Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ khiến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của rất nhiều người bị ảnh hưởng. Do đó việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ là điều cần thiết với hầu hết người bệnh. Vậy phác đồ chẩn đoán và điều trị thoái hóa đốt sống cổ đúng cách như thế nào? Hãy cùng chúng tôi làm rõ vấn đề này qua những nội dung dưới đây.
Mục lục
- Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
- Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?
- Tại sao cần điều trị thoái hóa đốt sống cổ?
- Nguyên tắc điều trị thoái hóa đốt sống cổ
- Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ
- Làm sao để rút ngắn thời gian điều trị thoái hóa đốt sống cổ?
- An Kiện Vương – giải pháp mới cho người thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là thuật ngữ chỉ tình trạng suy thoái xảy ra tại một hoặc một nhiều đốt sống cổ. Đây là bệnh lý mạn tính, tiến triển chậm theo thời gian, sự xuất hiện của bệnh thường liên quan đến tuổi tác và thói quen vận động, làm việc sai tư thế.
Tình trạng thoái hóa làm cho các đầu sụn, đĩa đệm, bao hoạt dịch, dây chằng,… tại cột sống cổ bị tổn thương, từ đó khiến người bệnh gặp phải những cơn đau nhức, căng cứng tại vùng cổ, đặc biệt là khi cử động. Theo thời gian, cảm giác đau có thể lan tỏa ra bả vai, xuống cánh tay, khiến tay có cảm giác tê yếu,…
Thoái hóa đốt sống cổ có thể xuất hiện tại bất kỳ đốt sống nào, tuy nhiên phổ biến nhất là các đốt sống C5, C6, C7.
☛ Tham khảo thêm: Thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 – Đừng để quá muộn
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?
Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng:
Lâm sàng
Thông thường, các bác sĩ có thể dựa theo các biểu hiện lâm sàng dưới đây để có cơ sở chẩn đoán bệnh:
Hội chứng cột sống cổ: Người bệnh có những cơn đau cấp hoặc mạn tính, kèm theo tình trạng co cứng vùng cơ quanh cột sống cổ. Cảm giác đau có xu hướng gia tăng khi người bệnh vận động cổ, bị căng thẳng, mệt mỏi, khi thay đổi thời tiết hoặc nhiễm lạnh,…
Hội chứng rễ thần kinh cổ: Cảm giác đau lan tỏa từ cổ xuống vai sẽ xuất hiện tùy theo vị trí rễ thần kinh bị tổn thương (một hoặc cả 2 bên). Người bệnh có thể bị đau ở vùng gáy, quanh khớp vai. Những cơn đau sâu trong cơ xương gây cảm giác nhức nhối, có thể cảm thấy như có kiến bò, tê rần dọc cánh tay, thậm chí lan tới các ngón tay. Cảm giác đau thường tăng lên khi vận động cổ, khi ho hoặc hắt hơi,… Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị chóng mặt, yếu hoặc teo cơ vai và cánh tay bên bị rễ thần kinh bị tổn thương.
Hội chứng động mạch đốt sống: Khi bị hội chứng động mạch đốt sống người bệnh sẽ bị đau nhức vùng chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt. Tình trạng này thường xảy ra vào buổi sáng, có thể xuất hiện kèm theo các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, mờ mắt, nuốt vướng, ù tai, đau tai, đau lan ra sau tai và khi để đầu ở một tư thế nhất định.
Hội chứng ép tủy: Tùy vào vị trí bị tủy sống bị chèn ép và tổn thương mà tay, chân hoặc thân mình sẽ bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ có một trong các biểu hiện như: đi đứng khó khăn, không vững, yếu hoặc liệt chi, teo cơ ngọn chi, dị cảm và tăng phản xạ gân xương.
