Không quá khi nói đau nhức xương khớp là gánh nặng của rất nhiều bệnh nhân. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh gặp phải những bất tiện trong sinh hoạt, mất thời gian, tốn kém tiền bạc mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Ngoài phác đồ điều trị, người bệnh được khuyên áp dụng các mẹo giảm đau xương khớp để có chất lượng sống tốt hơn.
Mục lục
Đau nhức xương khớp là gì?
Đau nhức xương khớp là cảm giác tê buốt, đau nhức, đau âm ỉ hoặc đau nhói xuất hiện ở các khớp xương. Triệu chứng này thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, sau khi vận động mạnh, lao động nặng hay sai tư thế. Trong một số trường hợp, đau nhức xương khớp cũng là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của các khớp xương.

Tùy theo nguyên nhân mà đau nhức có thể xuất hiện ở một hoặc cùng lúc nhiều khớp xương. Một số vị trí có tỷ lệ đau nhức cao hơn như:
- Khớp gối
- Xương bánh chè
- Vùng thắt lưng
- Vùng cổ – vai – gáy
- Khớp ngón tay, ngón chân
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chứng đau nhức xương khớp
Có nên áp dụng mẹo giảm đau nhức xương khớp?
Sử dụng mẹo giảm đau xương khớp là phương pháp phổ biến được nhiều chuyên gia ủng hộ. Nguyên nhân là do cách chữa này đem đến lợi ích cho người bệnh trên nhiều phương diện khác nhau. Cụ thể:
- Giảm ngay cơn đau: Chỉ người bệnh mới hiểu cảm giác khổ sở khi bị hành hạ bởi những cơn đau buốt xương khớp. Đặc biệt, khi thời tiết trở lạnh, gân cơ bị co rút, dịch khớp đông quánh khiến cho các khớp khô cứng và khó cử động. Áp dụng mẹo có thể giúp cải thiện cơn đau tức thời để người bệnh thoải mái hơn.
- Tận dụng thời gian: Các mẹo giảm đau thường dễ thực hiện, tốn ít thời gian. Do đó, người bệnh có thể tranh thủ thực hiện trong giờ nghỉ trưa hay khi đang làm những công việc nhẹ nhàng.
- Ngăn bệnh tiến triển: Đôi khi đau nhức là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng như: hạn chế khả năng vận động, teo cơ, yếu chi,… Việc áp dụng mẹo đúng cách không chỉ giúp giảm đau mà còn làm chậm quá trình này.
- Tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị: Áp dụng mẹo giảm đau xương khớp có thể giúp tăng khả năng phục hồi của xương khớp bị tổn thương, tăng đáp ứng của bệnh nhân với các phương pháp điều trị, nhờ đó rút ngắn thời gian chữa trị.
Top mẹo giảm đau nhức xương khớp tại nhà!
Có nhiều mẹo giảm đau xương khớp. Người bệnh cần dựa trên mức độ đau và nguyên nhân gây đau để lựa chọn được phương pháp phù hợp. Dưới đây là thông tin chi tiết từng mẹo giảm đau xương khớp tại nhà cho bạn.
Liệu pháp nhiệt
Nhiệt trị liệu là phương pháp giảm đau xương khớp phổ biến và đã được nhiều người áp dụng thành công. Người bệnh có thể trị liệu bằng nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh tùy theo tình trạng đau nhức của mình. Cụ thể:
Nhiệt nóng
Sử dụng nhiệt nóng tạo ra tác dụng giãn mạch, tăng lưu thông máu nhờ đó làm dịu các khớp bị cứng, giúp giãn cơ và giảm áp lực lên dây thần kinh. Nhiệt nóng phù hợp cho những người bị đau do căng cơ, đau xương khớp khi thời tiết trở lạnh mà không kèm theo sưng tấy.

