Đau nhức xương khớp là thuật ngữ chỉ tình trạng đau, buốt, nhức nhối hoặc sưng đỏ ở các vị trí xương, khớp khác nhau trên cơ thể. Tùy vào nguyên nhân và mức độ đau mà người bệnh có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát các triệu chứng khó chịu của mình. Uống thuốc là một trong những biện pháp thông dụng bởi tính tiện lợi và hiệu quả cao.
Mục lục
Đau nhức xương khớp tại sao cần dùng thuốc?
Đa số mọi người đều nghĩ rằng đau nhức xương khớp là vấn đề chỉ xảy ra ở người cao tuổi. Thế nhưng, thực tế không hẳn như vậy. Thống kê cho thấy, triệu chứng đau nhức xương khớp đang ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Như vậy, những người trong độ tuổi lao động cũng đang gặp phải vấn đề này.
Các bác sĩ cho biết, đau nhức xương khớp thường không ngay lập tức gây nguy hiểm nhưng lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người bệnh. Cụ thể:
- Vận động khó khăn: Thường xảy ra khi tình trạng đau nhức xuất hiện ở vùng xương khớp trên chân hoặc cột sống. Người bệnh bị đau khi di chuyển, co, duỗi, gập hoặc cúi người dẫn đến phải hạn chế vận động.
- Mất ngủ: Đối với những cơn đau xảy ra do: viêm, chấn thương, tai nạn,… có thể khiến người bệnh bị đau nhiều, phải cố định tư thế dẫn đến mất ngủ.
- Stress: Đau đớn kèm theo những bất tiện trong sinh hoạt, công việc khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và dễ cáu gắt. Đôi khi, người bệnh có thể bị stress bởi phải nhờ đến sự chăm nom của người xung quanh.
- Giảm năng suất lao động: Đau nhức cản trở tốc độ và hiệu suất làm việc của người bệnh. Điều này khiến người bệnh không thể hoàn thành đúng khối lượng công việc của mình, thậm chí, không ít người phải xin tạm nghỉ đến khi hồi phục.
- Tốn kém tiền bạc: Chi phí cho điều trị đau nhức xương khớp có thể tạo thành gánh nặng cho bệnh nhân, nhất là những người bị đau mãn tính.
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ: Đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như: thoái hóa xương khớp, viêm xương khớp, bệnh gout,… Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm.
☛ Tham khảo thêm: Chứng đau nhức xương khớp
Top 9 nhóm thuốc trị đau nhức xương khớp thường được chỉ định
Đau là triệu chứng xuất hiện sau khi các thụ cảm thể cảm nhận kích thích và dẫn truyền thông tin đến đồi thị và vỏ não thông qua các xung động thần kinh. Cảm giác đau nhức xương khớp cũng xuất hiện theo cơ chế này. Do vậy, các thuốc giảm đau xương khớp thường tạo ra tác dụng bằng cách loại bỏ kích thích đau hoặc ức chế dẫn truyền thần kinh. Tùy thuộc mức độ và nguyên nhân gây đau nhức, qua quá trình thăm khám chẩn đoán bác sĩ sẽ lựa chọn kê đơn thuốc phù hợp nhất cho người bệnh.
Dưới đây là những thuốc giảm đau cơ xương khớp thông dụng nhất.
Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol (acetaminophen) là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất với tác dụng chính gồm: giảm đau và hạ sốt. Thuốc được dùng trong những trường hợp bị đau nhẹ đến vừa. Paracetamol hoạt động dựa trên cơ chế ức chế quá trình dẫn truyền cảm giác đau đến vỏ não.
Những đối tượng đau nhức xương khớp phù hợp sử dụng paracetamol gồm có:
- Đau nhức xương khớp do chấn thương
- Đau xương khớp do lao động nặng
- Đau nhức người do sai tư thế
- Đau xương khớp cấp tính có kèm theo sốt
Mặc dù khá lành tính nhưng Paracetamol vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ sau khi uống thuốc, như: buồn nôn, phát ban, ngứa da,…
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm NSAIDs thường được chỉ định cho những đối tượng đau nhức xương khớp từ mức độ trung bình đến nặng. Những hoạt chất điển hình thuộc nhóm thuốc này gồm có: aspirin, ibuprofen, diclofenac, … Thuốc hoạt động thông qua cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin – một chất trung gian gây viêm và kích thích cảm giác đau.
Mặc dù tác dụng chống viêm và giảm đau của các NSAIDs tốt hơn Paracetamol nhưng nó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ hơn.
