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng đau hiệu quả. Người bệnh có thể thử áp dụng cả hai để chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất.
- Lựa chọn giày dép phù hợp: Mang giày dép quá chật hoặc quá cao sẽ làm tình trạng đau khớp ngón chân trở nên nặng hơn. Do đó, bạn nên lựa chọn giày dép thoải mái, mềm mại để tránh chúng bị tổn thương thêm.
- Bổ sung dinh dưỡng khoa học, phù hợp: Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy tổn thương phục hồi nhanh hơn và hỗ trợ kiểm soát triệu chứng.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp thường được áp dụng khi người bệnh có những cơn đau từ trung bình đến nặng hoặc bị đau khớp ngón chân do bệnh lý. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc giảm đau: Tùy mức độ nghiêm trọng của những cơn đau, các thuốc có thể được sử dụng gồm: Paracetamol (Acetaminophen), thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), steroid, opioid, thuốc giảm đau tại chỗ,…
- Thuốc giãn cơ: Một số thuốc giãn cơ như Diazepam, Baclofen, Dantrolene,… có thể được sử dụng trong trường hợp các cơ xung quanh khớp ngón chân tổn thương bị co cứng, tê bì,…
- Thuốc kháng sinh: Trường hợp đau khớp ngón chân có liên quan đến các yếu tố nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ làm giảm sưng đau.
- Thuốc điều trị bệnh gout: Nếu đau khớp ngón chân được xác định do bệnh gout gây ra, người bệnh có thể được chỉ định dùng các thuốc làm giảm nồng độ acid uric trong máu như Colchicin, Allopurinol, Febuxostat, Probenecid, Benziodaron,…
- Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu đau khớp ngón chân liên quan đến sự rối loạn của hệ thống miễn dịch, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các thuốc có khả năng ức
- Các thuốc khác: Các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm như Glucosamine, Chondroitin, Diacerein, Piascledine hoặc canxi, vitamin D,… có thể được sử dụng để bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, hỗ trợ cải thiện đau khớp ngón chân.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Top thuốc trị đau xương khớp hiệu quả
Tập vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu là phương pháp điều trị kết hợp mang lại nhiều tác động tích cực như: rút ngắn thời gian điều trị, hỗ trợ giảm đau và cứng khớp, phục hồi chức năng vận động ngón chân, bàn chân.
Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập dưới đây:
Bài tập căng ngón chân
Bài tập này sẽ giúp cải thiện tính linh hoạt của ngón chân và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Giữ ngón chân thẳng trong khoảng 5 giây
- Từ từ gập ngón chân lại, tiếp tục giữ nguyên trong 5 giây rồi
- Duỗi thẳng ngón chân ra, lặp lại động tác 10 lần.
Bài tập cuộn khăn
Bài tập này có tác dụng làm tăng sức mạnh cho các ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái, từ đó hỗ trợ giảm đau khớp. Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi trên ghế, đặt một cái khăn nhỏ trên sàn
- Dùng các ngón chân cuộn khăn và kéo khăn về phía mình
- Lặp lại động tác 5 lần.
Bài tập nhặt bi
Bài tập này sẽ giúp tăng sức mạnh và độ linh hoạt của các ngón chân. Người bệnh có thể tập theo như sau:
- Ngồi trên ghế, giữ lưng thẳng, chân vuông góc với mặt sàn, để 20 viên bi dưới sàn
- Dùng ngón chân nhặt lần lượt từng viên bi cho vào hộp hoặc tô.
Phẫu thuật
Trong trường hợp các biện pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả, người bệnh bị đau khớp ngón chân nghiêm trọng do bệnh lý và có nguy cơ cao biến chứng, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật để giảm viêm đau, phục hồi chức năng vận động.
Ngoài ra, phẫu thuật cũng là giải pháp điều trị chuyên biệt với các chấn thương nghiêm trọng như gãy xương, đứt dây chằng ngón chân.
Kết hợp An Kiện Vương đẩy lùi đau khớp ngón chân
Ngày nay, ngày càng nhiều người tìm đến các giải pháp cải thiện đau nhức xương khớp có nguồn gốc thảo dược bởi chúng rất an toàn, lành tính và đặc biệt là đem lại tác dụng dài lâu. Nổi trội trong số đó phải kể đến viên uống An Kiện Vương – sản phẩm được sự tin tưởng của đông đảo người tiêu dùng, đã được các chuyên gia hàng đầu tại Đại học Y Hà Nội nghiên cứu, chứng minh có công dụng giảm đau, chống viêm, làm chậm quá trình thoái hóa khớp rất hiệu quả.
Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược quý: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyriqTM), Nhũ hương cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho xương khớp, An Kiện Vương đã giúp rất nhiều người bệnh xương khớp giảm hẳn viêm đau chỉ sau 14 ngày sử dụng nhờ cơ chế tác động 4 trong 1:
- Giảm nhanh tình trạng đau nhức, khó chịu tại khớp tổn thương
- Giảm sưng viêm nhờ khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học tác cho quá trình viêm
- Tăng tổng hợp glycosaminoglycan và chất bôi trơn khớp acid hyaluronic, giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương xương khớp, cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.
- Bổ sung các dưỡng chất cho xương khớp như Glucosamin, Collagen type II, Boron, Vitamin K2,… giúp tăng cường mật độ xương, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, đem lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Kết luận:
Đau khớp ngón chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp tiềm ẩn, do đó bạn không nên chủ quan, xem nhẹ mà hãy chủ động thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường để kiểm soát triệu chứng hiệu quả nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://benhvienxuongkhop102.org/dau-khop-ngon-chan-4330.html
https://www.foot-pain-explored.com/toe-joint-pain.html
https://www.verywellhealth.com/causes-of-pain-at-the-big-toe-joint-1337792