Đau nhức khớp gối khiến bạn “lười” vận động, thậm chí sợ hãi mỗi khi phải nhấc chân di chuyển. Nếu vậy, bạn đừng bỏ qua những cách giảm đau khớp gối nhanh chóng và đơn giản trong bài viết này. Chỉ một vài lần áp dụng, tình trạng sưng đau ở khớp gối sẽ được cải thiện rõ rệt.
Mục lục
Vì sao phải giảm đau khớp gối?
Khớp gối là một trong những khớp lớn và quan trọng nhất trên cơ thể. Cấu trúc của khớp gồm có: xương, sụn khớp, dây chằng, bao hoạt dịch, gân, cơ và thần kinh. Những cấu trúc này liên kết chặt chẽ và giúp khớp linh hoạt trong các cử động ngồi, đứng, đi, chạy, nhảy hay co – duỗi chân.

Khớp gối bị đau nhức, tổn thương sẽ kéo theo hàng loạt những ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh như:
- Hạn chế vận động: Những cử động dù đơn giản cũng có thể kích thích cơn đau tại khớp gối. Điều này khiến người bệnh không thể thoải mái vận động, thậm chí có người còn không dám di chuyển khi bị đau khớp gối.
- Giảm hiệu suất làm việc: Trường hợp đau khớp gối nặng, người bệnh có thể phải tạm dừng công việc để nghỉ ngơi hoàn toàn. Điều này gây mất thu nhập và ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân.
- Tâm lý tiêu cực: Đau nhức khớp gối khiến người bệnh bị hạn chế trong vận động và công việc. Không ít người cảm thấy bí bách, khó chịu, dễ căng thẳng và dễ cáu gắt với người xung quanh.
- Nguy cơ biến chứng: Nếu đau khớp gối là do bệnh lý, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như: biến dạng khớp, teo cơ, hoại tử xương,…
☛ Tham khảo thêm: Nguyên nhân nào khiến khớp gối bị đau?
10 cách giảm đau khớp gối tại nhà
Khi bị đau khớp gối, cách tốt nhất là người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. Trường hợp chưa thể đi khám hoặc đau khớp gối do yếu tố cơ học, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để cải thiện triệu chứng đau nhức của mình.
Nhiệt trị liệu
Sử dụng nhiệt giảm đau là phương pháp được nhiều chuyên gia ủng hộ bởi tác dụng nhanh và an toàn. Tùy theo tình trạng đau nhức của khớp gối mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh.
Chườm lạnh
Chườm lạnh là phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để gây co mạch, giảm lưu lượng máu đến vùng tổn thương, từ đó làm giảm tốc độ của phản ứng viêm và giảm nhẹ tình trạng sưng tấy, đau nhức. Mặt khác, nhiệt lạnh còn đóng vai trò như một loại “gây tê tại chỗ” giúp ngăn cản quá trình dẫn truyền tín hiệu đau đến não, từ đó cải thiện triệu chứng đau nhanh chóng và hiệu quả. Chườm lạnh phù hợp với những trường hợp đau nhức đầu gối có liên quan đến viêm như: đau gân, trật khớp, thoái hóa khớp, gout,…

Để chườm lạnh giảm đau đầu gối, bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng, khăn ướp lạnh hoặc khăn sạch bọc đá lạnh và chườm trực tiếp lên vùng đầu gối đang bị sưng tấy, đau nhức. Thời gian chườm có thể dao động từ 15 – 20 phút/ lần và nên thực hiện 3 – 4 lần/ ngày.
Chườm nóng
Ngược lại với chườm lạnh, phương pháp chườm nóng sử dụng nhiệt độ cao để kích thích giãn mạch, tăng cường lưu lượng máu qua vùng tổn thương. Vì vậy, phương pháp này phù hợp với những người bị đau khớp gối kèm theo triệu chứng căng cơ, cứng khớp hoặc đau do dây thần kinh bị chèn ép.