Tác dụng phụ thường gặp nhất là trên hệ tiêu hóa. Thuốc có thể khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như:
- Đầy bụng, khó tiêu
- Ợ nóng
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy
Đặc biệt, các thuốc chống viêm NSAIDs còn làm giảm lớp nhầy trong niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày có thể bị tổn thương. Hệ quả là người bệnh phải đối diện với nguy cơ đau dạ dày, loét dạ dày hay thậm chí là xuất huyết dạ dày.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cho biết, nhóm thuốc này còn có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận nếu dùng kéo dài. Do đó, những đối tượng đang mắc bệnh gan, thận cần phải thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này.
Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid)
Đây là nhóm thuốc được chỉ định cho những người đau nhức xương khớp đáp ứng 2 điều kiện gồm: đau ở mức độ vừa đến nặng và không đáp ứng với Paracetamol + codeine hoặc các thuốc giảm đau, chống viêm khác. Cơ chế giảm đau của các opioid là ức chế dẫn truyền tín hiệu đau trên hệ thần kinh, từ đó giúp giảm đau nhanh và hiệu quả.
Một số hoạt chất giảm đau opioid được sử dụng phổ biến như:
- Tramadol: Được chỉ định cho những trường hợp đau nhức xương khớp mức độ trung bình.
- Morphin, Pethidin: Dùng cho người bị đau nhức xương khớp nặng.
Khi dùng thuốc giảm đau opioid, người bệnh đối diện với tác dụng phụ phổ biến nhất là lệ thuộc vào thuốc (nghiện). Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, rối loạn nhịp tim, thở chậm, rối loạn cương dương, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt…
Thuốc giảm đau tại chỗ
Thuốc giảm đau tại chỗ được sử dụng phổ biến và rộng rãi bởi tính an toàn cao. Thuốc được chỉ định cho những người bị đau nhức xương khớp từ nhẹ đến trung bình. Tùy vào từng hoạt chất mà thuốc có thể giảm đau dựa trên tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh hoặc loại bỏ kích thích.
Những hoạt chất thường được dùng trong các chế phẩm thuốc giảm đau tại chỗ gồm có:
- Lidocaine: Thường được bào chế dưới dạng thuốc bôi hoặc miếng dán. Hoạt chất này giúp co mạch, giảm tính nhạy cảm của thụ cảm thể nhận biết kích thích đau trên da. Nhờ đó, người bệnh cải thiện được tình trạng sưng, viêm và đau nhức.
- Menthol: Là hoạt chất được chiết từ cây bạc hà. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm sưng, đau và bầm tím tại vùng tổn thương.
- Methyl Salicylate: Hoạt chất này thường được bào chế dưới dạng thuốc bôi, thuốc xịt, thuốc xoa bóp hay miếng dán. Methyl Salicylate phù hợp với những trường hợp bị đau do chấn thương , bong gân kèm theo co thắt cơ, bầm tím, sưng đỏ.
- Capsaicin: Là một hoạt chất có nguồn gốc từ quả ớt. Thuốc giúp giảm đau, giảm căng cơ nên thường hiệu quả trong những trường hợp đau nhức xương khớp do: chấn thương, lao động nặng, vận động mạnh hoặc thoái hóa xương khớp ở người già.
Đa số các thuốc giảm đau nhức xương khớp tại chỗ thường rất an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, ở một số người nhạy cảm có thể gặp phải tình trạng: đau rát, nóng đỏ, nổi mẩn hoặc ngứa ngáy trên da sau khi dùng thuốc.
Thuốc giảm đau thần kinh
Gabapentin là hoạt chất giảm đau thần kinh được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp. Thuốc được chỉ định trong những trường hợp đau ở mức độ vừa đến nặng. Đối tượng dùng thuốc thường là những người bị đau xương khớp có liên quan đến các dây thần kinh như: đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ,…
Trong trường hợp đau nhức xương khớp nghiêm trọng, bác sĩ có thể phối hợp Gabapentine với nhóm thuốc opioid để tăng hiệu quả điều trị. Gabapentine giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, tuy nhiên, thuốc có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ trên các cơ quan, như:
- Trên thần kinh: mất phối hợp vận động, chóng mặt, buồn ngủ, giảm trí nhớ, rung giật nhãn cầu. Dùng thuốc cho trẻ từ 3 – 12 tuổi có thể khiến trẻ bị căng thẳng, lo âu, quấy khóc, kích động,…
- Trên tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, táo bón, đau bụng, tiêu chảy.
- Trên tim mạch: phù mạch ngoại vi, tăng huyết áp.
- Trên mắt: hoa mắt, suy giảm thị lực.
- Trên da: mẩn đỏ, ngứa ngáy, phát ban.
