Đau khớp ngón tay không chỉ đơn giản là tình trạng cơ học mà có thể là cảnh báo của một bệnh lý xương khớp. Tuy nhiên, khi đau khớp ngón tay xuất hiện, nhiều người thường có tâm lý chủ quan vì đây là khớp nhỏ. Chỉ đến khi không thể cầm nắm, cử động bình thường được thì mới “tá hỏa” tìm cách khắc phục. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn và kém hiệu quả hơn rất nhiều.
Mục lục
Đau khớp ngón tay là gì?
Khớp ngón tay là nơi hai đốt xương ngón tay tiếp xúc với nhau. Cấu tạo khớp gồm có: bao khớp, màng hoạt dịch, sụn khớp; phía ngoài là dây chằng, cơ gân, dây thần kinh, mạch máu. Bất kỳ cấu trúc nào trong số này bị tổn thương đều có thể gây đau khớp ngón tay.
Đau khớp ngón tay là cảm giác: đau âm ỉ, đau nhức, đau dữ dội, đau nhói hay nhức mỏi xuất hiện tại một hay nhiều khớp ngón tay. Cơn đau có thể xuất hiện khi nào: cầm nắm vật, cử động hoặc ấn vào vị trí khớp. Ngoài triệu chứng đau nhức, một số người bệnh còn có thể gặp những biểu hiện khác như:
- Sưng nóng, tấy đỏ tại khớp
- Khớp tăng độ cứng
- Giảm sự linh hoạt và phạm vi chuyển động của ngón tay
- Biến dạng ngón tay
- Toàn thân sốt nhẹ, đổ mồ hôi, mệt mỏi, căng thẳng,…
Nguyên nhân đau khớp ngón tay
Bất cứ biến đổi cấu trúc nào ở ngón tay đều có thể gây ra đau khớp ngón tay. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là:
Chấn thương
Khớp ngón tay là một trong những khớp hoạt động nhiều nhất trên cơ thể. Do đó, không khó hiểu khi vị trí này bị chấn thương dẫn đến đau nhức.
Một số tổn thương phổ biến tại khớp ngón tay gồm:
- Gãy, nứt khớp ngón tay: Thường xảy ra khi khớp ngón tay bị va đập mạnh. Người bệnh có thể nhận thấy vị trí khớp xuất hiện tình trạng bầm tím, sưng đau, ngón tay cứng ngắc hoặc tê liệt không còn cảm giác.
- Bong gân ngón tay: Là tình trạng gân quanh khớp bị kéo giãn quá mức hoặc bị rách. Điều này khiến khớp ngón tay bị sưng, đau và khó hoạt động. Đa số trường hợp bong gân ngón tay đều xảy ra ở khớp giữa.
- Tổn thương gân duỗi: Xảy ra khi gân ở khớp bị rách và trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Hệ quả là khớp ở đầu ngón tay luôn ở tư thế duỗi thẳng, khớp ở giữa ngón tay thì duy trì ở tư thế gấp. Đây là nguyên nhân khiến ngón tay của người bệnh bị căng cứng, đau nhức.
- Tổn thương gân gấp: Là hậu quả khi gân ở lòng bàn tay bị đứt hoặc xoắn vặn. Điều này khiến khớp gần đầu ngón tay luôn duy trì ở tư thế thẳng, không thể uốn cong. Hệ quả là người bệnh bị đau nhức khớp ngón tay, hạn chế vận động.
- Trật khớp ngón tay: Được xác định khi hai đầu xương ngón tay bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này khiến người bệnh bị đau nhức, sưng tấy ở quanh khớp và ngón tay không thể co duỗi như bình thường.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp ngón tay là tình trạng lớp sụn khớp bị bào mòn, mỏng và dần trở nên sần sùi, làm lộ các đầu xương khiến xương chà xát vào nhau dẫn đến ma sát gây đau, nhức tại vị trí các đốt ngón tay bị ảnh hưởng. Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể áp dụng các phương pháp giúp giảm đau, ngăn chặn quá trình thoái hóa và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Khi bị thoái hóa khớp ngón tay, triệu chứng đầu tiên mà người bệnh có thể cảm nhận được là cảm giác đau nhức và cứng khớp. Cơn đau do thoái hóa không quá dữ dội mà âm ỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Đau tăng lên khi người bệnh vận động, lao động nặng và giảm đi khi nghỉ ngơi.
