Tràn dịch khớp gối không chỉ làm sưng đau mà còn gây nhiều hậu quả nặng nề về sau cho người bệnh. Vậy tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ những nguy cơ tiềm ẩn từ tràn dịch khớp gối để người bệnh lưu ý và có biện pháp điều trị kịp thời.
Mục lục
Tràn dịch khớp gối là gì?
Ở trạng thái bình thường màng hoạt dịch có chức năng điều hòa bằng việc tiết ra lượng dịch vừa đủ để bôi trơn khớp gối. Tuy nhiên khi gặp các nguyên nhân bất thường, màng hoạt dịch sẽ tiết ra nhiều dịch hơn gây nên hiện tượng tràn dịch khớp gối. Các nguyên nhân phổ biến là: gút, viêm màng hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, chấn thương khớp gối…
☛ Tham khảo chi tiết: Tràn dịch khớp gối từ nguyên nhân đến điều trị!
Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Tràn dịch khớp gối có thể điều trị dứt điểm, không gây biến chứng và không ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh nếu như được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Tràn dịch khớp gối hầu hết không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại dễ khiến người bệnh chủ quan không đi khám và điều trị. Dẫn đến tràn dịch ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nặng nề nhất là bị cứng khớp gối, giảm khả năng vận động và lâu dài dẫn tới tàn phế. Tùy theo mức độ tràn dịch mà cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh có thể bị ảnh hưởng ít hay nhiều.
Một số hậu quả của tràn dịch khớp gối bao gồm:
Sưng tấy, đau nhức
Đây là triệu chứng điển hình của tràn dịch khớp gối. Ban đầu, bệnh nhân sẽ chỉ cảm thấy những cơn đau thoáng qua khi đi lại hoặc khi vận động mạnh đầu gối. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, theo thời gian lượng dịch trong khớp gối sẽ tiết ra nhiều hơn làm khớp gối sưng và căng phồng, tần suất xuất hiện cơn đau sẽ tăng lên. Khi đó khớp gối sẽ có cảm giác đau tức ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.
Hạn chế vận động
Tràn dịch khớp gối khiến người bệnh thực hiện các động tác gấp duỗi khó khăn hơn. Điều này được giải thích là do sự tích tụ quá nhiều dịch ngăn cản biên độ hoạt động bình thường của khớp gối. Đồng thời cảm giác đau cũng là nguyên nhân khiến người bệnh không muốn gấp cử động khớp gối.
Thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp
Bất kỳ một thương tổn nào tại khớp đều thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp nhanh hơn. Trong tràn dịch khớp gối, cơ chế tổn thương xảy ra tại màng hoạt dịch. Đây là bộ phận có vai trò chính trong việc điều hòa dịch trong khớp gối. Tổn thương màng hoạt dịch trong tràn dịch khớp gối làm màng hoạt dịch dày lên do quá trình xơ hóa và dần dần bị mất chức năng sinh lý. Điều kiện này là yếu tố nguy cơ sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở bệnh nhân tràn dịch khớp gối.
Các yếu tố làm tăng độ nguy hiểm của tràn dịch khớp gối
Mức độ nguy hiểm của tràn dịch khớp gối còn phụ thuộc nhiều yếu tố quan trọng khác như:
- Nguyên nhân của tràn dịch: Các bệnh lý viêm toàn thân (gút, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng…) sẽ dễ tái phát và nguy hiểm hơn.
- Cân nặng: Người bệnh bị béo phì sẽ làm tăng tải trọng của khớp gối, điều trị sẽ dai dẳng và khó khăn hơn.
- Tuổi cao và các bệnh lý mạn tính khác: Người cao tuổi thường mắc các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận là yếu tố làm nặng tình trạng tràn dịch.
Điều trị tràn dịch khớp gối như thế nào?
Tràn dịch khớp gối là hậu quả của quá trình viêm xảy ra bên trong bao khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phản ứng viêm sinh ra các chất hóa học, trực tiếp tác động lên sự bài tiết của bao hoạt dịch trong khớp gối, làm lượng dịch khớp được tiết ra nhiều hơn. Vì vậy phương pháp điều trị thường cần chống viêm, giảm dịch tiết kết hợp với điều trị nguyên nhân tràn dịch.
Sử dụng thuốc
Thuốc chống viêm thường được kê đơn để điều trị cho các bệnh về khớp. Tùy theo tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc loại thuốc và liều dùng hằng ngày. Loại thuốc thường được sử dụng là thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) phối hợp tác dụng giảm đau, hạ sốt. Ví dụ: Ibuprofen, Meloxicam, Diclofenac…
Thuốc điều trị đặc hiệu là thuốc chính trong quá trình điều trị căn nguyên của tràn dịch khớp gối. Ví dụ: trong viêm khớp dạng thấp thuốc điều trị chính là DMARDs (Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm) như methotrexate, sulfasalazine… Còn với gút thuốc điều trị đặc hiệu là colchicin.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì?
Chọc hút dịch khớp gối và tiêm thuốc vào khớp
Chọc hút dịch khớp gối là một thủ thuật tương đối đơn giản, được chỉ định trong các trường hợp tràn dịch khớp gối mức độ nặng, người bệnh đau nhiều và không thể đi lại bình thường được. Thủ thuật này ngoài làm giảm triệu chứng sưng đau cho bệnh nhân còn giúp các bác sĩ đánh giá, phân tích dịch khớp, nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho chẩn đoán và điều trị.
