Massage là phương pháp trị liệu mang đến nhiều tác dụng tích cực trong cải thiện các vấn đề cơ – xương – khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, việc thực hiện massage đúng quy trình kỹ thuật thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách massage thoát vị đĩa đệm chuẩn xác và các lưu ý khi thực hiện nhằm đạt được hiệu quả điều trị tối đa.
Massage thoát vị đĩa đệm có tác dụng gì?
Thoát vị đĩa đệm gây ra các cơn đau nhức kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và tâm lý bệnh nhân. Một trong các biện pháp giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn là massage, xoa bóp.
Massage sử dụng lực từ tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ tác động trực tiếp lên vùng lưng bị đau nhức. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, dễ thực hiện và mang lại nhiều tác động tích cực. Dưới đây là một số tác dụng cụ thể của massage đối với người thoát vị đĩa đệm:
- Giảm đau nhức, sưng viêm: Đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức, co cứng cơ,… Massage có tác dụng giúp các nhóm cơ quanh vùng cột sống được thư giãn, hỗ trợ giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, từ đó giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thúc đẩy tuần hoàn máu: Các động tác, kỹ thuật massage có tác dụng làm nóng cơ thể, tăng cường lưu thông máu, vận chuyển các chất dinh dưỡng đến vùng cột sống bị tổn thương, từ đó thúc đẩy quá trình sửa chữa, tái tạo và rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.
- Tăng cường sức mạnh cơ – xương: Việc thực hiện massage cho người thoát vị đĩa đệm sẽ kích thích mô sụn tiết nhiều chất nhờn, làm giảm lực ma sát giúp vận động trở nên linh hoạt hơn, đồng thời hạn chế tình trạng khô khớp và gia tăng sức mạnh cơ bắp cho bệnh nhân.
Giai đoạn nào phù hợp để massage thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm tiến triển từ nhẹ đến nặng theo 4 giai đoạn. Mặc dù massage có tác dụng tốt cho người thoát vị đĩa đệm nhưng không phải giai đoạn nào áp dụng liệu pháp này cũng đạt hiệu quả như mong muốn.
2 giai đoạn đầu: Đây là giai đoạn bệnh còn nhẹ, đĩa đệm mới bắt đầu tổn thương, biến dạng nhẹ nên triệu chứng thường không rõ ràng. Các cơn đau nhức xuất hiện rời rạc, tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Trong giai đoạn này, liệu pháp massage đem đến hiệu quả cao, giúp giảm đau nhanh chóng mà không nhất thiết cần dùng đến thuốc.
Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu nhiều hơn, bao xơ đĩa đệm tổn thương và bắt đầu bị rách. Vì vậy, người bệnh cần chú ý khi thực hiện động tác massage. Một lực tác động quá mạnh có thể khiến đĩa đệm tổn thương nhiều hơn.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nhân nhầy đĩa đệm thoát ra hẳn bao xơ và chèn ép nghiêm trọng lên các dây thần kinh. Thực hiện massage trong giai đoạn này hầu như không mang lại hiệu quả đáng kể, thậm chí tác động massage còn có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh không nên áp dụng liệu pháp massage trong giai đoạn này.
Hướng dẫn cách massage thoát vị đĩa đệm hiệu quả!
Massage thoát vị đĩa đệm cần thực hiện đúng kỹ thuật, đúng quy trình để đạt hiệu quả tối đa. Bởi vì cột sống của người bệnh thoát vị đĩa đệm dễ tổn thương hơn so với bình thường. Vì vậy, tốt hơn hết là người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm để hạn chế gặp rủi ro.
Với trường hợp người bệnh tự thực hiện massage tại nhà, người bệnh nên chú ý thực hiện đúng kỹ thuật hơn là xoa bóp thông thường. Dưới đây là một số kỹ thuật massage, bài tập xoa bóp bấm huyệt người bệnh có thể tham khảo.
Xoa bóp bấm huyệt
Để cải thiện triệu chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm, phương pháp xoa bóp massage thường tập trung vào các huyệt đạo. Vị trí các huyệt đạo quan trọng cần xác định là:
- Huyệt cách du: Nằm ở giữa hai đốt sống lưng D7 – D8, cách ra phía ngoài khoảng 1,5 thốn (tương đương với chiều ngang của 2 ngón tay giữa và trỏ). Tác động vào huyệt này giúp giảm đau thắt lưng, đau dây thần kinh, giảm chèn ép,…
- Huyệt thận du: Nằm ở giữa hai đốt sống thắt lưng L2 – L3, cách ra phía ngoài 1,5 thốn. Khi được tác động, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau thắt lưng thuyên giảm, mạnh gân cốt,…
- Huyệt đại trường du: Vị trí nằm ở giữa hai đốt sống thắt lưng L4 – L5 khoảng 1,5 thốn hướng ra phía ngoài. Tác động vào huyệt đại trường du giúp cải thiện tình trạng co cứng cơ lưng, tê buốt khi cúi gập người.
