Đau khớp gối là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu gối đau nhức có thể là kết quả của chấn thương, chẳng hạn như đứt dây chằng hoặc rách sụn. Các bệnh lý về khớp như: thoái hóa khớp, bệnh gút và nhiễm trùng cũng có thể gây ra đau đầu gối. Vậy bị đau khớp gối phải làm sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể lựa chọn phương pháp giảm sưng đau khớp gối phù hợp.
Mục lục
Đau khớp gối là gì?
Đau khớp gối là cảm giác nhức nhối, đau nhói, ê buốt khó chịu xảy ra ở bên trong và xung quanh khớp gối. Cơn đau nhức thường xuất hiện vào buổi sáng, khi thay đổi thời tiết hoặc người bệnh giữ nguyên một tư thế khá lâu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đau khớp gối xuất hiện đột ngột mà không cần có thay đổi nào.

Ngoài đau khớp gối, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Sưng và xơ cứng khớp gối
- Đầu gối đỏ và ấm khi chạm vào
- Gối xuất hiện tiếng lạo xạo, lục khục khi di chuyển
- Không thể duỗi thẳng hoàn toàn đầu gối
☛ Tham khảo đầy đủ: Triệu chứng đau khớp gối
Đau khớp gối phải làm sao?
“Đau khớp gối phải làm sao?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhưng không phải ai cũng biết cách giải quyết phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý được các chuyên gia y tế đề xuất.
Thăm khám sớm
Việc thăm khám để xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của sưng đau khớp gối là rất cần thiết. Dựa vào kết quả thăm khám sẽ giúp cho bác sĩ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Bên cạnh đau khớp gối, một số dấu hiệu cho thấy người bệnh cần thăm khám sớm gồm:
- Nóng, đỏ tại khớp gối.
- Biến dạng khớp gối.
- Rối loạn hoặc mất cảm giác tại khớp gối.
- Cơ thể mất thăng bằng, không đứng vững.
- Đau nhức vùng đầu gối dữ dội gây mất ngủ.
Tập luyện vừa phải
Nhiều người bệnh cho rằng bị sưng đau khớp gối thì cần nghỉ ngơi, không được vận động. Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế, việc không vận động kéo dài sẽ gây cứng khớp và khiến cho thời gian hồi phục kéo dài hơn. Vì thế, khi bị sưng đau khớp gối, người bệnh vẫn phải duy trì tập luyện để tăng cường sự đàn hồi của khớp giúp giảm đau nhức và khiến khớp gối vận động linh hoạt. Một số phương pháp luyện tập nhẹ nhàng dành cho người bệnh bị sưng đau khớp gối như:
- Đi bộ: Chỉ cần dành mỗi ngày 15 – 30 phút đi bộ sẽ giúp cho khớp gối được thư giãn hơn.
- Yoga: Một vài động tác yoga đơn giản có thể khiến cho khớp gối của người bệnh thư giãn, giảm bớt áp lực và cải thiện sức mạnh của các cơ quanh khớp.

