Rất nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ quan tâm tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh mà không biết rằng chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò to lớn trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng cột sống, đĩa đệm. Vậy thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để có câu trả lời nhé!
Mục lục
Dinh dưỡng có ảnh hưởng đến thoát vị đĩa đệm?
Dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự sống, sức khỏe tổng thể của con người nói chung và trong việc hỗ trợ cải thiện triệu chứng, phục hồi tổn thương do thoát vị đĩa đệm nói riêng.
Cụ thể, một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ mang đến cho người bệnh thoát vị đĩa đệm những lợi ích như:
- Tăng cường sức mạnh cơ xương khớp, cải thiện sức khỏe bao xơ và mâm sụn đĩa đệm
- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm
- Cung cấp dưỡng chất, thúc đẩy phục hồi tổn thương sụn khớp và đĩa đệm, đặc biệt giúp cải thiện thể trạng ở người bệnh, nhất là người mới trải qua phẫu thuật
- Làm chậm quá trình thoái hóa, từ đó ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tiến triển.
Theo các chuyên gia chế độ dinh dưỡng còn góp phần điều chỉnh và kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh để tình trạng thừa cân gây tác động xấu đến đĩa đệm và cột sống. Chính vì vậy, người bệnh nên chú ý hơn đến việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường bổ sung các dưỡng chất có lợi và hạn chế sử dụng thực phẩm có hại.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Như đã nói ở trên, một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích việc cải thiện sức khỏe đĩa đệm. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh không nên bỏ qua:
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa có chứa một lượng canxi dồi dào, rất tốt cho sự phát triển và duy trì cấu trúc xương, cải thiện sức khỏe xương khớp. Chính vì vậy, đây luôn là nhóm thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích sử dụng đối với người bệnh xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng.
Mặc dù vậy, người bệnh không nên lạm dụng các thực phẩm này với lý do cần bổ sung canxi, bởi các loại sữa nguyên kem thường chứa nhiều chất béo hoặc cholesterol không có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân xương khớp. Thay vào đó hãy cân nhắc đến việc lựa chọn các sản phẩm sữa tách béo và sữa chua không đường để hạn chế nạp quá nhiều chất béo.
Ngoài sữa, bạn cũng có thể bổ sung canxi từ các thực phẩm khác như các loại rau có lá màu xanh đậm (cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh,…), đậu phộng, đậu hà lan, đậu phụ, cá hồi, cá mòi,…
Động vật có vỏ
Động vật có vỏ được chia thành hai loại:
- Giáp xác: tôm, cua, ghẹ,…
- Nhuyễn thể (thân mềm): Nghêu, sò, ốc, hến, hàu,…
Chúng giúp cung cấp protein và glusamine, rất cần thiết cho quá trình phục hồi tổn thương xương và sụn. Bên cạnh đó, động vật có vỏ cũng chứa vitamin B12, vitamin A và một lượng nhỏ chất béo, giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa, từ đó cải thiện tình trạng đau lưng và tăng khả năng chữa lành các tổn thương do thoát vị đĩa đệm.
Protein thực vật
Protein giúp cung cấp các axit amin cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương khớp và đĩa đệm. Việc bổ sung một lượng vừa đủ protein mỗi ngày sẽ giúp quá trình phục hồi tổn thương ở đĩa đệm và mô sụn diễn ra nhanh chóng hơn.
So với protein động vật, protein thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn, đặc biệt đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm. Các chuyên gia cho biết mặc dù trong các loại thịt có chứa lượng protein rất lớn, nhưng chúng có khả năng kích thích các phản ứng viêm, khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm thêm trầm trọng.
Trong khi đó các loại thực vật giàu protein như đậu Hà Lan, đậu lăng, hạt chia, bông cải xanh,… lại có chứa các hoạt chất chống oxy hóa, vitamin, chất xơ cùng nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy, protein thực vật sẽ là nguồn cung cấp dưỡng chất hoàn hảo cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Nếu bạn vẫn muốn bổ sung protein có nguồn gốc động vật vào chế độ dinh dưỡng thì hãy chọn các loại thịt trắng thay vì thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt dê,…).
Ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu magie
Trong ngũ cốc nguyên hạt chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, protein và các chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe, có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa, chống lại bệnh tật. Đặc biệt, hàm lượng dồi dào magie trong ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc duy trì cấu trúc của xương, tăng sức mạnh cơ bắp và ngăn ngừa các vấn đề ở cột sống.
Cụ thể, nếu lượng magie trong máu bị thiếu hụt, nó sẽ được rút ra khỏi xương. Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tăng cường bổ sung magie vào chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý để duy trì mật độ xương, giúp giãn và co bóp cơ, tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ hỗ trợ cột sống.
Ngoài ngũ cốc nguyên hạt, magie cũng được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như cá, đậu, hạt, quả hạch, sữa chua, chuối, bơ,..