Mỗi lần xuất hiện, đau nhức thường kéo dài khoảng 15 – 30 phút. Ở những người bệnh lâu năm, cơn đau có thể kéo dài lâu hơn kèm theo triệu chứng sưng tấy ở khớp. Ngoài ra, khớp ngón tay có thể bị co cứng sau khi người bệnh ngủ dậy hay khi gấp ngón tay.
☛ Tham khảo thêm: Chứng thoái hóa khớp cổ tay, ngón tay
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính xảy ra do chức năng miễn dịch của cơ thể bị rối loạn. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể nhầm tưởng các tế bào khỏe mạnh của cơ thể là “yếu tố lạ” và bắt đầu tấn công chúng. Tình trạng này khá phổ biến ở các khớp ngón tay.
Một trong những điểm giúp nhận diện viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm khớp đối xứng. Tức là, nếu một khớp ngón tay bên tay phải của bạn bị viêm khớp dạng thấp thì khả năng cao khớp tương tự ở tay trái cũng gặp phải vấn đề này.
Đau khớp ngón tay do viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài cả ngày, đau tăng về đêm và gần sáng. Cơn đau không có dấu hiệu giảm ngay cả khi nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị cứng khớp ngón tay buổi sáng kéo dài trên 1 giờ, sốt nhẹ hoặc đau ở cổ tay, cánh tay, gối và hông.
Bệnh Gout
Gout là bệnh lý chuyển hóa do rối loạn chuyển hóa acid uric dẫn đến lắng đọng các tinh thể acid uric hoặc tinh thể urat ở các tổ chức quanh khớp, như sụn khớp và bao hoạt dịch. Khi xảy ra ở khớp ngón tay, bệnh gây ra tình trạng sưng đau, nóng đỏ ở quanh khớp.
Dấu hiệu ban đầu để nhận diện gout ở khớp ngón tay là cảm giác tê, ngứa hoặc cứng khớp. Sau đó, khớp ngón tay bất ngờ sưng đỏ, đau nhức dữ dội sau khi người bệnh ăn nhiều protein, quá căng thẳng, chấn thương, nhiễm lạnh, đặc biệt là sau khi uống rượu bia.
Hội chứng ống cổ tay
Đau khớp ngón tay cũng có thể do hội chứng ống cổ tay gây ra. Theo các bác sĩ, khi cổ tay ở tư thế gấp duỗi liên tục trong thời gian dài, các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh giữa (đi chung với gân gấp của ngón tay) sẽ bị chèn ép. Tình trạng này gây thiếu máu màng ngoài dây thần kinh giữa khiến dây thần kinh này bị tổn thương và dẫn đến các triệu chứng tê bì, đau nhức khớp ngón tay.
Hội chứng ống cổ tay còn gây cảm giác tê bì ở đầu ngón tay, bàn tay, cánh tay và khiến các cử động của ngón tay trở nên khó khăn. Các triệu chứng này có xu hướng đau nhiều hơn về đêm hoặc khi người bệnh cử động gập – duỗi cổ tay.
Hội chứng De Quervain
Hội chứng De Quervain là tình trạng viêm bao gân dạng dài và duỗi ngắn ngón cái. Tình trạng này khiến các khớp cổ tay, cẳng tay và khớp ngón tay cái xuất hiện triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau.
Khi mới xuất hiện, bệnh thường gây đau đột ngột ở gốc ngón cái hoặc mặt ngoài cổ tay. Người bệnh càng cử động nhiều và mạnh thì triệu chứng đau càng tăng. Cơn đau đôi khi có thể lan đến vùng ngoài cẳng tay và gây hạn chế cử động co – duỗi của ngón cái.