Cách thực hiện phương pháp này như sau:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị một túi ấm, khăn ấm hoặc một chai đựng nước ấm.
- Bước 2: Dùng túi ấm áp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau trong khoảng 15 – 20 phút. Nghỉ ngơi tại chỗ trong thời gian này.
- Bước 3: Bỏ túi ấm ra, dùng tay xoa nhẹ nhàng lên vùng khớp bị đau để tăng cường lưu thông máu qua vị trí này. Thực hiện 4 lần/ ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Ngoài cách chườm, bạn cũng có thể ngâm mình trong nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen đều cho hiệu quả tương tự.
Nhiệt lạnh
Liệu pháp nhiệt lạnh gây co mạch, giảm lưu lượng máu gúp giảm sưng viêm hiệu quả. Vậy nên, phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp đau nhức do viêm khớp, chấn thương.

Cách trị liệu bằng nhiệt lạnh như sau:
- Bước 1: Dùng một túi vải hoặc khăn dày, sạch, bọc một ít đá sạch.
- Bước 2: Chườm túi đá lên vùng đang bị đau nhức trong khoảng 15 phút.
- Bước 3: Di chuyển túi đá nhẹ nhàng xung quanh vị trí sưng đau. Thực hiện 3 lần/ ngày để có kết quả tốt nhất.
Xoa bóp
Xoa bóp là phương pháp sử dụng lực để kích thích tăng cường lưu thông khí huyết ở cơ – xương – khớp. Theo các tài liệu Y học cổ truyền, xoa bóp tạo ra cá tác dụng: Loại bỏ phần tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra khỏi cơ thể, hành khí hoạt huyết và thư cân hoạt lạc.

Các nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được việc xoa bóp có thể làm giảm sản xuất hormone cortisol và các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm giác đau. Mặt khác, xoa bóp cũng làm tăng tiết serotonin, giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng.
Các chuyên gia cho biết, phương pháp xoa bóp hiệu quả với những người bị đau nhức do co cơ, cứng khớp hay đau dây thần kinh bị chèn ép. Người bệnh nên thực hiện xoa bóp từ 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần từ 10 – 20 phút. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thoa tinh dầu thảo dược hoặc dầu nóng trước khi xoa bóp để tăng hiệu quả trị liệu.
Một số phương pháp xoa bóp đơn giản bạn có thể tự thực hiện như:
Xoa bóp vai – ngực
Cách xoa bóp này phù hợp cho những người bị đau vùng cổ – vai – gáy. Đầu tiên, bạn úp bàn tay và vòng qua vai đối diện. Khi tay chạm đến huyệt đại chùy thì duỗi ngón tay ra rồi vuốt dần tay từ vai vào cổ, dùng lực nhẹ nhàng. Mỗi bên vai thực hiện từ 10 – 20 lần.

Cách xác định huyệt đại chùy: Người bệnh ngồi hơi cúi, đầu quay sang phải hoặc trái. Quan sát hoặc sờ thấy u xương cao nhất thì chính là vị trí của huyệt đại chùy.
Xoa bóp cánh tay
Cách này giúp làm giảm cảm giác đau nhức, tê bì cánh tay. Để thực hiện, người bệnh đặt úp bàn tay bên bị đau xuống. Sau đó, dùng tay còn lại xoa bóp từ vai xuống cánh tay – cẳng tay – bàn tay. Tiếp đó, người bệnh ngửa tay lên và xoa ngược lại từ bàn tay – cẳng tay – cánh tay – bả vai. Thực hiện mỗi bên từ 10 – 20 lần.
Xoa bóp chân
Được áp dụng cho những người bệnh bị đau nhức, tê bì các vị trí trên chân. Cách thực hiện như sau: Người bệnh để hai tay lên một bên đùi rồi xoa dần từ trên đùi xuống cẳng chân và mắt cá. Khi xoa xuống dưới, người bệnh cần giơ cao chân dần lên.

