Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây hạn chế khả năng vận động và tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy, người bệnh nên làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Dấu hiệu nào nhận biết thoái hóa đốt sống cổ?
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp mạn tính liên quan đến sự biến đổi của các đốt sống, sụn khớp, đĩa đệm và bao hoạt dịch. Bệnh thường gây ra các cơn đau nhức, đặc biệt là khi cử động vùng cổ. Tình trạng thoái hóa có thể xảy ra ở tất cả các đốt sống cổ trong đó C5, C6, C7 là 3 đốt sống có nguy cơ thoái hóa cao nhất.
Do thoái hóa đốt sống cổ tiến triển chậm nên triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi các triệu chứng xuất hiện nhiều và rõ ràng thì thoái hóa đã ở giai đoạn nặng hoặc có biến chứng.
- Đau nhức vùng cổ là dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa đốt sống cổ:
- Hạn chế vận động cổ: Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi cúi, gập, xoay cổ, hoạt động vùng cổ không linh hoạt và có cảm giác vướng víu, khó chịu.
- Đau nhức vùng cổ: Cảm giác đau nhức tại vùng cổ và các cơ xương khớp xung quanh là không thể tránh khỏi. Các cơn đau do thoái hóa cột sống cổ sẽ bắt đầu từ cột sống bị thoái hóa sau đó lan rộng ra vùng vai gáy, sau tai. Đôi khi các cơn đau có thể lan rộng lên vùng đầu hay xuống hai bả vai, vùng cánh tay gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Đau cứng cổ vào buổi sáng: Việc thay đổi thời tiết đột ngột có thể khiến cổ người bệnh bị cứng lại vào buổi sáng sớm, đặc biệt khi vừa ngủ dậy. Bệnh nhân sẽ khó khăn khi thực hiện quay đầu sang bên trái, phải hoặc nếu muốn xoay thì bắt buộc phải xoay cả thân người.
- Dấu hiệu Lhermitte: Dấu hiệu này là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng rất nguy hiểm. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu đột ngột như có luồng điện chạy dọc từ cổ xuống cột sống, sau đó lan xuống tay, chân, và các ngón tay, ngón chân.
- Tê bì tay: Thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép làm ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động ở tay. Điều này khiến tay của người bệnh trở nên tê bì, có thể không cảm nhận được nóng lạnh, hạn chế khả năng vận động.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đừng chủ quan với triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
- Đừng chủ quan với biến chứng thoái hóa đốt sống cổ!
Thoái hóa đốt sống cổ tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng khiến sức khỏe người bệnh bị sụt giảm nghiêm trọng, hoạt động thường ngày cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Thông thường, bệnh tiến triển khá chậm nhưng tổn thương gây ra rất khó phục hồi. Nếu không được điều trị đúng cách từ sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng như:
- Rối loạn tiền đình: Đây là một biến chứng khá phổ biến của thoái hóa cột sống cổ. Đốt sống bị thoái hóa làm hẹp lỗ tiếp hợp, gây thiếu máu não từ đó gây ra rối loạn tiền đình. Người bệnh thường có các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, buồn nôn, dễ bị ngã do hoa mắt, chóng mặt,…
- Hẹp ống sống: Khu vực cột sống cổ bị thoái hóa sẽ xuất hiện gai xương thu hẹp làm không gian tủy sống gây hẹp ống sống. Người bệnh thường có cảm giác tê và yếu cơ tại các chi và thân mình, có thể dẫn đến liệt nếu không phát hiện sớm.
- Thoát vị đĩa đệm: Thoái hóa đốt sống cổ trong thời gian dài sẽ gây ra thoát vị đĩa đệm cổ. Khi đó, người bệnh có nguy cơ bị rối loạn hoạt động ruột và bàng quang.
- Hạn chế khả năng vận động, bại liệt: Thoái hóa đốt sống cổ kết hợp với thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh và tủy sống sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi vận động, nguy hiểm hơn là bại liệt hoàn toàn.
Nên làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?
Thăm khám tại các cơ sở y tế
Khi phát hiện các dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám xác định chính xác mức độ tổn thương để có phương pháp điều trị kịp thời. Ban đầu, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của người bệnh theo các bước sau.
- Kiểm tra triệu chứng như cứng và đau cổ.
- Kiểm tra khả năng hoạt động của vùng cột sống cổ.