Ngoài ra, tuỳ theo mức độ tràn dịch và nguyên nhân, sau khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ có thể tiếp tục đưa thuốc vào khớp. Các thuốc thường sử dụng là corticoid với tác dụng chống viêm hiệu quả và giảm đau nhanh chóng.
Phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật trong tràn dịch khớp gối mục đích tái tạo lại hoặc thay mới các thành phần trong ổ khớp. Các trường hợp áp dụng phương pháp này như sau đứt dây chằng chéo, rách sụn chêm trong chấn thương khớp gối hoặc các bệnh lý viêm mạn tính mức độ nặng đã có biến chứng dính khớp và mất khả năng vận động.
Bài tập phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị tràn dịch khớp. Phương pháp này giúp khớp gối dần lấy lại biên độ hoạt động bình thường, gấp duỗi linh hoạt hơn và ngăn ngừa các biến chứng như teo cơ, dính khớp.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập phục hồi chức năng khác nhau.
- Nếu tràn dịch khớp gối mức độ ít, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện các bài tập khớp gối nhẹ nhàng, mỗi ngày khoảng 30 phút.
- Với trường hợp tràn dịch mức độ nhiều mà chưa có điều kiện thăm khám bác sĩ. Người bệnh cũng nên lưu ý không duy trì khớp ở một tư thế quá lâu. Bệnh nhân có thể nhờ người thân hỗ trợ hoặc tự dùng tay gấp duỗi khớp gối thụ động để tránh tình trạng cứng khớp.
☛ Tham khảo thêm tại: Có nên xoa bóp khi bị tràn dịch khớp gối?
Sử dụng An Kiện Vương cải thiện triệu chứng tràn dịch khớp gối
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm tác dụng cải thiện các tình trạng bệnh lý liên quan đến khớp gối. Tuy nhiên để lựa chọn một sản phẩm an toàn khi sử dụng và phát huy tác dụng tốt, người dùng nên lưu ý chỉ đặt mua những sản phẩm đầy đủ các tiêu chí sau:
- Được Bộ Y tế cấp phép.
- Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Có tác dụng hỗ trợ chức năng khớp gối tốt như: ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp, phục hồi sụn khớp bị tổn thương, điều hòa lượng chất hoạt dịch trong khớp.
- Sản phẩm đã được nhiều người sử dụng và phản hồi tích cực.
Để đáp ứng tất cả các tiêu chí trên, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn sản phẩm An Kiện Vương. Sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên được nhập khẩu từ Châu Âu, thành phần chính gồm có: Chiết xuất Móng quỷ (Iridoforce™), chế phẩm Một dược (Myrliq™) và Nhũ hương. Đây là bộ 3 dược liệu nổi bật với tác dụng giảm đau, chống viêm, kích thích tổng hợp chất nền sụn và điều hòa sinh lý khớp gối.
Ngoài ra sản phẩm còn được bổ sung thêm các thành phần như: Cốt toái bổ giúp tăng cường quá trình đồng hóa, tăng mật độ xương và chống loãng xương nhờ khả năng tăng hấp thu canxi và phosphor. Vitamin K, Glucosamine, Boron giúp tăng cường tổng hợp chất nền sụn khớp, tăng phục hồi và làm ổn định chức năng sinh lý của khớp gối.
Với sự tổng hợp nhiều nguyên liệu chất lượng như trên, An Kiện Vương nổi bật với tác dụng 4 trong 1:
- Giảm nhanh đau nhức
- Ức chế quá trình viêm, giảm lượng dịch tiết trong bao hoạt dịch
- Tăng tổng hợp chất nền tạo sụn, điều hòa chất hoạt dịch khớp gối
- Bổ sung dưỡng chất cho khớp gối
Sản phẩm An Kiện Vương với thành phần hoàn toàn lành tính, tác dụng đã được chứng minh và Bộ Y tế kiểm chứng, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng để hỗ trợ quá trình điều trị tràn dịch khớp gối.
An Kiện Vương hiện đã được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm địa chỉ nhà thuốc gần nhất TẠI ĐÂY
Nếu bạn muốn đặt mua An Kiện Vương online, giao hàng tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Lời khuyên của chuyên gia cho người bị tràn dịch khớp gối
Ngoài việc đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để các bác sĩ tìm nguyên nhân tràn dịch khớp gối và hướng dẫn điều trị, người bệnh cũng nên chủ động thực hiện những điều sau:
- Giảm cân tránh béo phì.
- Hạn chế đứng dậy và chuyển động khớp gối đột ngột.
- Tập thể dục, thể thao mức độ vừa phải. Đặc biệt nên tập khối cơ đùi, đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho vận động khớp gối.
- Môi trường sống an toàn và lối sống lành mạnh.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là người cao tuổi (hạn chế ăn thức ăn nhiều năng lượng)
- Bổ sung các thực phẩm giàu glucosamine, omega-3, canxi…
- Kết hợp điều trị các bệnh lý khớp gối như gút, viêm khớp dạng thấp… và bệnh lý mãn tính toàn thân như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…
- Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Tràn dịch khớp gối chỉ là một triệu chứng của nguyên nhân bệnh lý lớn hơn đằng sau. Việc chủ quan không điều trị có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như liệt chi, tàn phế. Vì vậy, người bệnh phải nhanh chóng tiến hành chữa trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của tràn dịch.
Bạn có thể tham khảo video dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn về tràn dịch khớp gối
Tài liệu tham khảo:
https://kcb.vn/wp-content/uploads/2020/03/HD-QTKT-Noi-CXK-in.pdf (Trang 30)
www.blogsuckhoe.com/tran-dich-khop-goi-nguy-hiem-co-nao.html#more-‘