Có nhiều cách thực hiện chườm nóng như: dùng túi chườm chuyên dụng, dùng sáp parafin hoặc ngâm mình trong nước ấm. Bạn có thể chườm nóng ở nhiệt độ khoảng 33 – 43 độ tùy theo cảm giác của mình. Mỗi ngày bạn nên thực hiện 1 – 2 lần để kiểm soát triệu chứng đau nhức hiệu quả
Massage khớp gối
Massage là phương pháp giảm đau hiệu quả nhờ tăng cường khí huyết lưu thông, thư giãn cơ và giảm tải tình trạng chèn ép tại khớp gối. Bạn có thể tự thực hiện phương pháp này tại nhà theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Ngồi trên ghế sao cho bàn chân đặt hoàn toàn trên sàn, đầu gối ở tư thế vuông góc.
- Bước 2: Nắm hai tay lại và ấn vào các vị trí đùi trên, đùi giữa và đùi dưới khoảng 10 lần. Lặp lại 3 lần.
- Bước 3: Dùng gò bàn tay ấn nhẹ lên mặt ngoài đùi và di chuyển dần xuống đầu gối. Thực hiện khoảng 5 lần. Thực hiện tương tự với mặt đùi trong.
- Bước 4: Dùng 4 ngón tay ấn vào đầu gối và di chuyển xung quanh đầu gối. Thực hiện khoảng 5 vòng.
- Bước 5: Dùng lòng bàn tay đặt lên mặt trong đùi rồi dùng lực đẩy xuống dưới, qua đầu gối. Sau đó đẩy ngược lên và di chuyển tay ra phía mặt ngoài của đùi.
Bạn nên thực hiện những động tác massage này từ 2 – 3 lần/ ngày và đều đặn mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
Giảm áp lực cho khớp gối
Áp lực của cơ thể lên khớp gối có thể là một trong những “gánh nặng” khiến triệu chứng đau khớp gối diễn biến xấu hơn. Vì vậy, người bệnh có thể lựa chọn các biện pháp giảm tải áp lực cho khớp gối. Một số phương pháp được chuyên gia khuyến cáo như:
- Băng thun: Giúp giữ chặt bó cơ và dây chằng đầu gối, từ đó ngăn chặn tình trạng giãn dây chằng khi người bệnh thực hiện các động tác gập chân, xoay chân. Ngoài ra, băng thun cũng giúp hạn chế trầy xước, bầm dập, bong gân khi đầu gối bị va đập mạnh.
- Giày có đệm: Loại giày này giúp hấp thụ lực tốt hơn, giảm xóc và hạn chế áp lực lên khớp gối. Ngoài đệm chân, bạn cũng cần chú ý chọn giày có size phù hợp, tránh đi giày to hoặc nhỏ hơn size chân.
- Đai đeo khớp gối: Giúp giảm chấn động và cố định góc hoạt động của khớp gối. Nhờ đó, triệu chứng đau nhức sẽ được cải thiện đáng kể khi người bệnh hoạt động. Mặt khác, dụng cụ này cũng giúp hạn chế tổn thương cho khớp gối khi bị va đập.

Điều chỉnh tư thế
Tư thế đúng không chỉ giúp giảm áp lực, giảm đau mà còn hạn chế gây tổn thương cho khớp gối. Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên điều chỉnh một số tư thế sau để hạn chế những cơn đau nhức từ khớp gối:
- Điều chỉnh tư thế ngồi sao cho bàn chân đặt thoải mái trên nền, đùi và gối tạo thành một góc vuông, gối không cao hơn mông.
- Ngồi thẳng, tránh nghiêng ngả người sang hai bên
- Hạn chế ngồi quá lâu mà không chuyển động khớp gối
- Không ngồi vắt chéo chân
- Tránh nằm nghiêng hay cúi khom người
Tập thể dục đúng cách
Nhiều người bệnh cho rằng khi đau khớp gối thì nên nghỉ ngơi hoàn toàn và không vận động. Đây là quan điểm chưa đúng. Theo các bác sĩ, việc bất động quá lâu có thể khiến khớp gối bị cứng và làm triệu chứng đau nhức nặng nề hơn khi người bệnh di chuyển. Vì vậy, bệnh nhân vẫn phải duy trì việc vận động, tập luyện ở cường độ phù hợp.