Ở giai đoạn sau, tình trạng viêm bao gân ngày càng trầm trọng dẫn đến xơ cứng hoàn toàn. Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng cục cục ở khớp ngón tay khi vận động, động tác của ngón cái bị giật cục và đau dữ dội hơn.
Chẩn đoán đau khớp ngón tay
Để chẩn đoán được nguyên nhân gây đau khớp ngón tay, các bác sĩ cần thực hiện khám lâm sàng kết hợp với các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng.
Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ trao đổi trực tiếp với người bệnh để khai thác một số vấn đề như:
- Triệu chứng hiện tại của người bệnh
- Các loại thuốc mà người bệnh hiện đang sử dụng
- Tiền sử mắc bệnh của bản thân và gia đình
- Các yếu tố khác như: nghề nghiệp, độ tuổi, thói quen sống,…
Dựa trên những thông tin khai thác từ người bệnh, bác sĩ có thể xác định được các thăm khám cận lâm sàng phù hợp với bệnh nhân. Kết quả của những kiểm tra này là căn cứ chẩn đoán nguyên nhân đau khớp ngón tay.
Một số kỹ thuật kỹ thuật chẩn đoán đau khớp ngón tay được áp dụng phổ biến nhất gồm:
- Chụp X-quang: Phương pháp này cho phép xác định các tổn thương trên xương và sụn khớp ngón tay như: gai phát triển ở đầu xương, sụn khớp bị mòn, nứt vỡ hay xương bị nứt, gãy.
- Chụp CT: Cho phép quan sát khớp ngón tay ở các góc khác nhau và đưa ra hình ảnh cắt ngang chi tiết. Chụp CT giúp bác sĩ phát hiện một số nguyên nhân đau khớp ngón tay như: gãy xương, viêm khớp hay bệnh gout.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp bác sĩ quan sát được các tổn thương trên mô mềm quanh khớp ngón tay như: sụn, gân và cơ bắp. Ngoài ra, chụp MRI cũng khảo sát được các dây thần kinh đang bị chèn ép.
- Chọc hút dịch khớp: Dịch khớp được hút khỏi khớp ngón tay và mang đi phân tích. Kết quả xét nghiệm giúp phát hiện nguyên nhân đau khớp ngón tay do: nhiễm khuẩn khớp, viêm khớp hoặc bệnh gout.
☛ Tham khảo thêm: Khám xương khớp ở đâu uy tín?
Cách khắc phục tình trạng đau khớp ngón tay!
Đau khớp ngón tay không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động cầm nắm mà có thể là triệu chứng của bệnh lý xương khớp khác. Vì vậy khi xuất hiện tình trạng đau nhức người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán xác định nguyên nhân từ đó lên kế hoạch điều trị thích hợp nhất.
Dùng thuốc
Mục đích chính của việc sử dụng thuốc là kiểm soát triệu chứng đau khớp ngón tay và tăng tốc độ phục hồi tổn thương ở khớp. Tùy vào nguyên nhân gây đau, mức độ đau và tiền sử dùng thuốc của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc khác nhau.
Những nhóm thuốc thường được dùng như:
- Thuốc giảm đau toàn thân: Thường gặp nhất là paracetamol. Thuốc có tác dụng giảm đau khớp ngón tay do nhiều nguyên nhân khác nhau từ mức độ nhẹ đến vừa.
- Thuốc giảm đau trung ương: Gồm những thuốc được bào chế từ các hoạt chất như: tramadol, morphin, codeine, pethidin,… Bằng cách ức chế tín hiệu đau trên hệ thần kinh, thuốc giúp giảm đau khớp ngón tay từ mức độ vừa đến nặng.