Sau khi đến mắt cá, bạn vòng tay ra sau cổ chân và massage ngược lại từ cổ chân lên đến đùi. Cùng với đó, người bệnh dần hạ thấp chân xuống. Thực hiện mỗi bên từ 10 – 20 lần.
Xoa bóp vai gáy
Thực hiện khi người bệnh bị đau cổ – vai – gáy do thoái hóa đốt sống hoặc dây thần kinh bị chèn ép gây ra. Để thực hiện cách xoa bóp này, đầu tiên người bệnh cần xoa ấm 2 bàn tay. Sau đó, bạn dùng tay nắn bóp nhẹ nhàng các cơ ở vai và quanh cột sống cổ. Mỗi lần thực hiện khoảng 10 – 20 phút.

Lưu ý: Nếu có điểm đau ở vai – gáy, bạn dùng ngón tay day nhẹ vào vị trí đau trong vòng 1 phút
Xoa bóp lưng
Phương pháp này có thể áp dụng cho những người đau lưng do thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng bàn tay xoa vùng lưng đau nóng lên.
- Bước 2: Thực hiện động tác xoa. Sử dụng gốc bàn tay, mô ngón út hoặc ngón cái xoa theo vòng tròn quanh vị trí bị đau.
- Bước 3: Thực hiện động tác chà xát. Chà xát vùng lưng theo chiều ngang và dọc, hai tay ngược chiều nhau. Thực hiện trong vòng 2 phút.
- Bước 4: Thực hiện động tác ấn. Dùng gốc bàn tay, mô ngón út và ngón cái ấn xuống da, di động theo đường tròn. Sau đó, đấm 2 bên thắt lưng, mỗi bên 3 lần.
- Bước 5: Thực hiện động tác lăn. Dùng mô ngón út và 4 ngón tay lăn theo chiều dọc hai khối cơ cạnh cột sống xuống hông. Thực hiện tiếp từ hông xuống chân. Động tác làm trong 2 – 3 phút.

Sử dụng thảo dược
Sử dụng thảo dược giảm đau xương khớp là phương pháp đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Một số phương pháp hiệu quả phải kể đến như:
- Dây đau xương: Chứa hoạt chất alkaloid và dinorditerpen glucosid trong cây có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm tê nhức. Cây thuốc này được sử dụng để chữa đau mỏi gân xương, tê bì chân tay do phong thấp. Tùy theo mức độ mà người bệnh có thể sử dụng thảo dược này với liều lượng mỗi ngày từ 20 – 40g. Cách dùng phổ biến nhất là sắc thuốc rồi chia 3 lần uống trong ngày.
- Ngải cứu và lá lốt: Đây là hai cây thuốc giúp làm ấm khớp, chống viêm và giảm đau. Để sử dụng, bạn chỉ cần rửa sạch lá lốt, ngải cứu, cho vào chảo ít muối và sao đều đến khi lá đổi màu. Bọc hỗn hợp trong miếng vải sạch, sau đó để nguội bớt rồi rồi đắp lên vùng khớp viêm, đau. Sử dụng kiên trì 2-3 lần mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả. (☛ Tìm hiểu chi tiết: Lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp)
- Ngưu tất: Đây là cây thuốc có tác dụng bổ can, ích khí, chữa tê thấp, đau lưng, chân tay co quắp và cường gân cốt. Người bệnh chỉ cần sấy khô, tẩm rượu hoặc tẩm muối rối dùng hàng ngày liều lượng từ 6-12g

Các loại thảo dược đều rất an toàn và lành tính. Tuy nhiên, cách dùng và liều lượng sử dụng trong mỗi trường hợp là khác nhau. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Luyện tập
Nguyên tắc khi vận động ở người bị đau xương khớp là nên vận động ít nhưng thường xuyên. Thói quen vận động vừa phải và tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày giúp duy trì sự linh hoạt của khớp, ổn định liên kết với các mô mềm, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm căng cơ, đau nhức và phòng ngừa cứng khớp hiệu quả.

