Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau là tình trạng khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng. Cơn đau xuất hiện sau phẫu thuật có thể do các nguyên nhân khác nhau. Người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách xử lý đúng đắn, tránh để lại các hậu quả nghiêm trọng.
Mục lục
Vì sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp gây ảnh hưởng nhiều tới khả năng vận động của bệnh nhân. Phương pháp phẫu thuật chỉ được thực hiện khi phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc khối thoát vị chèn ép nhiều lên thần kinh, tủy sống gây hội chứng chùm đuôi ngựa, teo cơ, liệt cơ,…
Một số kỹ thuật mổ thoát vị đĩa đệm hiện nay bao gồm mổ hở, mổ vi phẫu, mổ nội soi,… Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất. Trong một số trường hợp, sau khi đã mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh vẫn bị đau. Đây là một tình trạng khá phổ biến, nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
☛ Tham khảo chi tiết hơn: Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?
Dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp:
Kích ứng dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm có thể gây tổn thương các dây thần kinh. Mặc dù phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, nhưng các dây thần kinh cũng cần thời gian nhất định để hồi phục. Do đó, những cơn đau có thể xuất hiện kéo dài cho đến khi tổn thương được chữa khỏi hoàn toàn. Trường hợp dây thần kinh bị tổn thương vĩnh viễn, cơn đau có thể trở thành mãn tính và không có biện pháp điều trị.
Mặt khác, quá trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng có thể gây nhiễm trùng, từ đó gây kích ứng các dây thần kinh gây đau đớn.
Mất tính ổn định cột sống
Bệnh nhân vẫn cảm thấy đau sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể là dấu hiệu của sự mất ổn định cột sống (cấu trúc cột sống suy yếu). Lúc này, cột sống không đủ ổn định để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện như chuột rút ở thắt lưng hoặc co thắt cơ vùng cột sống lưng. Các nguyên nhân khiến cột sống mất tính ổn định thường gặp là xẹp đĩa đệm, chấn thương các đốt sống, hình thành mô sẹo ở cột sống,…
Phẫu thuật thất bại
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có tỷ lệ thành công thường khá cao, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ không nhỏ những ca phẫu thuật thất bại và gây đau đớn sau phẫu thuật. Theo thống kê, khoảng 4 – 10% trường hợp phẫu thuật thất bại. Các yếu tố dẫn đến phẫu thuật thất bại bao gồm:
- Đĩa đệm hư tổn còn sót lại sau mổ.
- Hình thành các mô sẹo sau phẫu thuật.
- Cột sống mất sự ổn định.
- Dây thần kinh bị tổn thương.
Ngoài cảm giác đau nhức, bệnh nhân còn có thể gặp phải các bệnh lý khác đi kèm như bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh tự miễn,…
Thoát vị đĩa đệm tái phát
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nhằm lấy đi khối thoát vị để giải phóng sự chèn ép rễ dây thần kinh hoặc tủy sống. Điều này giúp cải thiện triệu chứng và chức năng vận động đáng kể. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể bị tái phát bệnh trong tương lai. Thực tế cho thấy, khoảng 5 – 15% trường hợp bị tái phát sau mổ thoát vị đĩa đệm trong vòng 6 tháng. Khả năng tái phát phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của lần mổ trước đó cũng như chế độ chăm sóc sau mổ.
Tổn thương chưa hoàn toàn hồi phục
Khi thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, các tổn thương đều cần một thời gian để hồi phục trở lại, trong đó có cả tổn thương mô mềm xung quanh vết mổ. Bệnh nhân xuất hiện cơn đau sau mổ thoát vị đĩa đệm trong khoảng 2 – 3 tuần là hoàn toàn bình thường.
Trên thực tế, những tổn thương sau mổ phải mất đến 1 – 2 tháng để bớt sưng đỏ. Các rễ dây thần kinh bị chèn ép cũng cần 4 – 6 tháng để phục hồi dần.
Yếu tố khác
Ngoài các nguyên nhân nêu trên thì sự tình trạng đau sau mổ thoát vị đĩa đệm xong có thể liên quan đến một số yếu tố khác như:
- Vận động sai tư thế sau mổ: tư thế ngồi, vận động làm việc không đúng sẽ gây cản trở đến quá trình hồi phục. Ngoài làm phát sinh cơn đau, vận động sai tư thế còn làm tăng nguy cơ tái phát bệnh sau phẫu thuật.