- Trên hô hấp: viêm mũi, viêm hầu – họng, viêm phổi.
- Trên máu: giảm bạch cầu.
Thuốc giảm đau steroid
Thuốc giảm đau steroid hay còn được gọi là Corticoid. Nhóm thuốc này giúp giảm đau nhức xương khớp bằng cách ức chế miễn dịch, chống viêm và chống dị ứng. Thuốc thường được chỉ định cho những trường hợp đau xương khớp không đáp ứng với thuốc chống viêm NSAID và thuốc giãn cơ.
Corticoid giúp giảm cơn đau ở vùng cột sống, như: viêm cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hẹp ống sống,… Trong đó, corticoid đường uống được dùng cho người đau vừa và corticoid tiêm nội khớp được dùng cho những trường hợp đau nặng.
Dùng corticoid để giảm đau xương khớp tuy hiệu quả cao nhưng lại có thể mang đến nhiều tác dụng phụ, điển hình như:
- Loãng xương
- Tăng đường huyết
- Nhiễm trùng
- Loét dạ dày tá tràng
- Da teo mỏng
- Hội chứng cushing
- Giảm thị lực
Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ được sử dụng khi người bệnh đau xương khớp có kèm theo triệu chứng căng cơ mà không đáp ứng với paracetamol hoặc thuốc chống viêm NSAID. Thuốc giúp giảm co thắt cơ, giảm căng cơ từ đó giảm đau hiệu quả. Một số hoạt chất được sử dụng phổ biến như: Cyclobenzaprine, Metaxalone, Tizanidine,…
Việc sử dụng thuốc giãn cơ để giảm đau xương khớp có thể khiến bệnh nhân đối diện với một số tác dụng phụ như:
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
- Buồn ngủ
- Căng thẳng
- Nước tiểu đổi màu: đỏ, tím, cam
- Hạ huyết áp khi đứng
- Rối loạn nhịp tim, đau tức ngực
Thuốc chống thoái hóa
Diacerein thuộc nhóm Anthraquinon là thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc giúp làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, hỗ trợ giảm viêm, giảm đau và tăng chữa lành tổn thương. Đây là lý do khiến Diacerein thường được chỉ định cho người bệnh đau nhức xương khớp do thoái hóa.
Diacerein có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp cùng các thuốc giảm đau, chống viêm khác để tăng hiệu quả điều trị. Điển hình như việc kết hợp Diacerein và Corticoid thường được dùng cho những bệnh nhân đau nhức xương khớp nặng. Tuy nhiên, khi sử dụng Diacerein, người bệnh cần thận trọng để tránh gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Đau quặn bụng
- Tăng nhu động ruột dẫn đến tiêu chảy
- Gây rối loạn da và mô dưới da dẫn đến ngứa, ban da, chàm
- Buồn nôn, nôn
- Tăng men gan.
Thuốc bổ sung dưỡng chất
Bao gồm những thuốc hỗ trợ hoạt động của các khớp và tăng cường khả năng phục hồi của xương khớp đang bị tổn thương. Những hoạt chất thuộc nhóm thuốc này gồm có: glucosamine, chondroitin và acid hyaluronic. Trong đó:
- Glucosamine: Có tác dụng tăng tái tạo sụn khớp và kích thích sản xuất chất nhầy bôi trơn khớp. Nhờ đó, rút ngắn thời gian phục hồi ở các khớp đang bị tổn thương, giúp người bệnh cử động linh hoạt và dễ dàng hơn.
- Chondroitin: Là nguyên liệu chủ đạo trong quá trình tái tạo mô sụn và xương. Ngoài ra, chondroitin cũng tham gia vào cấu trúc màng tế bào và ức chế quá trình thoái hóa xương khớp.
- Acid hyaluronic: Giúp giảm giải phóng các chất trung gian gây viêm, ức chế cảm thụ đau ở bệnh nhân, nhờ đó giảm đau xương khớp. Ngoài ra, Acid hyaluronic cũng là thành phần chính tạo độ nhớt trong chất nhầy sụn khớp, giúp khớp hoạt động linh hoạt và ngăn quá trình thoái hóa ở sụn khớp.
Mặc dù không trực tiếp tạo ra cơ chế giảm đau nhưng các thuốc bổ sung dưỡng chất lại giúp phục hồi thương tổn và giúp xương chắc khỏe. Vì vậy, đây được cho là biện pháp trị liệu lâu dài. Mặt khác, các dưỡng chất này cũng rất an toàn nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng.
