Đi bộ là hoạt động thể thao vừa tốt cho hệ thống tim mạch, điều hòa huyết áp, vừa giúp hệ xương cứng cáp và dẻo dai hơn. Tuy nhiên có nhiều người bệnh lo lắng rằng liệu bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Đi bộ như thế nào để không khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Đĩa đệm được bao bọc bởi phần bao xơ ở phía bên ngoài và phần nhân nhầy ở trong. Nhờ có cấu trúc đàn hồi và nằm giữa 2 đốt sống nên đĩa đệm có tác dụng giống như bộ giảm xóc, giúp giảm bớt áp lực từ cơ thể và ngăn ngừa tổn thương đốt sống. Khi đĩa đệm bị tổn thương, lệch ra khỏi vị trí bình thường, hoặc bao xơ bị rách nứt khiến cho nhân nhầy tràn ra ngoài được gọi là thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận động của người bệnh. Do đó, có nhiều người bệnh lo lắng rằng thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Việc đi bộ nhiều có làm cho tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn?
Đi bộ là một hoạt động thể chất dễ dàng, đơn giản và phù hợp với nhiều đối tượng. Người bệnh cần dành khoảng 20 – 30 phút đi bộ mỗi ngày để giúp cho các cơ vận động khỏe hơn. Các nghiên cứu cho thấy, người dành thời gian vận động nhẹ nhàng mỗi ngày khỏe mạnh hơn và tuổi thọ cao hơn nhóm người ít vận động. Chính vì thế, bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh thường xuyên tập thể dục thể thao mỗi ngày. Đặc biệt đối với người bị thoát vị đĩa đệm thì việc đi bộ sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho hệ cơ và xương cho các cơ cột sống.
Hoạt động đi bộ nhẹ nhàng vừa không gây áp lực lên xương khớp vừa giúp cho khí huyết lưu thông, giúp các cơ vùng tay, chân và thắt lưng chắc khỏe để chống đỡ sức nặng của cơ thể giảm sự chèn ép và cải thiện bệnh lý thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
☛ Tham khảo thêm tại: Thoát vị đĩa đệm nên tập gì và tránh tập gì?
Lợi ích của việc đi bộ với tình trạng thoát vị đĩa đệm
Đi bộ là hoạt động thể thao đơn giản, dễ dàng thực hiện hàng ngày, đặc biệt phù hợp đối với người bệnh bị thoát vị đĩa đệm.
Cải thiện cấu trúc đốt sống
Đi bộ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể đảm bảo cơ xương, các khớp, dây thần kinh và dây chằng nhận đủ dinh dưỡng, giúp các mô bị tổn thương nhanh chóng hồi phục. Đồng thời, khi người bệnh đi bộ cột sống và các cơ xung quanh được kéo giãn. Từ đó cải thiện được khả năng chịu lực của cột sống.
Tăng độ đàn hồi
Việc đi bộ với các bước chân sẽ làm tăng độ dẻo dai, săn chắc của cơ bắp và các xương cột sống. Từ đó, giúp giảm đau và khiến cho đĩa đệm nhanh chóng hồi phục.
Tăng cường quá trình trao đổi chất
Trao đổi chất là quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Khi vận động các tế bào cơ cần rất nhiều năng lượng. Chính vì thế, đi bộ sẽ kích thích cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn và mạnh mẽ hơn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Giảm cân
Cân nặng càng lớn thì áp lực lên phần lưng và cột sống ngày càng tăng. Điều này sẽ là nguy cơ khiến cho đĩa đệm bị trượt ra ngoài hoặc bị nứt do áp lực quá lớn. Đồng thời, những người béo phì thường lười vận động khiến cho hệ xương khớp bị lão hóa nhanh chóng dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống tăng cao.
Đi bộ được coi là giải pháp giảm cân hiệu quả cho người bị thoát vị đĩa đệm. Đi bộ hàng ngày giúp kích thích quá trình trao đổi chất giải phóng năng lượng bị dư thừa trong cơ thể. Từ đó, giảm bớt áp lực lên phần lưng và cột sống, cải thiện thoát vị đĩa đệm nhanh chóng.
Cải thiện tình trạng bệnh
Đi bộ là một trong những hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng, rất phù hợp với người bị thoát vị đĩa đêm. Hoạt động bộ hàng ngày rất tốt cho quá trình lưu thông khí huyết đến cấu trúc cột sống, giảm các cơn đau do thoái hóa đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm gây ra. Đồng thời giúp người bệnh duy trì một cột sống khỏe mạnh.
Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm
Trong quá trình đi bộ, người bệnh cần ở tư thế lưng thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước, người không được nghiêng ngả cong vẹo về trước sau hay 2 bên. Điều này sẽ khiến cho người bệnh mất cân bằng dễ ngã và cũng không tốt cho phần cột sống. Đồng thời hai vai, cánh tay đánh thoải mái, thả lỏng cơ thể và bước đi nhẹ nhàng, dứt khoát.