Biểu hiện khác: Ngoài những dấu hiệu lâm sàng cụ thể ở trên, người bệnh cũng có một số biểu hiện khác như dễ nổi nóng, rối loạn giấc ngủ,…
Các biểu hiện kể trên có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc cùng lúc tùy vị trí tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Cận lâm sàng
Ở giai đoạn chẩn đoán cận lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm:
Chụp Xquang: Người bệnh sẽ được yêu cầu chụp X-quang cột sống cổ thường quy với các tư thế: thẳng, nghiêng, trái, phải và chếch 3/4. Hình ảnh phim chụp X-quang cho phép bác sĩ phát hiện các bất thường như: mất đường cong sinh lý, gai xương, giảm chiều cao đốt sống hoặc đĩa đệm, đặc xương dưới sụn, hẹp lỗ liên hợp,…
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này cho phép xác định chính xác vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống,…
Chụp CT: Chụp CT cho phép các bác sĩ quan sát được hình ảnh mặt cắt ngang của các đốt sống, xác định tình trạng hẹp ống sống và các bất thường khác. Tuy nhiên, phương pháp này cho ra hình ảnh không chi tiết như MRI nên thường được chỉ định khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.
Chẩn đoán xác định
Hiện nay y học vẫn chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ. Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể, người bệnh sẽ được xác định là mắc thoái hóa đốt sống cổ khi có đủ 3 yếu tố:
- Có những cơn đau tại vùng cột sống cổ, kèm theo 1 hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng nêu trên.
- Hình ảnh phim chụp X-quang cột sống cổ có các dấu hiệu của thoái hóa (một số trường hợp hình ảnh X-quang có thể cho kết quả cột sống cổ bình thường).
- Hình ảnh chụp MRI hoặc CT cho thấy rễ thần kinh bị chèn ép (vị trí, mức độ) kèm theo hình ảnh thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương – nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây người bệnh không bị sốt, không xuất hiện các rối loạn chức năng tại bất kỳ cơ quan nào (dạ dày, ruột, sản phụ khoa, phế quản, phổi,…), không có biểu hiện đau nhức tại các vùng cột sống lưng ngực và các khớp,… Kết quả xét nghiệm viêm và bilans phốt pho – canxi âm tính.
Chẩn đoán phân biệt
Phân biệt thoái hóa đốt sống cổ với các bệnh lý khác, cụ thể:
- Những chấn thương tại vùng cột sống cổ khiến xương và đĩa đệm bị tổn thương.
- Bệnh lý tủy xương, ung thư xương, u nội tủy, u thần kinh.
- Bệnh lý của hệ động mạch sống nền.
Tại sao cần điều trị thoái hóa đốt sống cổ?
Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng thoái hóa đốt sống cổ có thể khiến sức khỏe của người bệnh giảm sút nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những cơn đau nhức từ âm ỉ đến dữ dội kèm theo tình trạng khó khăn khi vận động sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái căng thẳng, chán nản, mệt mỏi.
Thoái hóa đốt sống cổ thường tiến triển chậm và âm thầm, đa phần người bệnh chỉ phát hiện khi thoái hóa đã diễn ra một thời gian dài, bắt đầu có những triệu chứng rõ rệt. Bên cạnh đó, đây là bệnh lý mạn tính, một hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa và thường diễn ra ở người lớn tuổi, khiến hệ thống cơ – xương – khớp bị tổn thương. Chính vì vậy quá trình phục hồi sẽ cần rất nhiều thời gian và cột sống cổ gần như không thể trở về tình trạng ban đầu.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không cần điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Bởi theo thời gian, tốc độ thoái hóa sẽ diễn ra càng nhanh chóng, mức độ tổn thương cũng theo đó mà nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn tiền đình, hẹp ống sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, bại liệt,…
Với những tác động tiêu cực đến sức khỏe, sinh hoạt cùng những biến chứng mà bệnh mang lại, có thể thấy việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ là vô cùng cần thiết. Tốt nhất, bạn nên đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và điều trị ngay từ giai đoạn sớm của bệnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Nguyên tắc điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa là quá trình suy thoái tự nhiên của các bộ phận trên cơ thể, không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn tình trạng này. Do đó, việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ sẽ nhằm vào giảm đau và cải thiện cấu trúc, chức năng của cột sống cổ, giúp tăng cường khả năng vận động của người bệnh.