Điều chỉnh tư thế
Khi bị đau khớp gối, người bệnh cần điều chỉnh tư thế trong hoạt động hằng ngày để tránh triệu chứng trở nặng hơn. Cụ thể là hạn chế nằm nghiêng khi ngủ, có thể dùng gối chèn vào hai bên hoặc vào giữa hai đầu gối, giúp giảm áp lực lên đầu gối.
Đồng thời, khi ngồi cần điều chỉnh sao cho ghế ngồi không quá thấp hoặc quá cao. Hãy lựa chọn ghế có chiều cao phù hợp tạo cảm giác thoải mái nhất. Ngồi với tư thế lưng thẳng, đầu gối không cao hơn mông và tránh vắt chéo chân để khớp gối nhanh chóng hồi phục.
Điều chỉnh dinh dưỡng
Thói quen ăn uống hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây sưng đau khớp gối. Chính vì thế, để giảm đau khớp gối hiệu quả, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng dinh dưỡng hợp lý. Một số nhóm thực phẩm cần bổ sung khi sưng đau khớp gối bao gồm:
- Omega – 3: Là loại acid béo có tác dụng làm hạn chế phản ứng viêm nhiễm. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thường bị phù nề, đau đầu gối nghiêm trọng. Do đó, bổ sung omega – 3 từ một số loại cá, óc chó, hạt lanh, hạt chia giúp bảo vệ sụn khớp, ngăn ngừa tình trạng viêm khớp.
- Chất xơ: Có nhiều nghiên cứu cho thấy cholesterol ở người bệnh viêm khớp khá cao. Việc bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày sẽ có tác dụng cải thiện nồng độ cholesterol trong máu và kiểm soát cân nặng tránh gây áp lực lên khớp gối. Ngoài ra, chất xơ còn giúp giảm viêm và tốt cho hệ tiêu hóa.
- Chất chống oxy hóa: giúp giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Các loại quả như: dâu tây, mâm xôi, nho đen hoặc các loại rau có màu xanh đậm có khả năng chống oxy hóa rất tốt. Bổ sung các loại thực phẩm này vào chế độ ăn sẽ ngăn cản được những tổn thương tại khớp gối do gốc tự do gây ra. Đồng thời, hỗ trợ quá trình tạo collagen và xây dựng các mô liên kết rất tốt cho hệ xương.
- Canxi: Là thành phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của hệ xương, giúp xương trở nên chắc khỏe hơn. Những loại thực phẩm giàu canxi có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của người bệnh như: sữa và các sản phẩm làm từ sữa, cá hồi, cá mòi, trứng, rau xanh,…
- Vitamin D: Đây là nhóm chất rất cần thiết cho quá trình hấp thu canxi của cơ thể có lợi cho sự phát triển xương, tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm. Các loại thực phẩm như đậu nành, trứng, nấm, dầu gan cá,… là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào giúp giảm đau, giảm viêm khớp gối.
- Sulforaphane: Hoạt chất này có tác dụng trung hòa các tác nhân gây tổn thương sụn khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả. Có nhiều nghiên cứu cho thấy, súp lơ xanh là nguồn chứa hàm lượng lớn hoạt chất này. Ngoài ra, súp lơ xanh còn là loại rau giàu vitamin C và K giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa phản ứng viêm tại khớp gối.

Tập bài tập hỗ trợ
Những bài tập kéo giãn cơ cũng như tăng cường sức mạnh cơ giúp hồi phục nhanh chóng tính linh hoạt cũng như tăng cường khả năng chống đỡ cơ thể, bảo vệ khớp đầu gối.
Bài tập ngồi nâng chân
Bài tập này có tác dụng tăng cường cơ sức mạnh các cơ bắp xung quanh đầu gối, nhờ đó giảm áp lực cho khớp gối, cải thiện tình trạng đau nhức, xơ xứng khớp.
Để tập luyện, người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế, hai chân vuông góc với mặt đất. Tiếp đó, từ từ duỗi thẳng chân phải và nâng lên cao sao cho nó song song với mặt đất. Duy trì tư thế này trong khoảng 30 giây rồi hạ chân xuống. Đổi chân và lặp lại động tác 10 lần ở mỗi bên. Người bệnh nên thực hiện bài tập này 2 lần/ ngày để có kết quả tốt nhất.
Bài tập kéo giãn đùi sau
Bài tập kéo giãn cơ đùi sau giúp giải quyết vấn đề cứng cơ, co thắt cơ. Điều này sẽ hạn chế được những áp lực đè nén lên khớp gối giúp giảm đau, giảm viêm.
Bài tập này bắt đầu với tư thế nằm ngửa trên mặt sàn, giữ thẳng chân phải, chân trái nâng lên cao duỗi thẳng. Sau đó, hai tay giữ lấy khớp gối trái và kéo về phía thân (cố gắng giữ cho mũi chân trái hướng xuống để cơ đùi sau được kéo giãn). Để yên tư thế này trong 10 giây và đổi bên ngược lại.