Khi di chuyển cần lưu ý để gót chân chạm đất trước rồi đến bàn chân và cuối cùng là mũi chân. Người bệnh nên lựa chọn những đoạn đường bằng phẳng, điều hòa nhịp thở để duy trì nguồn năng lượng trong cơ thể.
Người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì khi đi bộ?
Đi bộ là hoạt động vừa đơn giản, dễ thực hiện vừa có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tình trạng thoát vị đĩa đệm cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện đi bộ đúng cách để nhanh hồi phục và hạn chế những chấn thương khác.
Không gắng sức với các bước đi căng, dài
Người bệnh cần lưu ý đi bộ với một cường độ nhẹ, vừa phải, các bước chân bước đi nhẹ nhàng với bàn chân tiếp đất, lòng bàn chân lướt nhẹ trên mặt đất và đẩy toàn bộ cơ thể lên phía trước bằng các ngón chân. Ngược lại, nếu người bệnh bước đi với các bước căng, dài sẽ làm căng cơ và khiến cho tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nặng hơn.
Tùy thuộc vào mức độ đau và tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể tăng dần cường độ tập luyện qua từng ngày. Đồng thời cũng không nên tăng cấp độ quá nhanh, quá gấp gáp.
Tránh gây đau vùng 2 bên đùi, vùng thắt lưng
Để giữ cho vùng lưng và hông không bị đau, người bệnh cần giữ một tư thế người bệnh cần giữ cột sống thẳng, vai thẳng, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước. Đồng thời duy trì hơi thở của mình.
Ngoài ra, trước khi đi bộ, người bệnh nên thực hiện các động tác kéo giãn cơ hông, cơ bắp chân và cơ đùi để làm nóng các cơ tránh những tổn thương không mong muốn tại đùi và hông.
Lựa chọn các trang phục phù hợp
Lựa chọn các trang phục phù hợp cũng là một nhân tố quan trọng người bệnh cần lưu ý khi đi bộ. Người bệnh nên lựa chọn quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi, mềm mại để đảm bảo cơ thể luôn được thoáng mát và không bị trầy xước do quần áo trong quá trình tập luyện.
Đối với việc đi bộ thì một đôi giày thể thao là trang phục không thể thiếu. Hãy lựa chọn cho mình một đôi giày mềm, ôm chân và có gót trợ lực, tránh sử dụng các loại giày cổ cao và có phần đế nặng để người bệnh cảm thấy thoải mái và tránh gây tổn thương ở cổ chân và bàn chân.
Bên cạnh đó khi đi bộ, người bệnh không nên cầm các vật dụng khác ở tay như: đồ đạc, thức ăn, điện thoại… để tay tự do vung vẩy đều đặn.
An Kiện Vương cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả.
Viên uống An Kiện Vương là giải pháp giúp giảm đau, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng các thương tổn và tăng vận động cho người bị các bệnh lý về xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp,…
Nhờ có sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 thảo dược quý hiếm: chiết xuất Một dược (MyrliqTM), chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), Nhũ hương và nhiều dưỡng chất cần thiết khác dành cho xương, sản phẩm An Kiện Vương là giải pháp tối ưu trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp với cơ chế tác động 4 trong 1:
- Ức chế các yếu tố tiền viêm và các hoạt chất trung gian hóa học gây viêm giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức và ngăn ngừa tổn thương lan tỏa.
- Giảm đau nhức nhanh chóng, hiệu quả, đặc biệt không gây hại dạ dày như các loại thuốc chống viêm khác.
- Tăng cường tổng hợp glycosaminoglycan và acid hyaluronic – đây là hai thành phần đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình làm lành màng sụn, tăng cường vận động cho người bệnh.
- Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho xương như glucosamine, boron, collagen tuýp 2, vitamin K2. Các chất này giúp làm chậm hiện tượng thoái hóa, phục hồi tổn thương nhanh chóng và duy trì hệ xương chắc khỏe cho người bệnh.
Sản phẩm An Kiện Vương được sản xuất tại nhà máy công nghệ cao Thái Minh đạt chuẩn GMP với các thành phần IridoforceTM và MyrliqTM nhập khẩu từ châu Âu. Với chỉ sau 2 tuần điều trị, nhiều người bệnh đã thuyên giảm dần các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Sau liệu trình điều trị 2 – 3 tháng, các động tác xoay người, gập cúi người và hoạt động đi lại của người bệnh sẽ được cải thiện vô cùng rõ rệt.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được câu hỏi “người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?”. Bên cạnh việc đi bộ người bệnh có thể tham khảo thêm các môn thể thao khác và cần có chế độ nghỉ ngơi, bổ sung các chất dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
Tài liệu tham khảo:
https://soyte.ninhbinh.gov.vn/soyte-ninhbinh/1217/27199/46398/170677/Y-hoc-co-truyen/Thoat-vi-dia-dem-co-nen-di-bo.aspx
https://suckhoedoisong.vn/5-loi-ich-khong-ngo-cua-viec-di-bo-ma-ban-chua-biet-169119677.htm