Tập luyện đúng cách giúp tăng cường sự đàn hồi và sự liên kết giữa mô – sụn, giúp giãn khớp gối, từ đó khiến khớp khớp gối linh hoạt hơn và giảm đau nhức. Một số bài thể dục phù hợp cho người đau khớp gối như:
- Đi bộ: Người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng 15 – 30 phút mỗi ngày vào mỗi buổi sáng sớm. Hoặc, bạn cũng có thể thay thế bằng cách đạp xe đạp.
- Thiền định: Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiền định giúp cải thiện đau nhức khớp gối do viêm sau khoảng 8 tuần tập luyện. Bên cạnh đó, bài tập này cũng giúp cải thiện tâm lý, cảm xúc của người bệnh trở nên tích cực hơn.
- Yoga: Các bài tập yoga có thể giúp kéo giãn khớp gối, giảm căng thẳng và cải thiện sức mạnh của cơ bắp.
Bài tập vật lý trị liệu
Những bài tập vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh tăng cường sức khỏe cơ bắp, giúp kéo giãn khớp, từ đó giảm thiểu mức độ đau nhức khớp gối. Một số bài tập phổ biến như:
- Bài tập nâng chân: Giúp cải thiện và cân bằng lực trên chân, đồng thời làm giảm lực tác động lên đầu gối. Người bệnh cần đứng thẳng người, dựa lưng vào tường. Sau đó, từ từ nâng một chân sang ngang và lên cao dần, chú ý người vẫn thẳng. Đến khi không nâng cao được thì từ từ hạ chân xuống. Thực hiện mỗi bên chân từ 15 – 20 lần.
- Bài tập đứng – ngồi: Giúp cải thiện khả năng chuyển động của khớp gối và sức mạnh của chân. Để thực hiện bài tập này, bạn cần ngồi trên ghế sao cho hai bàn chân đặt hoàn toàn trên mặt đất, hai tay bắt chéo trước ngực. Tiếp đó, bạn từ từ đứng dậy rồi ngồi xuống, trong quá trình này giữ cho lưng thẳng. Lặp lại động tác này trong vòng 1 phút.
- Bài tập nâng chân: Giúp tăng cường sức mạnh của các cơ – gân – dây chằng tại vùng gối. Bài tập này bắt đầu với tư thế ngồi trên ghế sao cho bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất, chân vuông góc với đất và lưng thẳng. Tiếp đó, người bệnh từ từ đưa chân phải lên để nó song song với mặt đất. Duy trì tư thế này trong khoảng 30 giây rồi hạ chân xuống. Thực hiện tương tự với chân trái và lặp lại 10 lần ở mỗi bên chân.

Giảm cân
Thừa cân, béo phì có thể khiến triệu chứng đau nhức khớp gối trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân là do trọng lượng quá khổ khiến khớp gối phải thừa nhận áp lực lớn hơn mức bình thường của nó. Điều này làm tăng tốc độ thoái hóa khớp, là tăng nguy cơ nứt, vỡ sụn khớp hoặc xương khi có va chạm xảy ra tại khớp gối. Một nguyên nhân khác khiến béo phì làm gia tăng tình trạng đau nhức khớp gối là do tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch khiến phản ứng viêm trở nên trầm trọng hơn.

Giảm cân không chỉ giúp giảm áp lực lên khớp gối mà còn giảm thiểu phản ứng viêm tại đây. Nhờ đó, triệu chứng đau nhức khớp gối sẽ được cải thiện đáng kể. Đây cũng là lý do khiến các bác sĩ luôn đưa ra khuyến cáo với người bệnh của mình là cần duy trì cân nặng ở mức tiêu chuẩn, tránh để rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân.
Một số mẹo giúp bạn cải thiện cân nặng như:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp giảm lượng thực phẩm nạp vào cơ thể
- Tăng cường rau xanh và hoa quả nhạt.
- Vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút sau bữa ăn
- Cắt bỏ các loại thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp, thay vào đó là những món ăn healthy tự chế biến
- Chủ động kiểm soát mức độ vận động của mình bằng các thiết bị đếm bước đi
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp bạn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường khả năng phục hồi các tổn thương tại khớp gối. Bên cạnh đó, nhiều dưỡng chất từ thực phẩm có thể giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm tại khớp gối, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.