☛ Tham khảo thêm: Bài thuốc nam trị đau nhức xương khớp
Lưu ý trong quá trình dùng thuốc chữa đau nhức xương khớp
Bên cạnh việc dùng thuốc chữa đau nhức xương khớp, người bệnh cũng cần điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt để tăng cường sức khỏe một cách tự nhiên.
Một số lưu ý dành cho bạn gồm:
- Không tự ý sử dụng thuốc: Tất cả các loại thuốc điều trị đau nhức xương khớp đều cần qua thăm khám và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc có thể không tạo ra hiệu quả điều trị, thậm chí làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
- Không tự ý phối hợp thuốc khác: Bất kể là loại thuốc gì, nếu người bệnh muốn dùng thêm, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ tương tác thuốc dẫn đến giảm tác dụng điều trị hoặc tăng tác dụng phụ nguy hiểm.
- Tìm hiểu kỹ thông tin thuốc: Tất cả các loại thuốc trị đau nhức xương khớp đều có thể có những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu, nắm rõ để kịp thời xử trí nếu chẳng may gặp phải.
- Tuân thủ đúng liều lượng: Điều này giúp người bệnh đạt được kết quả tốt nhất khi sử dụng thuốc. Nhờ đó, triệu chứng đau nhức xương khớp cũng được cải thiện nhanh chóng.
- Ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ ngay khi có bất thường: Trong quá trình dùng thuốc điều trị nếu có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần dừng thuốc và đến cơ sở khám chữa bệnh để được khám chẩn đoán.
An Kiện Vương – Giải pháp hiệu quả, an toàn cho người đau nhức xương khớp
Dùng thảo dược trị đau nhức xương khớp là phương pháp được nhiều chuyên gia ủng hộ, đặc biệt là với bệnh nhân đau nhức xương khớp mạn tính. Lý do là vì thảo dược rất lành tính, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn được cây thuốc phù hợp.
Móng quỷ – một dược – nhũ hương là bộ ba thảo dược trị đau nhức xương khớp hiệu quả được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao: Trong đó:
– Iridoforce™ (Chiết xuất Móng quỷ ): Với hàm lượng Harpagosides lên tới 40% cao nhất thị trường. Iridoforce™ nổi bật với tác dụng giảm đau nhức, kháng viêm và kích thích tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan, hỗ trợ khớp tổn thương phục hồi nhanh hơn.
– Myrliq™ (Chiết xuất Một dược): giúp giảm đau mỏi tại chỗ bởi nhiều nguyên nhân, nhất là đau nhức xương khớp.
– Chiết xuất Nhũ hương: Có tác dụng chống viêm, giảm đau và tăng khả năng vận động khớp. Ngoài ra, nhũ hương cũng tăng quá trình tổng hợp chất nền sụn khớp, giúp tổn thương khớp phục hồi nhanh chóng
Có nhiều cách để sử dụng bộ ba thảo dược này để điều trị đau nhức xương khớp. Trong đó, cách tiện lợi, an toàn và hiệu quả nhất là thông qua sản phẩm An Kiện Vương. Sản phẩm là kết quả nghiên cứu của Dược phẩm Thái Minh – Một trong những đơn vị Dược phẩm hàng đầu trong nước.
Ngoài bộ ba thảo dược trong An Kiện Vương còn chứa các thành phần khác như: Cốt toái bổ, Collagen tuýp 2, Boron, Glucosamine, Vitamin K2…. Sự kết hợp này không chỉ giúp An Kiện Vương nhanh chóng giải quyết được triệu chứng đau nhức xương khớp mà còn thúc đẩy quá trình hồi phục, cho hiệu quả bền vững, lâu dài.
Lựa chọn An Kiện Vương, người bệnh có thể nhận được 4 lợi ích chỉ trong một sản phẩm: Giảm đau nhanh – chống viêm hiệu quả – tăng phục hồi tổn thương – bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp. Đặc biệt, An Kiện Vương rất an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ khi sử dụng liên tục trong thời gian dài.
An Kiện Vương hiện đã được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm địa chỉ nhà thuốc gần nhất TẠI ĐÂY
Nếu bạn muốn đặt mua An Kiện Vương online, giao hàng tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại thuốc đau xương khớp. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và thiết thực. Nếu có thắc mắc về các loại thuốc trong bài, bạn có thể để lại lời nhắn cho chúng tôi hoặc vui lòng liên hệ với chuyên gia y tế để nhận được lời khuyên đúng đắn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
https://nhtm.gov.vn/news/y-te—suc-khoe/viem-xuong-khop-dung-thuoc-nhu-the-nao.html
https://benhvienquandan102.org/thuoc-dong-y-chua-xuong-khop-3964.html
https://vietmecgroup.com/bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-viem-khop.html