Có thể bạn chưa biết, chế độ ăn uống có thể đem đến những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến người bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Vậy người thoái hoá đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì mới tốt? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Mục lục
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hoá đốt sống cổ là một bệnh lý mạn tính, tiến triển chậm theo thời gian. Bệnh thường do hiện tượng tổn thương sụn khớp tại đốt sống cổ diễn ra trong một thời gian dài, dẫn tới đốt sống cổ xuất hiện các tổn thương thoái hóa như: thay đổi cấu trúc xương dưới sụn, hình thành gai xương và các tổn thương cạnh khớp đi kèm.
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh thường gặp tình trạng đau mỏi nhức nhối vùng cổ vai gáy, khó khăn khi thực hiện các động tác vận động cổ, cứng cổ vai gáy, tê bì tay chân và đau đầu chóng mặt,… Các triệu chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.
☛ Chi tiết hơn: Tất tần tật về thoái hóa đốt sống cổ
Dinh dưỡng tác động như thế nào đến người bệnh thoái hóa đốt sống cổ?

Đối với người bệnh thoái hoá đốt sống cổ, chế độ dinh dưỡng có thể tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực đến tình trạng, hiệu quả điều trị bệnh.
Ảnh hưởng tích cực
Khi người bệnh thoái hoá đốt sống cổ có chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp đem lại nhiều hiệu quả cải thiện bệnh, cụ thể là:
- Góp phần hạn chế thoái hóa đốt sống cổ tiến triển: bổ sung canxi, magie, vitamin D từ bữa ăn giúp hỗ trợ quá trình tái tạo nên các mô và tế bào xương, giúp cột sống cổ được chắc khỏe, làm chậm lại tiến trình thoái hóa. Ngoài ra các loại thực phẩm chống oxy hóa cũng góp phần làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống cổ.
- Hạn chế phản ứng viêm tại đốt sống cổ: omega 3, diallyl disulfide, anthocyanin, oleocanthal có trong một số loại thực phẩm có khả năng giảm phản ứng viêm tại đốt sống cổ, làm chậm tốc độ tổn thương của sụn khớp và các tế bào xương, qua đó cải thiện các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ.
- Hỗ trợ tái tạo sụn khớp, bôi trơn khớp: glucosamine và chondroitin tham gia vào quá trình tái tạo các mô sụn, bổ sung chất nhầy hỗ trợ cột sống cổ vận động linh hoạt hơn.
Ảnh hưởng tiêu cực
Chế độ ăn uống không hợp lý có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới đốt sống cổ như:
- Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ: cơ thể thiếu chất đặc biệt là những chất cần thiết cho hoạt động của hệ xương khớp cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ.
- Kích thích phản ứng viêm tại đốt sống cổ: đồ ăn nhiều đường hay rượu bia có thể kích thích phản ứng viêm tại đốt sống cổ bị thoái hóa, làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh.
- Giảm hiệu quả điều trị: một số loại thực phẩm, nước uống không nên sử dụng khi điều trị thoái hóa đốt sống cổ do có thể tương tác với thuốc gây giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
Dưới đây là các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ cải thiện thoái hóa đốt sống cổ mà bạn nên lựa chọn sử dụng thường xuyên.
1. Các loại thực phẩm chứa omega 3

Axit béo omega 3 là một loại chất béo không bão hòa, đã được chứng minh về khả năng ức chế phản ứng viêm tại đốt sống bị thoái hóa và phần mềm xung quanh, cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Omega 3 có trong nhiều loại thực phẩm mà bạn có thể lựa chọn như:
- Các loại cá giàu omega 3 nhất bao gồm: cá cơm, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá bơn. Bạn nên thêm vào thực đơn 2 lần mỗi tuần.
- Hàu, rau chân vịt, trứng, dầu gan cá, trứng cá muối, hạ chia, hạt lanh cũng chứa lượng lớn omega 3 bạn có thể lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày.
2. Dầu thực vật