- Kiểm tra phản xạ, sức cơ của các ngón tay và hai tay.
Để đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể chỉ định thăm khám bằng hình ảnh:
- Hình ảnh X-quang cột sống cổ
- Chụp X – quang vùng cột sống cổ: Hình ảnh thu được cho thấy các bất thường như xuất hiện các gai xương, hẹp ống sống,…
- Chụp cắt lớp CT: Phương pháp này cung cấp hình ảnh chi tiết tình trạng tổn thương xương có kích thước nhỏ ở cột sống, đĩa đệm.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này sẽ giúp cho bác sĩ xác định được chính xác những dây thần kinh nào bị chèn ép.
☛ Tham khảo thêm tại: Địa chỉ khám chữa thoái hóa đốt sống cổ tốt!
Điều trị theo phác đồ được chỉ định
Việc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, phục hồi khả năng vận động của cột sống cổ và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Một số phương pháp điều trị đang được áp dụng như:
Sử dụng thuốc
Thuốc được lựa chọn phổ biến để làm giảm các triệu chứng của bệnh như đau nhức, co cứng cơ,… Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ như Paracetamol, Tramadol, nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid ( NSAIDs), thuốc giãn cơ, thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm,…
- Dùng thuốc điều trị triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc bởi mỗi thuốc đều có những tác dụng phụ và lưu ý sử dụng khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đau do viêm nặng, các thuốc giảm đau chống viêm đường uống không đáp ứng đối với bệnh nhân. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Corticosteroid (nhóm thuốc chống viêm) cạnh cột sống cho bệnh nhân.
☛ Tham khảo thêm tại: Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì tốt nhất?
Vật lý trị liệu
Phương pháp này giúp làm giảm cơn đau và kiểm soát triệu chứng hiệu quả mà không gặp phải tác dụng phụ như khi dùng thuốc. Ngoài ra, phương pháp này còn hỗ trợ phục hồi chức năng xương khớp và làm chậm quá trình thoái hóa. Một số phương pháp hay sử dụng như chườm nóng, châm cứu, bấm huyệt,…
- Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Ngoài ra, người bệnh còn có thể thực hiện các bài tập kéo dãn, xoa bóp giúp tăng cường sức cơ ở cổ và vai, từ đó giảm thiểu đáng kể các cơn đau. Khi lựa chọn phương pháp này, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật tránh tình trạng thoái hóa càng thêm nghiêm trọng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ !
Phẫu thuật ngoại khoa
Phẫu thuật thường không được khuyến khích khi điều trị thoái hóa cột sống cổ bởi rủi ro cao. Tuy nhiên, khi các phương pháp điều trị nội khoa khác không mang lại kết quả, đĩa đệm và các đốt sống bị tổn thương nghiêm trọng và khả năng vận động bị hạn chế đáng kể, lúc này bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Các phẫu thuật có thể áp dụng:
- Loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị, thay thế đĩa đệm nhân tạo.
- Loại bỏ gai xương, cắt bỏ một phần đốt sống thoái hóa.
- Phẫu thuật ngoại khoa thoái hóa đốt sống cổ
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Phướng pháp phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bên cạnh việc điều trị theo các phương pháp đã nêu ở phần trên, một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng giúp bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Một số nhóm thực phẩm bệnh nhân cần bổ sung như:
- Thực phẩm giàu Canxi: Canxi được biết đến là dưỡng chất thiết yếu đối với xương khớp bởi nó là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương. Bổ sung Canxi giúp hỗ trợ phục hồi tổn thương xương khớp, tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ. Các thực phẩm giàu canxi như: phô mai, sữa chua, cá hồi, các loại đậu, rau màu xanh đậm, sữa, đậu nành,…
- Thực phẩm giàu Omega-3: Là một acid béo tự nhiên rất tốt trong việc phục hồi những tổn thương do quá trình lão hóa xương khớp. Bổ sung Omega 3 giúp đẩy lùi cơn đau, ngăn ngừa hình thành viêm và lan rộng, tăng cường sức khỏe. Nhóm thực phẩm giàu Omega 3: cá thu, cá hồi, dầu gan cá, hàu, trứng cá muối,…
- Thực phẩm giàu đạm: Đạm có trong các loại thịt tươi và hải sản tốt cho việc phục hồi những thương tổn xương khớp và cột sống. Người mắc thoái hóa đốt sống cổ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, thịt gà, cá,,…
- Trái cây và rau xanh: Trái cây và rau xanh chứa lượng lớn chất xơ, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của các mô và tế bào trong cơ thể. Hơn nữa, những loại rau củ quả còn đẩy lùi lão hóa, cải thiện hệ tiêu hóa.