- Thuốc chống viêm: Thông dụng nhất là 2 nhóm: NSAIDs và Corticoid. Trong đó, nhóm thuốc NSAIDs gồm các hoạt chất như: ibuprofen, diclofenac, aspirin,… Nhóm corticoid gồm các hoạt chất như: prednisolone, prednisone, triamcinolone,… Thuốc giúp giải quyết triệu chứng đau vừa đến nặng, do viêm gây ra.
- Thuốc giãn cơ: Bao gồm các hoạt chất như: mydocalm, decontractyl,… Thuốc có tác dụng giảm trương lực cơ và ức chế tín hiệu đau trên hệ thần kinh, nhờ đó giảm nhanh triệu chứng đau khớp ngón tay.
- Thuốc chống trầm cảm: Gồm các thuốc từ hoạt chất: trazodone, amitriptylin, … Thuống giúp ổn định nồng độ serotonin, giảm căng thẳng, stress và cơn đau mãn tính ở khớp ngón tay.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Được bào chế từ các hoạt chất: diacerein, glucosamine và chondroitine. Thuốc giúp tăng cường tái tạo tế bào sụn khớp, tăng phục hồi tổn thương trên khớp và tăng tiết dịch khớp. Nhờ đó, các tổn thương tại khớp ngón tay hồi phục nhanh hơn và triệu chứng đau cũng được cải thiện đáng kể.
☛ Tham khảo đầy đủ: Thuốc trị đau xương khớp -chọn đúng, dùng đủ, hiệu quả cao!
Tập vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một trong những biện pháp hiệu quả cải thiện triệu chứng đau nhức và giúp ngón tay cử động linh hoạt hơn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được bài tập phù hợp với tình trạng của mình.
Một số bài tập vật lý trị liệu tốt cho người bị đau khớp ngón tay như:
- Bài tập nắm tay: Đây là bài tập giúp cải thiện tình trạng nhức mỏi và tăng cường sự linh hoạt của tất cả các ngón tay. Đầu tiên, bạn duỗi hết cỡ cả bàn tay rồi nắm lại nhẹ nhàng, điều chỉnh để ngón cái đặt ngoài những ngón còn lại. Giữ tay nắm trong khoảng 30 giây rồi lại duỗi thẳng các ngón tay ra. Lặp lại động tác này ít nhất 4 lần.
- Bài tập duỗi bàn tay: Giúp tăng cường lưu thông khí huyết và tuần hoàn máu nuôi dưỡng các cơ, gân ở mu bàn tay. Bài tập này bắt đầu bằng động tác đặt úp bàn tay trên một mặt phẳng. Tiếp đó, người bệnh duỗi thẳng ngón tay để lòng bàn tay và ngón tay đều áp sát trên mặt phẳng đó trong khoảng 30s. Thả lỏng lại bàn tay và lặp lại động tác duỗi ít nhất 4 lần.
- Bài tập co ngón tay: Bài tập tác động trực tiếp đến các khớp tay, giúp tăng độ linh hoạt và giảm triệu chứng đau tại khớp. Trước tiên, người bệnh đưa tay ra trước và lòng bàn tay hướng về người. Gập ngón tay sao cho đầu ngón chạm vào đốt ở ngay gần lòng bàn tay. Giữ tư thế trong khoảng 30s rồi thả lỏng. Lặp lại ít nhất 4 lần.
- Bài tập nâng ngón tay: Bài tập này giúp làm giãn cơ, tăng độ linh hoạt của khớp. Đầu tiên, người bệnh đặt bàn tay úp trên một mặt phẳng. Sau đó từ từ nâng một ngón tay lên rồi hạ xuống. Thực hiện lần lượt với từng ngón tay cho đến hết. Lặp lại động tác 10 lần ở mỗi tay.. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân khó vận động thì có thể mang nẹp hoặc niềng.