Cá hồi và các thực phẩm giàu omega-3
Trong cá hồi có chứa nhiều omega-3 – một loại acid béo tự nhiên có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm và rất tốt cho sức khỏe của cột sống, đĩa đệm. Không những vậy, cá hồi cũng chứa nhiều Vitamin D, giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, góp phần đáng kể vào quá trình chữa lành các tổn thương tại đĩa đệm và các tế bào và xương.
Ngoài cá hồi, bạn có thể bổ sung omega-3 từ cá ngừ, cá mòi, cá trích, dầu cá, hàu, hạt lanh, hạt chia, đậu nành,…
Rau màu xanh đậm
Các loại rau màu xanh đậm như rau chân vịt, rau cải xoăn, bông cải xanh,… thường có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D, vitamin K2, canxi,… giúp duy trì hệ xương khớp chắc khỏe.
Bên cạnh đó, các loại rau màu xanh đậm cũng có chứa các chất chống viêm, chống oxy hóa tự nhiên, giúp giảm tình trạng sưng viêm ở cột sống, từ đó hỗ trợ giảm đau nhức, cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Trái cây tươi
Trái cây tươi là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
Đặc biệt các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi, nho,… và các loại trái cây họ cam quýt có chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa tự nhiên, rất hữu ích cho quá trình sản xuất collagen để thúc đẩy phục hồi tổn thương ở đĩa đệm.
Ngoài ra, trái bơ cũng là thực phẩm tốt cho sức khỏe với hàm lượng chất xơ, vitamin E, carotenoid lutein và kali dồi dào, có khả năng làm giảm các triệu chứng viêm, hỗ trợ tái tạo các mô liên kết và xoa dịu cảm giác đau tại vùng cột sống.
Nước hầm xương
Thường xuyên sử dụng các món ăn được chế biến từ nước hầm xương, sụn và gân động vật sẽ giúp bổ sung Glucosamine và Chondroitin cho cơ thể. Đây là hai dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình tái tạo sụn khớp, giúp thúc đẩy phục hồi tổn thương đĩa đệm và cải thiện chức năng vận động của cột sống.
Bị thoát vị đĩa đệm không nên ăn gì?
Để việc cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm dưới đây:
Các loại thịt đỏ
Thịt đỏ là nhóm thực phẩm có chứa một lượng lớn protein, để tiêu hóa được chúng cơ thể sẽ phải sản sinh ra nhiều acid và canxi để trung hòa. Trong trường hợp cơ thể không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết thì canxi trong xương sẽ được huy động tham gia vào quá trình tiêu thụ protein. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp quá trình phục hồi tổn thương tại cột sống và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp như viêm khớp, loãng xương,…
Bên cạnh đó, trong các loại thịt đỏ còn chứa chất neu5gc, khi vào cơ thể sẽ kích thích các phản ứng viêm diễn ra mạnh hơn, làm tăng cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh, đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương tại đĩa đệm.
Chính vì vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt trâu, thịt chó, thịt dê, thịt cừu,…
Bánh kẹo ngọt
Trong bánh kẹo ngọt có chứa rất nhiều đường tinh chế, có khả năng kích thích cơ thể giải phóng nhiều cytokine, khiến các phản ứng viêm tại vị trí xương khớp, cột sống bị tổn thương diễn ra nghiêm trọng hơn, đồng thời đẩy nhanh quá trình thoái hóa – một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Bên cạnh đó, việc nạp quá nhiều đường từ bánh kem, bánh quy sữa, các loại kẹo,… sẽ làm gia tăng nguy cơ béo phì, khiến cột sống và đĩa đệm phải chịu thêm nhiều áp lực, nhanh chóng suy thoái. Điều này hoàn toàn không tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Đồ ăn nhanh và thực phẩm nhiều chất béo bão hòa
Các loại đồ ăn nhanh như pizza, hamburger, gà rán, khoai tây chiên thường chứa nhiều chất béo không lành mạnh, làm thúc đẩy các phản ứng viêm trong cơ thể và khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn. Các chuyên gia cũng cho biết chất béo bão hòa là một trong những thủ phạm gây phá hủy sụn khớp, thúc đẩy thoái hóa tiến triển.
Ngoài đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ thì nội tạng động vật cũng chứa nhiều chất béo bão hòa mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên hạn chế sử dụng.
Đồ ăn nhiều muối
Thành phần natri và clorua trong muối ăn có thể làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu, gây cản trở quá trình hấp thu canxi vào xương. Lâu dần sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt canxi, khiến xương khớp trở nên suy yếu và dễ bị tổn thương.
Ngoài ra muối còn khiến cơ thể bị giữ nước, làm các phản ứng sưng viêm ở vùng cột sống bị tổn thương diễn ra trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi của người bệnh.
