Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh kết hợp sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp sẽ giúp người bệnh nhanh chóng đạt được kết quả điều trị tốt. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số món ăn tốt cho người thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể tham khảo.
Mục lục
Dinh dưỡng ảnh hưởng gì đến người thoát vị đĩa đệm?
Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí ban đầu, nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ và chèn ép dây thần kinh gây đau nhức, khó chịu. Mà nguyên nhân chính thường là do thoái hóa đĩa đệm, vận động sai tư thế hoặc gặp phải chấn thương trong cuộc sống hàng ngày.
Một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các món ăn chứa nhiều Canxi, Vitamin khoáng chất và các chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên có thể giúp làm giảm triệu chứng. Đồng thời hỗ trợ giúp hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai và ngăn ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Bên cạnh đó, khi thừa cân, trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép khiến hệ xương khớp trong đó có cột sống chịu áp lực lớn, tạo ra ma sát giữa đốt sống và đĩa đệm. Về lâu dài, bao xơ bên ngoài của đĩa đệm bị thương tổn, nứt rách sẽ khiến nhân nhầy thoát ra. Do vậy, việc ăn uống khoa học kết hợp tập luyện nhằm duy trì cân nặng ở mức phù hợp cũng giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh.
☛ Tham khảo thêm: Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?
7 món ăn chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản dễ làm
Dưới đây là 7 món ăn vừa cung cấp dưỡng chất thiết yếu, vừa được xem là bài thuốc hỗ trợ điều trị, giảm đau cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Canh bí hầm xương
Đây là một món ăn vô cùng quen thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt. Nhưng ít ai biết được món này rất tốt cho người thoát vị đĩa đệm. Trong xương ống hay xương sườn lợn, gà chứa nhiều chất có lợi cho quá trình tạo sụn khớp. Bí xanh có tính mát tốt cho việc tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp, đĩa đệm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bí xanh.
- Sườn non hoặc xương ống.
- Hành, ngò và gia vị.
Cách thực hiện:
- Xương mua về rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
- Trần xương với nước sôi để loại bỏ tạp chất, sau đó vớt ra rửa sạch lại với nước và để ráo.
- Bí gọt vỏ, bỏ phần ruột, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
- Phi thơm hành và cho xương vào đảo đều, cho một chút gia vị để ngấm vào xương.
- Cho một lượng nước vừa đủ nấu trong khoảng 1 tiếng. Sau đó cho bí vào hầm cùng. Khi đun lưu ý mở nắp nồi để tránh làm bí bị vàng.
- Nêm lại gia vị cho vừa ăn. Khi sôi có thể tắt bếp, cho thêm hành, rau thơm và sử dụng.
Món ăn này ăn kèm với cơm hoặc có thể uống như món canh giải nhiệt. Ngoài ra, món canh bí hầm xương cũng rất tốt cho người bị đau xương khớp, sưng tấy khớp.
Gà ác hầm tam thất
Đây không chỉ là một món ăn bổ dưỡng bồi bổ cơ thể, gà ác hầm tam thất còn được xem là bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Gà ác có giá trị dinh dưỡng cao, kết hợp với tam thất là vị thuốc nam có tác dụng giúp hỗ trợ giảm bớt cảm giác đau nhức xương khớp ở người bệnh thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, món ăn này cũng giúp cho tổn thương ở cột sống nhanh chóng phục hồi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 con gà ác.
- 200gr củ tam thất.
- 500ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Gà ác làm sạch, để ráo nước.
- Củ tam thất rửa sạch, thái lát mỏng trộn đều với rượu trắng.
- Để gà ác cùng tam thất đã sơ chế vào nồi, đậy nắp kín và chưng cách thủy trong khoảng 2 tiếng. Điều chỉnh lửa vừa phải để không làm cạn nước.
- Đun tới khi gà chín mềm, dậy mùi thơm là có thể sử dụng được.
Người bệnh có thể dùng kèm cơm trắng hoặc ăn như một món bổ sung. Sử dụng món ăn này thường xuyên để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.
Thịt dê hầm cà rốt
Món thịt dê hầm cà rốt được khuyên dùng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm bởi trong thịt dê có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt dê có chứa một lượng lớn các khoáng chất, Calo, ít Cholesterol, hàm lượng Sắt cao, chứa nhiều Kali, lượng Natri thấp vì vậy các món ăn chế biến từ thịt dê có tác dụng giúp:
- Giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
- Cung cấp axit béo Omega-3, hoạt chất có tác dụng chống viêm, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp xương cốt chắc khỏe.
- Hỗ trợ tuần hoàn máu, tốt cho hệ thần kinh.
- Ngăn ngừa ung thư.