- A thị huyệt: Hay còn được gọi là huyệt bất định vì nó không nằm cố định một vị trí, chỉ xuất hiện tại nơi bệnh nhân cảm thấy đau. Tác động vào huyệt này giúp làm giảm đau nhức và tê cứng cơ.
Sau khi đã xác định chính xác vị trí các huyệt đạo, người thực hiện cần nắm rõ các kỹ thuật để nâng cao hiệu quả điều trị. Trong xoa bóp, bấm huyệt, có 4 kỹ thuật chính như sau:
- Xoa: Dùng các đầu ngón tay xoa lên vùng đau nhức theo chiều ngược kim đồng hồ, thực hiện trong vòng 5 phút mỗi lần xoa.
- Bóp: Dùng đầu ngón tay cái ấn lên vùng lưng đau, các ngón tay còn lại bóp đều với lực trung bình, mỗi lần thực hiện ít nhất 5 phút.
- Day: Sử dụng lòng bàn tay ấn xuống vùng lưng đau, đồng thời day với lực vừa phải.
- Lăn: Sử dụng các đầu ngón tay di chuyển giống con lăn dọc theo hai bên cột sống lưng, thực hiện trong khoảng 5 phút mỗi lượt.
Bài massage thoát vị đĩa đệm lưng
Đối với người thoát vị đĩa đệm lưng, ngoài việc xác định đúng huyệt đạo và nắm rõ kỹ thuật, người bệnh cần thực hiện đúng quy trình và nên có người hỗ trợ thực hiện các động tác massage. Các bước massage lưng được tiến hành như sau:
Bước 1: Làm giãn cơ lưng và cơ mông
- Dùng mu bàn tay ấn xuống vùng da lưng bệnh nhân, di chuyển theo chiều kim đồng hồ dọc theo cột sống từ lưng xuống mông khoảng 3 lần.
- Dùng ngón tay và khớp cổ tay ấn lên vùng lưng đau nhức, di chuyển tương tự như trên khoảng 3 lần.
- Dùng cả hai bàn tay vừa thực hiện xoa bóp vừa kết hợp với động tác kéo thịt hai bên cột sống lưng thêm 3 lần nữa.
Bước 2: Thực hiện massage lưng
- Người thực hiện kết hợp động tác day và ấn lên 3 huyệt đạo (huyệt cách du, huyệt thận du và huyệt đại trường du) theo chiều kim đồng hồ.
- Dùng ngón tay cái bấm huyệt theo lực tăng dần, đến khi người bệnh thấy căng tức thì dừng lại. Nghỉ khoảng 1 phút rồi thực hiện lặp lại động tác.
- Dựa trên hình ảnh chẩn đoán thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân, người thực hiện xác định vị trí khối thoát vị, sau đó day theo chiều ngược lại để hỗ trợ đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu. Mỗi lần thực hiện trong khoảng 3 – 5 phút.
Bài massage thoát vị đĩa đệm cổ
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể thực hiện massage theo các bước sau:
Bước 1: Xoa bóp vùng vai gáy
- Người bệnh ngồi thẳng lưng và hơi cúi đầu về phía trước.
- Dùng các đầu ngón tay thực hiện xoa bóp, day vùng cổ vai gáy với lực trung bình.
Bước 2: Day huyệt kiên tỉnh
- Huyệt kiên tỉnh nằm ở điểm cao nhất của vai, khi ấn vào người bệnh sẽ thấy tê, đau nhức.
- Dùng đầu ngón tay ấn và day vào huyệt này trong khoảng 3 – 4 phút.
Bước 3: Thực hiện chà xát gáy
- Người bệnh đan hai tay vào nhau và đặt ra sau gáy.
- Kéo tay từ trái qua phải khoảng 10 lần, điều này sẽ giúp làm nóng vùng vai gáy và giảm đau cho người bệnh.
Các thiết bị massage hỗ trợ cho người thoát vị đĩa đệm
Ngoài cách massage bằng tay đơn giản và tiết kiệm, người bệnh có thể sử dụng một số thiết bị hỗ trợ massage hiện đại hơn như máy massage, ghế massage sử dụng tại nhà.