Bài tập đứng nâng chân
Bài tập nâng chân tác động đến hông và cơ mông của người bệnh, từ đó cải thiện khả năng cân bằng, sức mạnh cho chân và làm giảm áp lực lên đầu gối.
Cách tiến hành: Người bệnh đứng dựa lưng vào tường. Sau đó từ từ nâng một chân sang ngang và lên cao rồi từ từ hạ xuống vị trí cũ. Trong suốt quá trình thực hiện động tác mũi chân vẫn hướng về phía trước, giữ người ở tư thế thẳng, không nghiêng ngả. Mỗi lần tập nên lặp lại từ 15 – 20 lần ở từng bên chân để có kết quả tốt nhất.
Dùng nhiệt trị liệu
Sử dụng phương pháp nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh sẽ giúp giảm đau khớp gối nhanh chóng và an toàn. Tùy thuộc vào từng mức độ đau và nguyên nhân gây đau để lựa chọn phương pháp chườm nóng hay chườm lạnh cho người bệnh.
Nhiệt lạnh
Sử dụng nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu bị co lại, giúp giảm lượng máu đến vị trí bị tổn thương, từ đó hạn chế phản ứng viêm. Hơn nữa, chườm lạnh còn là một giải pháp giúp ngăn cản quá trình truyền xung động đau đến não, xoa dịu cảm giác đau cho người bệnh.
Phương pháp chườm lạnh thường sử dụng trong các trường hợp chấn thương mới, đau cấp tính hoặc trong các chấn thương như: trật khớp, bong gân.
Người bệnh nên sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc dùng 1 chiếc khăn sạch bọc đá và chườm lên vị trí đang bị sưng. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp vì có thể gây hiện tượng bỏng lạnh. Thời gian chườm lạnh nên dao động trong khoảng 15 – 20 phút/lần và tiến hàng 3 – 4 lần/ngày để cải thiện đau nhức khớp gối nhanh chóng.

Nhiệt nóng
Phương pháp nhiệt nóng có tác dụng làm giãn mạch, giúp lưu thông máu qua vùng tổn thương, từ đó giúp làm giảm đau và sưng tấy khớp gối.
Nhiệt nóng thường được áp dụng đối với những người bệnh bị sưng đau khớp gối kèm theo các triệu chứng cứng khớp, căng cơ hoặc dây thần kinh bị chèn ép dây đau.
Người bệnh có thể sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc đổ nước nóng vào chai nhựa rồi chườm lên vị trí đau tại khớp gối. Duy trì nhiệt độ chườm nóng khoảng từ 33 – 43 độ C và mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để giảm nhanh cơn đau khớp gối.
Uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ
Bị đau khớp gối phải làm sao? Sử dụng thuốc là phương pháp giảm đau sưng khớp gối hữu hiệu, giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng và rút ngắn thời gian hồi phục của khớp. Những nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Thường sử dụng là Paracetamol để điều trị các cơn đau nhẹ đến đau vừa và không kèm theo dấu hiệu viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) phổ biến như: Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Naproxen,… có khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và cytokines tham gia vào quá trình viêm. Từ đó giảm đau ở mức độ vừa và nặng, giảm nhanh tình trạng viêm và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
- Thuốc chống viêm steroid bao gồm: Methylprednisolon, Dexamethasone, Prednisolone,… có tác dụng chống viêm mạnh, thường được chỉ định trong các cơn đau cấp tính hoặc trường hợp thoái hóa khớp gối nghiêm trọng.
- Thuốc giảm đau opioid như: Morphine, Meperidin, Hydrocodone,… có tác dụng ngăn cản quá trình dẫn truyền xung động đau giúp giảm đau hiệu quả. Thuốc được chỉ định trong các cơn đau nghiêm trọng hoặc các trường hợp không đáp ứng với thuốc giảm đau ở trên.
- Thuốc giãn cơ: Giúp làm giảm ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, hạn chế co thắt, giảm trương lực cơ, từ đó giảm nhanh cơn đau khớp gối. Các thuốc giãn cơ thường gồm: Decontractyl, Baclofen,…