Ngũ cốc tinh chế
Theo các chuyên gia, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên hạn chế sử dụng ngũ cốc tinh chế bởi chúng có chứa hàm lượng lớn tinh bột, có khả năng khiến hàm lượng insulin trong máu bị tăng đột biến, đồng thời sản sinh các phản ứng viêm. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức lan tỏa, làm chậm quá trình chữa lành tổn thương của mô mềm và đĩa đệm.
Một số thực phẩm chứa ngũ cốc tinh chế người bệnh thoát vị đĩa đệm nên hạn chế sử dụng có thể kể đến như: bánh mì trắng, bột mì trắng, ngũ cốc chế biến sẵn, pizza, bánh ngọt,…
Dưa cà muối
Trong dưa cà muối có chứa nhiều Purin và Fructose, chúng có khả năng gây viêm đau và làm cho các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển.
Ngoài dưa cà muối, Purin và Fructose còn có trong nội tạng động vật, các loại thịt đỏ,…
Đồ ăn cay nóng
Những món ăn được nêm nếm nhiều gia vị cay nóng sẽ thúc đẩy các phản ứng viêm trong cơ thể, làm cho tình trạng đau nhức trở nên tồi tệ hơn. Không những vậy, chúng còn khiến người bệnh gặp phải tình trạng táo bón, gây cản trở sự hấp thu dưỡng chất, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của người bệnh.
Rượu bia và các chất kích thích
Việc sử dụng rượu, bia và các chất kích thích sẽ khiến thúc đẩy các phản ứng viêm toàn thân, làm cho các triệu chứng thoát vị đĩa đệm diễn ra trầm trọng hơn. Ngoài ra, rượu bia có thể tương tác với một số thuốc, dẫn đến việc điều trị không đạt được kết quả như mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người thoát vị đĩa đệm
Mặc dù việc bổ sung dưỡng chất có lợi là điều rất cần thiết tuy nhiên người bệnh cũng cần xây dựng một thực đơn khoa học, cân bằng chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống đủ nước để giúp các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể và hấp thu một cách dễ dàng hơn, hỗ trợ duy trì chức năng của các khớp và đĩa đệm.
Tốt nhất người bệnh nên ưu tiên lựa các thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ nguyên tắc ăn chín – uống sôi và ăn đa dạng các loại thực phẩm.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng lành mạnh nên được kết hợp với các hoạt động thể chất thích hợp để có thể cải thiện hiệu quả những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Các bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ kích thích lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sức mạnh các nhóm cơ, từ đó hỗ trợ phục hồi tổn thương tại cột sống.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tập những bộ môn như đi bộ, bơi lội, yoga,… Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có được phương pháp tập luyện cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.
☛ Tham khảo thêm tại: Cách tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm
Đôi khi chế độ dinh dưỡng hàng ngày vẫn không thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho xương khớp, chính vì vậy rất nhiều người đã lựa chọn giải pháp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để tăng cường khả năng nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại các khớp và cột sống. Trong số đó phải kể đến An Kiện Vương – sản phẩm được các chuyên gia đánh giá cao về tính an toàn, hiệu quả.
An Kiện Vương giải pháp phục hồi tổn thương do thoát vị đĩa đệm
An Kiện Vương được bào chế chủ yếu từ các thảo dược tự nhiên, bao gồm IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược), Nhũ hương, Cốt toái bổ cùng các dưỡng chất có lợi cho xương khớp. Sản phẩm có khả năng hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm với cơ chế tác động 4 trong 1:
- Giảm đau nhanh chóng: Bộ 3 dược liệu IridoforceTM, MyrliqTM, Nhũ hương giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp và đặc biệt không gây hại dạ dày nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng lâu dài.
- Ức chế phản ứng viêm: Nhờ vào khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm, An Kiện Vương sẽ giải quyết hiệu quả tình trạng sưng viêm, đồng thời hạn chế đau nhức và tổn thương lan tỏa.
- Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn: Chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM) có khả năng tăng tổn hợp glycosaminoglycan, acid hyaluronic, hỗ trợ làm lành lớp màng sụn, giúp các khớp vận động mềm mại, linh hoạt hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: Các thành phần dưỡng chất khác có trong sản phẩm như Collagen tuýp II, Boron, Glucosamine, Vitamin K2 sẽ giúp nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hoá và giúp hệ xương khớp chấc khỏe hơn.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Hy vọng những thông tin manhxuongkhop.com chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Nếu cần giải đáp thêm thông tin hoặc tư vấn về sản phẩm, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 18001037 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chúc bạn luôn vui khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://www.csiortho.com/blog/2018/september/7-foods-you-need-to-be-eating-for-spinal-health/
blendofbites.com/foods-healing-herniated-discs/
https://hellobacsi.com/benh-co-xuong-khop/van-de-khop-day-chang-khac/5-chat-dinh-duong-tuyet-voi-danh-cho-thoat-vi-dia-dem/