Ghế massage
Ghế massage là thiết bị hỗ trợ massage hiệu quả, phù hợp với người thoát vị đĩa đệm trong 2 giai đoạn đầu. Ngoài tác dụng giúp giảm đau nhanh chóng, thúc đẩy lưu thông khí huyết, ghế massage hiện nay được tích hợp thêm nhiều tính năng khác như xoa bóp, bấm huyệt một lúc nhiều vị trí,…
Thêm vào đó, sử dụng ghế massage giúp người bệnh cảm thấy thư giãn dễ chịu, ngủ ngon giấc hơn. Một số ghế massage hiện đại còn có thêm chức năng ổn định cấu trúc cột sống, thích hợp cho người mới bị thoát vị đĩa đệm muốn hỗ trợ đẩy đĩa đệm về vị trí ban đầu.
Máy massage
Cũng giống như ghế massage, máy massage cũng hỗ trợ làm giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thư giãn cơ bắp, giảm cứng khớp, đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, từ đó rút ngắn thời gian hồi phục tổn thương.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại máy massage phổ biến là máy rung và máy xung điện. Nhờ tác dụng của các rung động liên tục với lực vừa phải, triệu chứng thoát vị đĩa đệm sẽ dần được cải thiện.
Lưu ý khi massage cho người thoát vị đĩa đệm
Khi thực hiện massage, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Người bệnh cần đi khám để biết chính xác mức độ thoát vị của bản thân và tham khảo ý kiến của bác sĩ để chắc chắn rằng có nên thực hiện massage chữa thoát vị đĩa đệm hay không.
- Chỉ nên thực hiện massage với lực vừa phải bởi cột sống người bệnh vốn dĩ đã nhạy cảm, khi tác động lực quá mạnh có thể khiến tình trạng thoát vị nghiêm trọng hơn.
- Nếu chưa chắc chắn về các kỹ thuật massage, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ.
- Người bệnh nên nghỉ ngơi. thư giãn, tránh vận động mạnh sau mỗi liệu trình thực hiện massage.
- Nếu massage không đem lại hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phương pháp khác phù hợp hơn.
- Nếu có vấn đề bất thường xảy ra khi massage thoát vị đĩa đệm, người bệnh hãy thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
Ngoài việc kiên trì thực hiện massage thoát vị đĩa đệm, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như Vitamin D, Canxi, Omega-3,… đồng thời kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý sẽ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.
☛ Tham khảo thêm tại: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Kết hợp An Kiện Vương – cải thiện hiệu quả triệu chứng thoát vị đĩa đệm!
Để nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể kết hợp liệu pháp massage với việc sử dụng viên uống chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đó là An Kiện Vương. Không chỉ giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng đau nhức, tê bì mà An Kiện Vương còn hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng thoát vị đĩa đệm.
An Kiện Vương là sự kết hợp của bộ ba dược liệu quý trong tự nhiên là Móng quỷ, Một dược và Nhũ hương, mỗi thành phần đều có tác dụng tốt trong cải thiện vấn đề về xương khớp:
Iridoforce™ (chiết xuất từ Móng quỷ): Nguyên liệu được nhập khẩu từ Pháp, có chứa hàm lượng hoạt chất Harpagoside rất cao (đạt tới 40%, gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường). Đây là hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống viêm tốt, đồng thời thúc đẩy quá trình sản sinh chất nền sụn khớp glycosaminoglycan, acid hyaluronic, từ đó rút ngắn quá trình hồi phục tổn thương xương khớp.
Myrliq™ (chiết xuất từ Một dược): Nhờ ứng dụng công nghệ CO2 siêu tới hạn, Myrliq™ có hàm lượng hoạt chất Furanodien rất cao mà không tồn dư tạp chất. Hoạt chất này đã được chứng minh về tác dụng giảm đau tại chỗ, trong đó có thoát vị đĩa đệm.
Nhũ hương: Đây là dược liệu quý đã được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Sự kết hợp giữa Nhũ hương và Một dược đã làm tăng hiệu quả giảm đau lên gấp 5 – 7 lần so với sử dụng từng dược liệu riêng lẻ.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Từ những thông tin trên đây, hy vọng người bệnh đã hiểu rõ hơn về phương pháp massage thoát vị đĩa đệm và các kỹ thuật, bài massage sao cho đạt hiệu quả tối ưu. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn massage phù hợp với tình trạng của bản thân.
Tài liệu tham khảo:
- https://nhatnamyvien.com/massage-thoat-vi-dia-dem-18080.html
- https://www.dongyvietnam.org/cach-massage-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem.html
- https://benhvienxuongkhop102.org/cach-massage-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem-746.html
- https://www.dongphuongyphap.com/cach-massage-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem.html