- Vitamin K: Là dưỡng chất có vai trò giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến xương khớp. Các loại thực phẩm giàu vitamin K như cải bó xôi, bông cải xanh, cà rốt, dầu oliu, …
- Magie: Magie là một khoáng chất cần thiết đối với quá trình phát triển cấu trúc xương, tổng hợp DNA, thúc đẩy vận chuyển Canxi qua màng tế bào,… Các loại thực phẩm giàu Magie như socola đen, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, chuối, rau màu đậm,…
- Thực phẩm người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần để ý đến một số loại thực phẩm cần tránh, cụ thể như:
- Đồ ăn chế biến sẵn: Những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe cũng như bệnh nhân viêm khớp. Những loại đồ ăn cần hạn chế như: xúc xích, gà rán, đồ hộp, khoai tây chiên,…
- Đồ ngọt: Các thực phẩm chứa nhiều đường làm cho quá trình hấp thụ canxi của cơ thể bị hạn chế ngoài ra còn kích thích những phản ứng viêm xảy ra đặc biệt là viêm tại các vị trí khớp. Vì vậy, những người có dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ nên hạn chế tối đa đồ ngọt như bánh ngọt, nước ngọt,…
- Đồ ăn chứa nhiều muối: Tiêu thụ quá nhiều muối khiến những cơn đau nhức kéo dài và âm ỉ. Do vậy cần hạn chế lượng muối nạp muối vào cơ thể.
- Chất kích thích: Rượu, bia khi sử dụng nhiều có hại với gan cũng như đối với bệnh nhân viêm đau khớp, thoái hóa khớp. Thuốc lá cũng là chất kích thích đặc biệt gây hại cho cơ thể. Đối với các bệnh lý liên quan đến xương khớp, thuốc lá khiến các triệu chứng viêm đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn, hủy hoại các tế bào canxi trong xương.
- Tránh rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác
☛ Chi tiết tại: Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng g?
Tập luyện các bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ
Nếu thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nhẹ thì người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, giải tỏa stress bằng cách nghe nhạc, đọc sách, đi dạo. Khi nằm ngủ, cần kê gối với độ cao vừa phải đồng thời thỉnh thoảng trở mình để máu được lưu thông tốt.
☛ Tham khảo thêm tại: Top 7 bài tập cho người thoái hóa đốt sống cổ!
Sử dụng An Kiện Vương đẩy lùi triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả, an toàn!
Viên xương khớp An Kiện Vương là giải pháp từ các thảo dược tự nhiên dành cho người thoái hóa vừa giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ!
Tại sao nên lựa chọn An Kiện Vương?
- Thành phần sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho người bệnh.
- Sản phẩm có chứa bộ ba hoạt chất nổi bật bao gồm IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (Một dược) và Nhũ hương giúp giảm đau, giảm viêm, hỗ trợ làm trơn ổ khớp giúp khớp vận động linh hoạt, tăng tổng hợp chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan, acid hyaluronic, từ đó cải thiện và làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết như Vitamin K2, Glucosamine, Collagen, Boron,… cùng thảo dược khác giúp tăng cường hợp chất sụn khớp, tăng khả năng làm lành các tổn thương màng sụn qua đó ngăn cản thoái hóa đốt sống cổ tiến triển..
- An Kiện Vương được sản xuất bởi nhà máy đạt chuẩn GMP, dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng sản phẩm.
- Giá thành hợp lý so với hiệu quả mà sản phẩm mang lại.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương online nhanh chóng, tiện lợi, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Từ những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “nên làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?”. Lưu ý rằng, khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
- https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/thoai-hoa-ot-song-co-la-gi-6-nguyen-nhan-va-5-dau-hieu-moi
- https://acc.vn/benh-dieu-tri/dau-co/#7_Dieu_tri_thoai_hoa_dot_song_co
- https://syt.baclieu.gov.vn/vi/-/thoai-hoa-dot-song-co
- https://thuocdantoc.vn/benh/thoai-hoa-dot-song-co
- https://vietmecgroup.com/thoai-hoa-dot-song-co-nen-an-gi.html