Một số loại dầu thực vật có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, đồng thời có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau tại đốt sống cổ thoái hóa.
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ được khuyến khích sử dụng các loại dầu thực vật sau thay vì dùng mỡ động vật hay các loại chất béo không lành mạnh khác:
- Dầu ô liu: giàu oleocanthal, hoạt động như một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)- loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.
- Dầu đậu nành, dầu dừa: rất giàu omega 3.
3. Thực phẩm giàu canxi, vitamin D

Canxi và vitamin D là những chất không thể thiếu cho quá trình tái tạo nên các mô và tế bào xương, giúp cột sống cổ được chắc khỏe, làm chậm lại tiến trình thoái hóa và cải thiện triệu chứng đau do ảnh hưởng của bệnh. Vitamin D giúp cơ thể có khả năng hấp thụ canxi tốt hơn để củng cố sự vững chắc của cột sống cổ.
- Vitamin D được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như trứng, nấm, ngũ cốc, nước cam…
- Sữa bò, sữa dê, pho mát hay phô mai đều rất giàu canxi và vitamin D.
- Rau lá xanh đậm: rau bina, cải xanh, cải xoăn, cải cầu vồng, rau cải ngọt.
4. Các loại thực phẩm chống oxy hóa

Các loại thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa, có thể làm chậm quá trình lão hóa chung của cơ thể, tiêu diệt các gốc tự do, hạn chế phản ứng viêm tại đốt sống cổ qua đó hạn chế thoái hóa đốt sống cổ tiến triển nặng.
Một số loại thực phẩm chống oxy hóa rất phổ biến là:
- Súp lơ xanh có chứa sulforaphane – một chất chống oxy hóa mạnh hỗ trợ giảm thiểu tổn thương tại đốt sống cổ, ngăn ngừa viêm nhiễm và làm chậm quá trình thoái hóa. Ngoài ra, vitamin K, C, canxi, khoáng chất trong súp lơ xanh cũng giúp tăng sức đề kháng và làm xương khớp chắc khỏe hơn.
- Tỏi chứa diallyl disulfide giúp chống lại hoạt động của các enzym phá hỏng lớp sụn khớp và allicin giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm viêm đau ở khu vực bị ảnh hưởng.
- Trà xanh chứa Polyphenol là một chất chống oxy hóa có khả năng giảm viêm, làm chậm tốc độ tổn thương của sụn và các tế bào xương.
- Gừng, nghệ, quế: giúp xoa dịu cơn đau, cải thiện tình trạng sưng viêm và cứng cột sống do thoái hóa.
5, Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C

Vitamin C tham gia vào quá trình sản xuất collagen tái tạo nên các mô tế bào, giúp chữa lành tổn thương ở hệ thống gân, cơ, dây chằng và đĩa đệm cột sống. Vitamin C có nhiều trong các loại quả sau:
- Quả mọng: anh đào, mâm xôi, dâu tây, việt quất hay nho đen… chứa hoạt chất anthocyanin có thể giúp chống viêm, tiêu diệt các gốc tự do, giảm tổn thương ở đốt sống cổ bị thoái hóa.
- Trái cây có múi: chẳng hạn như cam, quýt, bưởi hay chanh.
- Kiwi, xoài, đu đủ, thanh long, dâu tây, dứa,…
6. Nước hầm xương, sụn động vật
Sử dụng nước hầm từ xương hay các loại sụn động vật như sụn heo, sụn bê, sụn bò rất tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ. Các loại nước hầm này cung cấp cho cơ thể nhiều glucosamine và chondroitin – chất tham gia vào quá trình tái tạo các mô sụn, bổ sung chất nhầy cho cột sống cổ vận động linh hoạt hơn. Qua đó hạn chế sự tiến triển của thoái hóa đốt sống cổ, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh.
7. Các thức ăn chứa vitamin A
Vitamin A có khả năng chống oxy hóa, cải thiện hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình phục hồi xương và hỗ trợ tái tạo các mô bị tổn thương. Vậy nên, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng không nên bỏ qua các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: gan bê, gan bò, gà, bơ, trứng, các loại quả màu cam, rau lá xanh đậm.
Khi chế biến, bạn chỉ nên nấu vừa chín tới để không làm thất thoát lượng vitamin A có trong thực phẩm. Đồng thời, kết hợp sử dụng thêm một số chất béo lành mạnh trong chế độ ăn giúp cơ thể hấp thu vitamin A được tốt hơn.
8. Thực phẩm giàu magiê