- Mang vác vật nặng: Với những người từng trải qua phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, đây là điều cấm kỵ ngay cả khi tổn thương đã được hồi phục hoàn toàn. Bởi lúc này, cột sống không có được sự khỏe mạnh vốn có. Khi phải chịu tác động vật lý và cơ học mạnh, người bệnh khó tránh khỏi tình trạng khởi phát cơn đau và tái phát bệnh.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ gặp phải rủi ro càng lớn, ngay cả trong và sau phẫu thuật. Họ thường cần nhiều thời gian để phục hồi và dễ gặp biến chứng sau mổ hơn.
Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp, cơn đau có thể tự hết mà không cần can thiệp điều trị y tế. Nhất là ở giai đoạn tổn thương chưa hoàn toàn được chữa lành.
Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với các cơn đau sau mổ thoát vị đĩa đệm. Bởi trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng và biến chứng khó lường. Đặc biệt là khi cơn đau cảnh báo thoát vị tái phát trở lại hay dấu hiệu phẫu thuật thất bại. Lúc này, bệnh nhân cần chủ động thăm khám ngay để được chẩn đoán và xác định hướng điều trị đúng đắn, kịp thời.
Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau, nên làm gì?
Tình trạng đau nhức sau mổ thoát vị đĩa đệm dù nhẹ hay nặng thì bệnh nhân đều tuyệt đối không được chủ quan. Dưới đây là các điều nên làm nếu gặp tình trạng đau sau mổ thoát vị đĩa đệm.
Theo dõi triệu chứng
Những cơn đau sau mổ có thể là hoàn toàn bình thường nên người bệnh không cần quá lo lắng và hoang mang. Trước hết, người bệnh cần theo dõi thêm, quan sát các triệu chứng để phán đoán được nguyên nhân và có biện pháp xử lý tốt nhất.
Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng hơn, kèm theo các dấu hiệu khác như sốt cao, ớn lạnh, chảy máu, sưng tấy, tê bì chân tay,… người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Thăm khám kiểm tra
Như đã đề cập ở phần trên, trong một số trường hợp, mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn bị đau có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng cần chú ý. Lúc này người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và can thiệp đúng cách.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, hỏi thêm về những triệu chứng. Ví dụ như mức độ đau hay triệu chứng khác đi kèm. Bên cạnh đó, một số xét nghiệm hình ảnh có thể được chỉ định như chụp CT, MRI hay X-quang để xác định chính xác nguyên nhân gây đau. Từ đó có hướng xử trí phù hợp nhất.
☛ Tham khảo thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?
Dùng biện pháp giảm đau
Bệnh nhân có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà dưới đây.
Chườm nóng, chườm lạnh:
Tùy theo các dấu hiệu khác đi kèm với cơn đau mà người bệnh có thể lựa chọn tác động bằng nhiệt nóng hay nhiệt lạnh. Nếu chỉ đau thì chườm nóng, kèm thêm sưng tấy thì nên chườm lạnh. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị túi chườm rồi chườm trực tiếp lên vùng bị đau sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.
Xoa bóp, massage:
Đây là cách hỗ trợ giảm đau hiệu quả và dễ thực hiện. Massage, xoa bóp giúp tăng lưu thông máu và giải phóng các rễ thần kinh bị căng thẳng. Từ đó giúp cho cơ thể được thư giãn và cải thiện đau nhức. Khi massage, người bệnh nên chú ý dùng lực nhẹ tránh tổn thương mô mềm chưa hồi phục sau mổ thoát vị đĩa đệm.
Dùng thuốc giảm đau:
Khi bệnh nhân bị đau nặng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau để cải thiện cơn đau sau mổ. Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp tác dụng không mong muốn.