Theo đó, quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ dựa trên các nguyên tắc chung dưới đây:
- Áp dụng các liệu pháp giảm đau chuyên biệt tùy theo tình trạng bệnh, tránh sử dụng dài ngày.
- Tăng cường các nhóm thuốc điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.
- Phối hợp phương pháp điều trị nội khoa và phục hồi chức năng, đồng thời thay đổi lối sống lành mạnh, duy trì thói quen tập luyện để hỗ trợ giảm đau và cải thiện khả năng vận động.
Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ có thể được điều trị bằng các phương pháp dưới đây:
Điều trị nội khoa
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của cơn đau, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một trong những loại thuốc bao gồm:
- Acetaminophen (Paracetamol): dùng trong trường hợp người bệnh có những cơn đau nhẹ và vừa. Thuốc không có khả năng chống viêm nên không phù hợp với bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ có biểu hiện viêm.
- Tramadol: Chỉ dùng khi không đáp ứng các thuốc giảm đau Paracetamol và không được sử dụng dài ngày. Một số ít trường hợp tăng đau có thể chỉ định dùng opioids ngắn ngày với liều lượng thấp nhất có thể.
- Thuốc giảm đau chống viêm steroid liều thấp: Một số thuốc như diclofenac, ibuprofen, naproxen… hoặc các thuốc ức chế có chọn lọc men COX-2 (celecoxib, etoricoxib…) có thể dùng cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có biểu hiện viêm. Tuy nhiên nên thận trọng khi sử dụng cho người lớn tuổi và người có bệnh tim mạch, thận mãn tính hoặc các bệnh lý ống tiêu hóa.
- Thuốc giãn cơ: Thuốc có tác dụng giảm bớt tình trạng đau nhức tại cột sống cổ do những cơn co thắt cơ bắp quá mức. Một số thuốc giãn cơ thường được sử dụng như: Decontraty, Baclofen, Carisoprodol, Cyclobenzaprine,…
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Các thuốc thoái hóa tác dụng chậm thường dùng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ bao gồm: piascledine 300mg/ngày; glucosamine sulfate: 1500mg/ngày, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với chondroitin sulfate hoặc diacerein 50mg x 2 viên/ngày.
- Thuốc giảm đau thần kinh: Khi người bệnh có biểu hiện đau rễ thần kinh có thể sử dụng các thuốc như Gabapentin: 600-1200mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều thấp), Pregabalin: 150-300mg/ngày (nên bắt đầu bằng liều thấp), Các vitamin nhóm B (B1, B6, B12), mecobalamin.
- Tiêm Glucocorticoid cạnh cột sống: Phương pháp này có hiệu quả từ vài ngày đến vài tháng. Tuy nhiên, 1 năm không nên tiêm Glucocorticoid quá 3 lần trên cùng 1 khớp.
☛ Tham khảo thêm tại: Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì tốt nhất?
Phục hồi chức năng
Để có thể điều trị phục hồi chức năng người bệnh sẽ cần thực hiện các bài tập vận động tại vùng cổ, giúp làm giãn cơ và tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện tư thế, từ đó làm giảm tình trạng đau cứng cổ, đặc biệt với người bệnh đã đeo nẹp cổ trong thời gian dài hoặc ít vận động vùng cổ.
Bên cạnh đó có thể kết hợp cùng các phương pháp khác như chiếu đèn, châm cứu, diện chẩn, nắn chỉnh cột sống, mát-xa, chườm nóng hoặc chườm lạnh,… để hỗ trợ giúp giải tỏa bớt áp lực tại các đốt sống cổ và cải thiện các triệu chứng thoái hóa.
☛ Tham khảo thêm tại: Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả không?
Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật)
Phương pháp phẫu thuật là giải pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ được cân nhắc áp dụng sau cùng trong các trường hợp: dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép nghiêm trọng, trượt đốt sống độ 3-4 hoặc các phương pháp điều trị nội khoa và phục hồi chức năng thất bại sau 3 tháng.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của thoái hóa đốt sống cổ và thể trạng người bệnh, các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để loại bỏ các gai xương hoặc khối thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống, điều chỉnh cột sống về tư thế gần với ban đầu. Từ đó làm giảm tình trạng đau nhức và cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.