Magie là loại khoáng chất rất cần thiết cho hệ cơ xương khớp giúp cơ thể thực hiện được chức năng co duỗi cơ, tạo mật độ cho xương và hạn chế nguy cơ viêm cột sống, vôi hóa khớp, thoái hóa cột sống cổ. Vì thế, bạn có thể bổ sung magie cho cơ thể bằng các loại thực phẩm sau: ngũ cốc nguyên hạt, gạo, các loại đậu, bông cảo xanh, quả bơ, chuối, kiwi, tôm, cua,…
Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng gì?
Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng để tránh ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh.

1. Đồ ngọt
Ăn nhiều đường và các loại bánh kẹo ngọt có thể kích thích giải phóng nhiều Cytokine trong cơ thể, gây rối loạn hệ miễn dịch, thúc đẩy phản ứng viêm tại đốt sống cổ bị thoái hóa, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh.
Chính vì vậy, người mắc thoái hóa đốt sống cổ tuyệt đối không nên ăn nhiều đường, nêm nếm quá nhiều đường vào trong món ăn, hạn chế uống nước ngọt hoặc ăn bánh kẹo ngọt. Có thể thay thế đường tổng hợp, đường tinh luyện bằng các chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong.
2. Đồ mặn
Ăn nhiều muối làm cho các tế bào trong cơ thể bị giữ nước và tăng phản ứng sưng viêm ở khu vực đốt sống cổ bị tổn thương, làm nặng hơn các triệu chứng bệnh.
Vì vậy, khi bị thoái hóa cột sống cổ, bạn không nên ăn quá mặn hay nêm nhiều muối khi chế biến thức ăn. Hãy xây dựng thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khỏe của mình.
3. Đồ chiên rán
Các món chiên rán nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, bánh rán, gà rán,… có thể làm tăng phản ứng viêm tại đốt sống cổ bị thoái hóa gây tăng tình trạng sưng đau. Không chỉ thế, các loại dầu mỡ dùng để chiên rán đôi khi không có lợi, làm tăng cholesterol xấu và hàm lượng mỡ trong máu. Gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong cơ thể, khiến đốt sống cổ bị tổn thương không được nuôi dưỡng tốt, tốc độ thoái hóa nhanh hơn.
Ngoài ra, thói quen dùng đồ ăn chiên, rán cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì dẫn tới đốt sống cổ thường xuyên phải chịu áp lực lớn đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

4. Rượu bia và chất kích thích
Rượu bia và các chất kích thích có thể làm tăng nồng độ purine trong cơ thể, kích thích phản ứng viêm tại đốt sống cổ bị thoái hóa. Bên cạnh đó, rượu bia còn có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc phát sinh những phản ứng độc hại cho cơ thể.
Món ăn tốt dành cho người thoái hóa đốt sống cổ
Dưới đây là một số món ăn tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
1. Xương hầm rau củ

Xương hầm rau củ với nguyên liệu là phần xương sụn heo rất giàu canxi, glucosamin kết hợp với các loại rau củ như: cà rốt, khoai tây, củ cải giàu vitamin và chất xơ. Đây chắc chắn là một món ăn tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ.
Cách chế biến:
- Phần xương sụn heo mua về, rửa sạch và chặt thành từng miếng bằng bao diêm rồi đem trần qua nước sôi để loại sạch bụi bẩn và mùi hôi. Cho xương vào nồi ninh với lửa nhỏ đến khi xương mềm.
- Cà rốt, khoai tây, củ cải gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn. Khi xương mềm cho các loại củ vào nấu cùng, nêm nếm giai vị và chờ đến khi các loại rau củ chín vừa ăn thì tắt bếp.
2. Cá hồi áp chảo