Bên cạnh đó, cà rốt rất giàu vitamin A và khoáng chất có tác dụng kháng viêm hiệu quả làm thuyên giảm các cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Vì vậy, người bệnh nên thường xuyên ăn món ăn này để hạn chế các đợt tái phát và khó chịu do bệnh mang lại.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Thịt dê.
- Cà rốt.
- Gia vị cơ bản.
- Hành, tỏi, gừng.
Cách thực hiện:
- Thịt dê sau khi mua về làm sạch, trần thịt với nước gừng đun sôi để loại bỏ mùi đặc trưng.
- Tiếp đó, thái thịt thành miếng vừa ăn và ướp với gia vị, rượu trắng trong khoảng 30 phút để gia vị ngấm vào thịt.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn.
- Phi thơm hành tỏi, gừng, cho thịt dê vào đảo săn lại.
- Khi thấy miếng thịt đã chín, cho cà rốt vào đảo đều và đổ nước sấp mặt thịt, đun lửa nhỏ trong vòng 1 – 2 tiếng để thịt đạt được độ mềm tơi.
Ngoài món thịt dê hầm cà rốt, người bệnh có thể tham khảo thêm thịt dê hấp, thịt dê hầm thuốc bắc. Người bệnh cũng nên chú ý không nên ăn món này quá nhiều lần, tuần 1 – 2 lần là đủ.
Cua hấp bia
Cua là món ăn rất giàu Canxi – một chất có vai trò quan trọng đối với sự khỏe mạnh của xương khớp. Canxi là chất không thể thiếu đối với người bị loãng xương, đau nhức xương khớp, thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm. Cua có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó cua hấp bia khá là một món dễ thực hiện đồng thời lại giữ nguyên được lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Do vậy, người bệnh có thể bổ sung món ăn này trong thực đơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cua tươi, sống.
- Bia.
- Gừng, sả, hành.
- Gia vị mắm, muối.
Cách thực hiện:
- Cua mua về làm sạch, gừng sả, ớt, hành rửa sạch.
- Xếp gừng, sả vào khay hấp sau đó đặt cua lên trên, có thể rắc thêm sả và gừng lên trên cua.
- Đổ bia vào nồi, đặt khay hấp chứa cua lên trên, bật lửa to, đậy vung. Đến khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ lại. Để như vậy khoảng trong 10-15 phút.
- Khi cua chín, tắt bếp và sử dụng. Cách làm này sẽ giúp cua ngọt thịt, thơm ngon hơn.
Cháo yến mạch óc chó
Hạt óc chó chứa Omega-3 có tác dụng vừa giúp giảm viêm nhiễm vừa giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Bên cạnh đó yến mạch lại có tác dụng giảm Cholesterol từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh các bệnh mỡ máu, tim mạch, kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa ung thư dạ dày. Sự kết hợp này tạo nên một món ăn giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Món ăn này phù hợp với mọi đối tượng kể cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người già, trẻ nhỏ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 bát yến mạch.
- Hạt óc chó.
- Gia vị vừa đủ.
Cách tiến hành:
- Óc chó tách lấy nhân, sau đó ngâm yến mạch và hạt óc chó với nước ấm trong khoảng 20-30 phút.
- Cho yến mạch vào nồi cùng với 2 bát nước sạch, đun sôi, quấy đều để yến mạch không bị dính vào đáy nồi.
- Óc chó có thể xay nhỏ hoặc không, cho óc chó vào yến mạch, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 5 phút là có thể sử dụng. Múc cháo ra bát và cho gia vị tùy khẩu vị.
Thịt nạc hầm sung
Quả sung không chỉ được dùng làm quả ăn vặt, gia vị cho các món ăn, mà còn được xem là một vị thuốc chữa bệnh hữu hiệu. Trong quả sung xanh hay chín đều chứa lượng Canxi, Photpho, Kali cao, và nhiều Vitamin, khoáng chất như Vitamin B1, A, D, B2, B6, chất béo, Protein,… giúp phục hồi cơ bắp và thần kinh, tăng sự chắc khỏe của xương và răng, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, những hoạt chất này có tác dụng làm giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm mang lại và giúp xương khớp luôn mạnh khỏe.
Món thịt nạc hầm sung là một món ăn cực kì đơn giản mà người bệnh có thể tham khảo. Thịt nạc cũng cung cấp một lượng protein cần thiết cho cơ thể.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Sung tươi.
- Thịt nạc thăn.
- Hành khô, hạt tiêu.
- Gia vị cơ bản.
Cách tiến hành:
- Trước tiên, thái thịt lợn thành miếng vừa ăn, tẩm ướp gia vị, hạt tiêu vừa đủ.
- Sung bỏ cuống, rửa sạch có thể bổ đôi quả sung hoặc không.