☛ Tham khảo đầy đủ: Thuốc trị đau khớp gối phổ biến hiện nay!
Đau khớp gối không nên làm gì?
Để quá trình phục hồi khớp gối được rút ngắn, người bệnh cần lưu ý không nên làm những điều sau đây:
Lười vận động
Việc để cho khớp gối nghỉ ngơi quá nhiều sẽ gây suy yếu các cơ quanh khớp làm cho tình trạng đau khớp càng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên áp dụng các bài tập vật lý trị liệu và tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau khớp gối nhanh chóng.
Để bị ngã
Đầu gối bị đau có thể khiến cho người bệnh di chuyển khó khăn, dễ bị ngã. Điều này có thể khiến tổn thương tại khớp gối nặng hơn và cơn đau trở nên nghiêm trọng.
Đi giày cao gót
Việc đi giày cao gót sẽ làm tăng áp lực lên đầu gối làm tăng cảm giác đau và khiến tổn thương khó phục hồi. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng các loại giày đế thấp để cải thiện nhanh chóng tình trạng đau nhức khớp gối.
Bê vác vật nặng
Bê vác vật nặng làm tăng áp lực cho khớp gối, khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng và khó phục hồi. Điều này khiến đau khớp gối trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, nếu đang bị đau nhức khớp gối, người bệnh cần tránh bê, vác, khiêng các vật nặng.
Tự ý dùng thuốc
Các thuốc điều trị giảm sưng đau khớp gối có thể gây các tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Vì vậy, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Để cải thiện tình trạng đau khớp gối, người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ điều trị giảm sưng đau khớp gối. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì nên lựa chọn những sản phẩm đáp ứng đủ các tiêu chí dưới đây:
- Có giấy đăng ký lưu hành của Bộ Y tế.
- Được sản xuất từ các thành phần có nguồn gốc tự nhiên đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp và giúp phục hồi sụn khớp bị tổn thương tốt.
- Được nhiều người tin dùng và có phản hồi tích cực.
An Kiện Vương – Lựa chọn hàng đầu cho người đau khớp gối
Viên xương khớp An Kiện Vương là giải pháp hàng đầu cho người bệnh đau khớp gối được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Sản phẩm giúp cải thiện nhanh tình trạng đau nhức, sưng tấy đầu gối, đồng thời đảm bảo tính an toàn tối đa cho người bệnh.
Với sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược thiên nhiên, đặc biệt là bộ 3 thảo dược quý gồm: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM) và Nhũ hương, viên uống An Kiện Vương có tác dụng kiểm soát đau nhức khớp gối toàn diện nhờ cơ chế 4 trong 1:
- Giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức tại khớp gối mà không gây tác dụng phụ lên dạ dày như các loại thuốc chống viêm.
- Ức chế phản ứng viêm nhờ ngăn cản quá trình tổng hợp các yếu tố tiền viêm và chất hóa học trung gian gây viêm.
- Tăng cường quá trình tổng hợp acid hyaluronic, glycosaminoglycan – có tác dụng hỗ trợ chữa lành màng sụn, thúc đẩy phục hồi sụn khớp nhanh chóng, cải thiện vận động cho người bệnh.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp: Bao gồm: Collagen tuýp II, Glucosamine, Boron, Vitamin K2, Cốt toái bổ, giúp nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại khớp, đảm bảo một hệ xương khỏe mạnh.

Nghiên cứu tại trường Đại học Y Hà Nội đã chứng minh An Kiện Vương có khả năng giảm đau, chống viêm tương đương với Diclofenac (một loại thuốc trị sưng đau khớp phổ biến trên thị trường). Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp làm chậm quá trình thoái hóa và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh. Sản phẩm được Bộ Y tế chứng nhận an toàn và cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Ngoài thành phần và cơ chế chuyên biệt, An Kiện Vương còn được các chuyên gia đánh giá cao bởi công nghệ sản xuất hiện đại trên dây chuyền của nhà máy Thái Minh Hitech đạt chuẩn GMP – WHO. Đây cũng là một trong số ít nhà máy đạt được chứng nhận quốc tế ISO 17025.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị sưng đau khớp gối phải làm sao. Sưng đau khớp gối nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh cần được thăm khám và xác định đúng nguyên nhân để có phương pháp trị liệu an toàn và hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/knee-pain-dos-and-donts
https://www.medicalnewstoday.com/articles/311280#fourteen-home-remedies