Ngoài ra, vận động điều độ cũng giúp thư giãn, kích thích tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Theo các chuyên gia, những bộ môn thích hợp dành cho người bị đau nhức xương khớp gồm: thiền, yoga, bơi lội, đi bộ, chạy bộ chậm, đạp xe, tập dưỡng sinh.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống hợp lý giúp xương khớp dẻo dai, chắc khỏe hơn, giúp phòng và cải thiện tình trạng bệnh đồng thời ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn sau này. Một số thực phẩm tốt cho người đau nhức xương khớp như:
- Thực phẩm giàu Omega-3: Có nhiều trong các loại cá đặc biệt là mỡ cá, các loại cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá hồi, tôm, cua… Omega-3 có tác dụng giảm viêm khớp, hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng
- Rau xanh và trái cây: Nhiều loại trái cây như dứa, chanh, cà chua, đu đủ,… rất vitamin C giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp. Các loại rau xanh như: cải mầm, rau bina, cải xanh, bắp cải, bông cải… có tác dụng giảm tình trạng viêm khớp.
- Trứng: Trứng là một trong những thực phẩm lý tưởng có thể ngăn ngừa loãng xương. Trứng rất giàu vitamin, canxi, selen và folate – đây đều là những thành phần cấu tạo xương, giúp bảo vệ xương chắc khỏe.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Giúp phòng tránh chứng loãng xương, giảm đau nhức xương khớp nhờ cung cấp nhiều canxi.. Uống sữa thường xuyên là cách đơn giản để phòng bệnh loãng xương. Ngoài sữa, các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua… cũng rất giàu canxi, protein có tác dụng tương tự.
- Trà xanh: Trà xanh có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể. Trà xanh chứa các thành phần chính là EGCG giúp chống viêm, ngăn ngừa và điều trị chứng viêm khớp dạng thấp. EGCG cũng thúc đẩy sự phát triển của osteoclast và osteoblast – hai loại tế bào có khả năng tái hấp thu canxi trong xương, giúp sửa chữa xương và ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

Giảm cân
Khớp chịu tác động trực tiếp từ trọng lượng cơ thể. Nếu bị quá cân, các khớp và các thành phần trong khớp bị tăng áp lực, gây đau khó chịu hơn, đặc biệt đối với các khớp gối, hông và bàn chân.
Ngoài ra, chất béo dư thừa tạo ra một số chất trung gian gây viêm, tác động đến mô khớp, làm tình trạng đau nhức càng trở nên trầm trọng. Mặt khác, việc duy trì cân nặng lý tưởng sẽ ít gặp phải vấn đề về tim mạch, đái tháo đường hơn so với người bị thừa cân béo phì.
Duy trì tư thế đúng
Duy trì tư thế tĩnh (ngồi lâu, đứng lâu, nằm bất động…) và sai tư thế là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp thường gặp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì, ngứa ran do khí huyết kém lưu thông, cứng khớp, tạo áp lực lên các khớp xương và gây căng cơ.
Để cải thiện đau nhức xương khớp và các biểu hiện đi kèm, người bệnh cần thường xuyên đi lại; ngủ, ngồi, đi đứng và làm việc đúng tư thế.
- Tư thế ngồi: Nên ngồi thẳng trên ghế có lưng tựa. Chân duỗi thẳng, không bắt chéo. Độ cao của ghế phù hợp với độ cao của bàn làm việc và màn hình máy tính. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ngồi quá lâu một chỗ, thỉnh thoảng nghỉ ngơi, đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng.
- Tư thế ngủ: Hãy cố gắng nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ, không nên nằm sấp. Lựa chọn gối kê đầu có độ cao và độ mềm thích hợp. Đảm bảo tư thế ngủ thoải mái, không căng cơ và nên nằm trên nệm vững chắc.

Nghỉ ngơi hợp lý
Nếu bị đau nhức nhiều, người bệnh nên dừng các hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi. Điều này giúp làm giảm áp lực lên khớp gây tổn thương, mạch máu và các dây thần kinh liên quan, giúp cơn đau sẽ thuyên giảm.