Điều chỉnh chế độ ăn
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục hồi tổn thương của khớp và cải thiện triệu chứng đau khớp ngón tay. Theo các chuyên gia, người bệnh cần lưu ý một số điều sau trong chế độ ăn của mình:
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E
- Tăng cường thực phẩm giàu canxi và phospho
- Ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3
- Bổ sung đầy đủ thực phẩm cung cấp protein
- Giảm thực phẩm giàu chất béo
- Hạn chế sử dụng những sản phẩm chứa cồn, cafein, thuốc lá và thức ăn chế biến sẵn.
Loại bỏ thói quen xấu
Người bệnh cũng cần một số thói quen xấu có thể làm tăng nặng tình trạng đau khớp ngón tay như:
- Bẻ ngón tay: Thói quen này có thể gây giãn, rách dây chằng tại khớp ngón tay. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị trật khớp, căng cơ nếu bẻ ngón tay quá mạnh.
- Cầm, nắm hoặc nhấc vật nặng bằng các ngón tay: Điều này làm tăng áp lực đến các ngón tay, khiến các cơ, dây chằng và khớp bị kéo căng. Dễ dàng nhận thấy, người bệnh sẽ bị đau mỏi ngón tay sau khi thực hiện những công việc này.
An Kiện Vương – Giải pháp cho người đau nhức khớp ngón tay
Kiểm soát đau khớp ngón tay an toàn, hiệu quả là nhu cầu cấp thiết của rất nhiều người bệnh. Thế nhưng, hiện nay không nhiều sản phẩm đáp ứng được tiêu chí này. An Kiện Vương là một trong số ít giải pháp giảm đau khớp ngón tay từ thảo dược, đảm bảo được các tiêu chí an toàn, hiệu quả cao.
Viên xương khớp An Kiện Vương giúp giải quyết tình trạng đau khớp ngón tay do các bệnh lý xương khớp thông qua 4 tác dụng gồm: Giảm đau – chống viêm – tăng tổng hợp chất nền sụn khớp – bổ sung dưỡng chất. Cụ thể:
- Giảm đau: Được tạo ra nhờ bộ ba chiết xuất thảo dược: IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ) – MyrliqTM (chiết xuất Một dược) – Chiết xuất nhũ hương. Thông thường, triệu chứng đau nhức sẽ được cải thiện chỉ sau khoảng 7 ngày sử dụng.
- Chống viêm: Nhờ hoạt động ức chế yếu tố tiền viêm và men xúc tác cho quá trình viêm của thành phần IridoforceTM
- (chiết xuất Móng quỷ). Các triệu chứng viêm như: sưng, đau, nóng, đỏ thường được cải thiện sau 1 tuần sử dụng.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp: Tác dụng này có được nhờ các thành phần như: IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), glucosamine và collagen. An Kiện Vương giúp tăng tổng hợp chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan và acid hyaluronic, thúc đẩy quá trình làm lành màng sụn và tăng độ linh hoạt của sụn khớp.
- Bổ sung dưỡng chất: An Kiện Vương giúp bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho xương khớp như: collagen tuýp II, boron, vitamin K2 và glucosamine. Đây là những chất có khả năng tăng độ chắc khỏe của xương, làm chậm quá trình thoái hóa, tăng dịch bôi trơn khớp, giúp khớp ngón tay cử động linh hoạt hơn.
Trên đây là bài viết chia sẻ về nguyên nhân và giải pháp cho người bị đau nhức khớp ngón tay. Hy vọng nội dung này sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh lý hoặc giải pháp, hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi hoặc tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
https://benhvien108.vn/nhung-ton-thuong-ngon-tay-hay-gap.htm
https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/phong-ngua-viem-dau-khop-ngon-tay-1373
https://bvnguyentriphuong.com.vn/co-xuong-khop/cac-nguyen-nhan-gay-ra-dau-khop-ngon-tay
http://bvthanhpho.ytethanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/giao-duc-suc-khoe/mot-so-phuong-phap-chua-dau-khop-ngon-tay.html
http://bvpntqn.org.vn/index.php/tin-tc/thong-tin-y-hc/191-2020-03-02-07-16-40