☛ Tham khảo thêm tại: Địa chỉ uy tín phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ!
Làm sao để rút ngắn thời gian điều trị thoái hóa đốt sống cổ?
Để rút ngắn thời gian điều trị thoái hóa đốt sống cổ, ngoài việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị, bạn có thể kết hợp áp dụng các biện pháp sau:
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Một lối sống sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, từ đó hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương tại đốt sống cổ.
- Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.
- Luôn chú ý đến các tư thế trong sinh hoạt hằng ngày, không kê gối quá cao khi ngủ, tránh làm việc, nằm ngủ sai tư thế, tránh thay đổi tư thế cột sống đột ngột.
- Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế để tình trạng stress kéo dài.
- Tránh bê vác vật nặng.
- Duy trì và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh để tình trạng thừa cân làm gia tăng áp lực lên cột sống.
- Thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng, đặc biệt là các động tác yoga có tác động tích cực lên vùng cột sống cổ như tư thế rắn hổ mang, tư thế con cá, tư thế mèo – bò,…
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe mà còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Cụ thể, bạn nên lưu ý:
- Tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Đây là những chất dinh dưỡng thiết yếu để duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh. Bạn có thể bổ sung canxi và vitamin D từ những thực phẩm như: sữa, tôm, cua, đậu nành, rau màu xanh đậm,…
- Bổ sung omega-3: omega-3 có thể cải thiện các triệu chứng viêm đau và ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Bạn có thể bổ sung omega-3 từ những thực phẩm như: cá hồi, cá thu, dầu cá,…
- Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin A, C, E, K2, magie,… giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương tại đốt sống cổ và duy trì hệ xương khớp dẻo dai hơn.
- Tăng cường bổ sung chondroitin và glucosamine từ nước hầm xương – sụn động vật để thúc đẩy quá trình tái tạo mô sụn và tăng tiết dịch nhầy bôi trơn tại vùng đốt sống cổ, giúp tăng cường khả năng vận động ở người bệnh.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu lên xương khớp như: các món chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, bánh kẹo chứa nhiều đường tinh chế, nước ngọt, rượu bia,…
Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp sử dụng các loại viên uống bổ sung có nguồn gốc từ thảo dược để giúp tăng cường dưỡng chất cho xương khớp, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ một cách an toàn, hiệu quả.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh?
An Kiện Vương – giải pháp mới cho người thoái hóa đốt sống cổ
Viên xương khớp An Kiện Vương với các thành phần nổi trội như chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, giúp đẩy lùi tình trạng viêm và đau nhức tại vùng cột sống cổ.
Đặc biệt, IridoforceTM trong An Kiện Vương với hàm lượng hoạt chất Harpagoside đạt 40%, cao nhất thị trường còn có khả năng tăng cường tổng hợp chất nền sụn glycosaminoglycan, chất bôi trơn acid hyaluronic, giúp thúc đẩy làm lành màng sụn, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo phục hồi tổn thương tại đốt sống cổ, giúp tăng cường khả năng vận động ở người bệnh.
Bên cạnh đó, An Kiện Vương còn chứa các thành phần như Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Boron, giúp tăng cường bổ sung dưỡng chất cho xương khớp, hỗ trợ phục hồi những tổn thương tại đốt sống cổ và ngăn ngừa thoái hóa tiến triển.
Tuy không mang lại hiệu quả nhanh chóng như khi sử dụng thuốc, nhưng đây là giải pháp được các chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn cũng như hiệu quả hỗ trợ điều trị lâu dài.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc gần nhất trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ XEM TẠI ĐÂY
Nếu bạn muốn đặt mua An Kiện Vương giao hàng tận nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Hơn hết, nếu thấy bản thân có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời, úng cách.
Nguồn tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17685-cervical-spondylosis
https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/cervical-spondylosis-arthritis-of-the-neck/
http://benhviendktinhquangninh.vn/phac-do-noi-b-ngoai-kieu/benh-thoai-hoa-cot-song-co.543.html