Người bệnh có thể nằm trên giường hoặc ngồi với tư thế thoải mái, giữ cho khu vực tổn thương không phải chịu áp lực. Sau khi cơn đau dịu lại, người bệnh nên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu hoặc nằm bất động một chỗ để phòng ngừa tình trạng tê bì và cứng khớp.
Lưu ý khi giảm đau nhức xương khớp tại nhà!
Để những mẹo giảm đau xương khớp phát huy tối đa hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Tìm hiểu kỹ càng và áp dụng các biện pháp giảm đau nhức xương khớp đúng cách, nếu không lại phản tác dụng, gây tổn thương xương khớp nặng thêm .
- Kết hợp đồng thời các biện pháp cùng với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sẽ giúp nâng cao hiệu quả.
- Hạn chế mang vác vật nặng, làm công việc chân tay trong thời gian điều trị xương khớp.
Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình áp dụng, người bệnh phải ngưng sử dụng và liên hệ ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi kịp thời.
☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp các phương pháp trị đau nhức xương khớp
An Kiện Vương – Giảm đau nhức xương khớp an toàn hiệu quả
Mẹo giảm đau xương khớp tạo ra tác dụng nhanh nhưng lại không có hiệu quả rõ rệt trong những trường hợp đau nhức nặng. Do đó, nhu cầu cấp thiết giảm đau của nhiều người bệnh vẫn chưa được giải quyết. Việc sử dụng các loại thuốc đem đến nhiều nguy cơ tác dụng phụ khiến người bệnh e ngại. Đó là lý do Dược phẩm Thái Minh phát triển sản phẩm An Kiện Vương.

Viên xương khớp An Kiện Vương là sản phẩm giúp giảm đau nhức, ngăn thoái hóa và phục hồi tổn thương trên xương khớp. Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược quý và những dưỡng chất tốt cho xương khớp vì vậy rất an toàn không tác dụng phụ. Cụ thể:
- Iridoforce: Một hoạt chất có trong cây móng quỷ được nhập khẩu trực tiếp từ tập đoàn Naturex (Pháp) với hàm lượng Harpagosides đạt 40% cao nhất thị trường. Đây là hoạt chất quý, không chỉ có khả năng chống viêm, giảm đau do viêm khớp, sưng khớp mà còn có tác dụng kích thích tế bào sụn, tăng khả năng tổng hợp chất nền sụn khớp, hạn chế tình trạng thoái hóa khớp.
- Myrliq: Chiết xuất từ cây một dược chứa hoạt chất Furranodiene giúp giảm đau tại chỗ liên quan đến xương khớp nhanh và hiệu quả.
- Chiết xuất nhũ hương: Giúp chống viêm, giảm đau và tăng khả năng vận động khớp. Ngoài ra, nhũ hương cũng kích thích tăng tổng hợp glycosaminoglycans – chất nền sụn khớp, ngăn quá trình thoái hóa khớp.
- Cốt toái bổ: Tăng hấp thu canxi và phospho, từ đó tăng cường mật độ chất khoáng trong xương, giảm thiểu nguy cơ loãng xương.
- Boron – Glucosamine – Vitamin K – Collagen tuýp 2: Dưỡng chất giúp làm trơn ổ khớp, tăng cường sự linh hoạt của khớp, hỗ trợ giảm đau mỏi và làm chậm quá trình thoái hoá xương khớp.
An Kiện Vương hiện đã được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm địa chỉ nhà thuốc gần nhất TẠI ĐÂY
Nếu bạn muốn đặt mua An Kiện Vương online, giao hàng tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Trên đây là thông tin về những cách giảm đau xương khớp đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ, người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng và tuân thủ phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định.
Tài liệu tham khảo:
https://laodong.vn/suc-khoe/nhung-cach-tri-dau-nhuc-xuong-khop-tai-nha-de-dang-va-hieu-qua-966409.ldo
https://suckhoedoisong.vn/tu-xoa-bop-giam-dau-nhuc-co-xuong-khop-169142471.htm
https://suckhoedoisong.vn/9-cach-giup-ban-giam-nhe-con-dau-khop-169137842.htm