Vận động, nghỉ ngơi hợp lý
Sau mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên dành thêm thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian hồi phục. Đồng thời cẩn trọng trong sinh hoạt thường ngày, tránh các tác động cơ học lên vùng cột sống để đảm bảo tốc độ hồi phục nhanh hơn. Chú ý luôn duy trì các tư thế đúng như luôn giữ thẳng lưng khi ngồi, đứng, đi bộ nhẹ nhàng giúp duy trì sự linh hoạt của cột sống và giảm thiểu các cơn đau. Người bệnh cũng nên trao đổi với bác sĩ trước khi tập luyện để tránh các rủi ro liên quan.
Việc duy trì vận động sau khi mổ thoát vị đĩa đệm còn mang đến một số lợi ích khác bao gồm:
- Củng cố lại cấu trúc đĩa đệm đã bị suy yếu.
- Tăng cường lượng máu lưu thông thúc đẩy quá trình phục hồi.
- Ngăn ngừa viêm nhiễm và phòng ngừa các biến chứng sau phẫu thuật.
- Hạn chế hình thành các mô sẹo, giảm khả năng ảnh hưởng của mô sẹo đến cấu trúc đĩa đệm và thần kinh.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học góp phần quan trọng đối với quá trình phục hồi sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng như sau:
- Uống đủ nước: Bổ sung đủ nước là điều cần thiết để phục hồi sức khỏe. Nước giúp các chất dinh dưỡng lưu thông, các khớp và các cơ quan hoạt động tốt hơn.
- Thực phẩm nhiều Protein: Protein luôn là nhóm chất hàng đầu cần bổ sung cho người bệnh. Protein giúp tái tạo mô mới, từ đó vết mổ hồi phục tốt hơn. Protein có nhiều trong thịt gia cầm, cá, sữa, các loại đậu, trái cây, ức gà, cá hồi,…
- Thực phẩm giàu chất xơ: Sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật và lối sống ít vận động có thể gây táo bón. Táo bón sau mổ làm tăng áp lực lên cột sống và làm cho cơn đau nghiêm trọng hơn. Do vậy, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ chẳng hạn như lê, rau xanh, quả mọng, bông cải xanh, chuối, bơ,…
- Thực phẩm giàu Vitamin A, C, Kẽm: Rất có ích trong việc phòng chống nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bệnh nhân có thể ăn các trái cây họ cam quýt, dâu tây, cà chua, sữa, lòng đỏ trứng, gan động vật,…
- Thực phẩm chứa Collagen và Canxi: Bổ sung thêm thực phẩm chứa Collagen và Canxi giúp rút ngắn thời gian lành vết thương, tăng cường sự chắc khỏe xương khớp.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện cơn đau do thoát vị đĩa đệm tái phát!
Trong trường hợp cơn đau sau mổ xuất phát từ nguyên nhân thoát vị đĩa đệm tái phát, người bệnh có thể sử dụng viên uống An Kiện Vương. Đây là sản phẩm được chiết xuất từ các dược liệu quý trong tự nhiên, có tác dụng cải thiện hiệu quả triệu chứng đau nhức, đặc biệt là trong thoát vị đĩa đệm.
Bộ ba thành phần nổi bật nhất trong mỗi viên uống An Kiện Vương là IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược) và Nhũ hương. Nhờ sự kết hợp này, An Kiện Vương có tác dụng:
- Giảm đau hiệu quả, đặc biệt là đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm,…
- Chống viêm nhờ khả năng ức chế yếu tố tiền viêm và các enzyme xúc tác cho phản ứng viêm.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và chất bôi trơn acid hyaluronic, thúc đẩy hồi phục tổn thương xương khớp.
Ngoài ra, An Kiện Vương còn bổ sung Collagen type 2, Vitamin K2, Boron,… Đây là các dưỡng chất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của hệ xương khớp, giúp khớp vận động linh hoạt hơn, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là toàn bộ những thông tin có liên quan đến tình trạng đau sau mổ thoát vị đĩa đệm. Hi vọng bài viết trên đã giúp giải đáp được thắc mắc của người bệnh và thông qua đây, người bệnh có thể chủ động xác định tình trạng của bản thân cũng như có cách xử trí kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
- https://ihr.org.vn/mo-thoat-vi-dia-dem-xong-van-dau-18799.html
- https://khoahocdoisong.vn/nguyen-nhan-mo-thoat-vi-dia-dem-xong-van-dau-188685.html