- Sau khi ướp thịt khoảng 30 phút, cho thịt vào nồi đảo đều cho đến khi thịt săn lại thì đổ nước ngập thịt rồi đun sôi lên.
- Chờ đến khi thịt chín mềm thì cho sung vào rồi nấu thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
Người bệnh có thể ăn kèm món ăn này với cơm nóng. Sử dụng thường xuyên để thấy hiệu quả rõ rệt hơn.
Cháo hạt sen
Cháo hạt sen là một món ăn có tác dụng an thần, giàu dinh dưỡng. Hạt sen giúp người bệnh ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến hệ thần kinh, cột sống bị suy yếu, tổn thương nên việc bổ sung món ăn này sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra, cháo hạt sen vừa tốt cho tiêu hóa, vừa có giá trị dinh dưỡng cao.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hạt sen, gạo rang với tỉ lệ 1:1.
- Đậu xanh.
Cách thực hiện:
- Ngâm hạt sen đã bỏ tim sen và đậu xanh trong khoảng 30 phút trong nước nguội. Rửa sạch, để ráo.
- Cho gạo đã rang vào nồi và đổ nước đun sôi, nấu cho tới khi gạo nhừ thì cho hạt sen và đậu xanh vào hầm tiếp với lửa nhỏ cho tới khi cả hạt sen và đậu xanh đều chín mềm là có thể sử dụng. Ăn ngay khi còn nóng.
Lưu ý cần trông nồi cháo cẩn thận bởi cháo rất dễ trào ra bếp hoặc bị cháy. Sau khi nấu xong, múc ra bát và cho gia vị tùy theo khẩu vị từng người.
Gợi ý thực đơn 1 ngày cho người thoát vị đĩa đệm!
Việc xây dựng thực đơn một khoa học, hợp lý sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa và giữ xương luôn được chắc khỏe, ngăn ngừa được tình trạng loãng xương. Dưới đây là gợi ý thực đơn trong 1 ngày mà người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo.

Bữa sáng:
- Sau khi thức dậy nên uống 1 cốc nước lọc ấm giúp thanh lọc cơ thể và làm sạch đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, uống nước vào buổi sáng sau khi thức dậy giúp tái tạo tế bào máu mới, giúp cơ bắp săn chắc hơn.
- Ăn bữa sáng nhẹ đủ chất với sữa đậu nành, sữa bò, hoa quả… giúp cung cấp vitamin và canxi cho xương chắc khỏe.
Bữa trưa:
Thực đơn cho bữa chính nên đầy đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết. Thêm vào đó là các món ăn giàu canxi như cá, tôm, các loại rau có màu xanh đậm như: súp lơ, bông cải xoăn… Người bệnh có thể ăn thêm hoa quả tráng miệng để cung cấp vitamin giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bữa tối:
Trong bữa tối, người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên ăn hoa quả nhiều, chỉ nên ăn nhiều rau xanh. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt bò,…
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện hiệu quả triệu chứng thoát vị đĩa đệm!
An Kiện Vương là sản phẩm được biết đến với tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh lý về xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả. Sản phẩm có thành phần từ dược liệu quý, được bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt nên rất an toàn có thể sử dụng với bệnh nhân đau dạ dày.

Với bộ 3 chiết xuất Một dược – Myrliq™, chiết xuất Móng quỷ – Iridoforce™ và Nhũ hương, An Kiện Vương mang đến hiệu quả tích cực nhờ cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại vị trí đĩa đệm tổn thương.
- Kháng viêm nhờ khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các men tham gia xúc tác vào phản ứng viêm.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và chất bôi trơn khớp acid hyaluronic. Từ đó giúp phục hồi màng sụn nhanh hơn, các khớp vận động linh hoạt, mềm dẻo hơn.
- Bổ sung dưỡng chất như Glucosamin, Boron, Vitamin K2,… giúp nuôi dưỡng và phục hồi xương khớp tốt hơn.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là gợi ý một số món ăn và thực đơn 1 ngày cho người thoát vị đĩa đệm gửi đến bạn đọc. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp cho người bệnh thoát vị đĩa đệm hiểu thêm và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, từ đó đẩy lùi căn bệnh này.
Tài liệu tham khảo
- https://suckhoehangngay.vn/mach-ban-5-mon-an-cuc-tot-cho-nguoi-benh-thoat-vi-dia-dem-20190521090813388.htm
- https://www.thuocdantoc.org/cac-mon-an-chua-thoat-vi-dia-dem-nen-dung-thuong-xuyen.html
- https://indembassy.com.vn/thoat-vi-dia-dem-nen-an-gi/
- https://www.tapchidongy.org/mon-an-chua-thoat-vi-dia-dem.html
- https://thiennguyenduong.com/thuc-don-cho-nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-cu-va-chi-tiet-nhat.html