Cá hồi áp chảo là một món ngon bổ dưỡng giúp bổ sung omega 3, vitamin D rất tốt cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Cách chế biến:
- Rửa sạch cá hồi, thái thành khứa vừa ăn. Sau đó thấm khô và ướp cá hồi với muối, tiêu. Chờ khoảng 15 phút cho cá hồi thấm vị.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu oliu vào, đợi dầu sôi thì cho cá vào áp chảo. Khi thấy cá vàng 2 mặt thì tắt bếp.
Bạn có thể ăn kèm cá hồi áp chảo với bông cải xanh, cà rốt hay cà chua bi đây đều là những loại rau quả rất tốt cho đốt sống cổ.
3. Gà hầm thuốc bắc

Đây là món ăn có tác dụng bồi bổ cơ thể, nhất là hệ xương khớp, giúp khí huyết lưu thông, trị đau mỏi vai gáy, suy nhược cơ thể và giúp cho người bệnh ngủ ngon hơn.
Cách chế biến:
- Sử dụng 0,5kg gà ác đen hoặc gà non tơ, làm sạch cho vào nồi hầm cùng tất cả nguyên liệu: kỷ tử – long nhãn – táo tàu tất cả 10g và 5g tam thất.
- Đến khi nào gà chín thật nhừ thì bắc xuống và nêm nếm gia vị cho vừa.
4. Salad rau củ

Salad rau củ là một món ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe mà các bước chế biến đơn giản, bạn có thể lựa chọn cho bữa ăn của mình thường xuyên.
Cách chế biến:
- Lựa chọn các loại rau củ như: bơ, rau xà lách, cà rốt, cà chua, hành tây, dưa leo cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Hòa tan 2 muỗng dầu ôliu, 2 muỗng nước cốt chanh, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu, khuấy đều. Sau đó cho vào tô rau củ đã chuẩn bị, rồi trộn đều. Thế là món salad rau củ đã hoàn thành.
An Kiện Vương hỗ trợ đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Để đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho đốt sống cổ, An Kiện Vương chính là sản phẩm mà bạn không thể bỏ qua.

An Kiện Vương được nghiên cứu điều chế từ các thảo dược quý là Móng quỷ, Một dược, Nhũ hương với khả năng giảm nhanh các cơn đau, chống viêm, hỗ trợ cải thiện thoái hóa đốt sống cổ. Cụ thể là:
- IridoforceTM (chiết xuất từ Móng quỷ) chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides lên tới 40% cao nhất trên thị trường. IridoforceTM có tác dụng giảm nhanh các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, cùng với đó hỗ trợ tổng hợp glycosaminoglycan, acid hyaluronic – những chất nền sụn khớp quan trọng, đẩy nhanh quá trình tái tạo lớp màng sụn, hạn chế thoái hóa đốt sống cổ tiến triển, người bệnh vận động cổ linh hoạt hơn.
- MyrliqTM (chiết xuất từ Một dược) có tác dụng giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ một cách nhanh chóng cùng với Nhũ hương ức chế phản ứng viêm tại đốt sống cổ nhờ ức chế men xúc tác quá trình viêm cũng như các yếu tố tiền viêm. Sự kết hợp của Một dược và Nhũ hương đem lại tác dụng gấp 4-5 lần sử dụng riêng lẻ.
- Không chỉ chứa bộ ba dược liệu quý trên, An Kiện Vương còn bổ sung các hoạt chất như Glucosamin, Cốt toái bổ, Vitamin K2 và Boron. Đây đều là những hoạt chất cần thiết, giúp bổ sung dưỡng chất tăng cường sức khỏe xương khớp.
Đây là một sản phẩm được điều chế từ các thảo dược tự nhiên, rất an toàn với người sử dụng mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ chắc chắn không nên bỏ qua.
Hãy “BẤM VÀO ĐÂY” nếu bạn muốn đặt mua sản phẩm An Kiện Vương giao hàng tận nhà.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Lời kết:
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng thoái hóa đốt sống cổ và hiệu quả điều trị bệnh. Vậy nên hãy lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp để tạo ra những tác động tích cực, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.
Tái liệu tham khảo:
https://vhea.org.vn/thoai-hoa-dot-song-co-nen-an-gi-9252.html
https://indembassy.com.vn/thoai-hoa-dot-song-co-nen-an-gi/
https://vietmecgroup.com/thoai-hoa-dot-song-co-nen-an-gi.html