Những thực phẩm được khuyên dùng cho người bệnh đau khớp gối gồm có:
- Các loại cá béo: Điển hình như: cá mòi, cá thu, cá hồi, cá trích,… Đây là nhóm thực phẩm giàu omega-3 và vitamin D giúp giảm viêm, cải thiện mật độ canxi trong xương giúp xương chắc khỏe.
- Các loại hạt: Như óc chó, hạt lanh, hạt mắc – ca,… Những hạt này giúp bổ sung chất béo và calo nhưng không gây béo phì. Bên cạnh đó, trong hạt này giàu omega-3 giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức ở khớp gối.
- Súp lơ xanh: Đây là loại rau chứa sulforaphane – một hoạt chất có tác dụng trung hòa các enzyme gây tổn thương sụn, ngăn chặn quá trình thoái hóa. Mặt khác, súp lơ xanh giàu vitamin K, C, giúp xương chắc khỏe, chống oxy hóa và ngăn cản phản ứng viêm tại khớp gối.
- Các loại quả mọng: Như nho, anh đào, việt quất, sơ-ri,… Trong những loại quả này rất giàu chất oxy hóa giúp loại bỏ gốc tự do và ngăn chặn tổn thương tại vùng khớp gối. Đặc biệt, các nghiên cứu cũng tìm thấy hợp chất quercetin và rutin trong những quả mọng này. Những hợp chất này có khả năng giảm viêm, tăng mật độ canxi trong xương giúp xương chắc khỏe.
- Thực phẩm giàu beta-carotene: Phổ biến như: cà chua, cà rốt, măng tây,… Beta-carotene là chất chống oxy hóa mạnh có khả năng thu dọn gốc tự do, ngăn chặn phản ứng viêm, từ đó giúp giảm đau nhức khớp gối hiệu quả.
Sử dụng thuốc
Dùng thuốc là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi tác dụng nhanh chóng, hiệu quả và tính tiện lợi cao. Một số loại thuốc được dùng phổ biến như:
- Thuốc giảm đau toàn thân: thường gặp nhất là paracetamol giúp giảm đau ở mức độ nhẹ đến vừa.
- Thuốc chống viêm giảm đau NSAID: bao gồm các hoạt chất: aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen,… có tác dụng giảm đau khớp gối kèm viêm ở mức độ vừa đến nặng
- Thuốc chống viêm corticosteroid: điển hình như prednisolone, methylprednisolone, hydrocortisol,… được dùng để giảm đau mãn tính ở mức độ nghiêm trọng. Tùy vào mức độ viêm tại khớp gối mà có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp.
- Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid: chỉ được chỉ định thật sự cần thiết, khi người bệnh đau nặng hoặc không đáp ứng với paracetamol kết hợp với codein hoặc các thuốc giảm đau chống viêm khác.
- Thuốc giãn cơ: thường dùng như: mydocalm, decontractyl, eperisone,… Thuốc giúp giảm trương lực cơ, giãn cơ làm giảm đau đầu gối trong trường hợp cơ bị co cứng.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị đau xương khớp: Chọn đúng, dùng đủ!
An Kiện Vương – Thảo dược giúp giảm đau, tăng tái tạo sụn khớp gối
Viên xương khớp An Kiện Vương là sản phẩm giúp giảm đau khớp gối có thành phần từ thảo dược cho hiệu quả cao đồng thời khắc phục được những nhược điểm về tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau thường thấy. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên uống, sử dụng đơn giản và tiện lợi.

Viên uống An Kiện Vương giúp kiểm soát tình trạng đau khớp gối thông qua 4 cơ chế tác dụng:
- Giảm đau: Nhờ 3 thành phần thảo dược: IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược) và chiết xuất Nhũ hương. Bộ ba hoạt chất này giúp giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp.
- Chống viêm: Chiết xuất cây Móng quỷ – IridoforceTM có tác dụng ức chế các yếu tố tiền viêm và ức chế các men xúc tác cho quá trình viêm, giảm sưng viêm. Nhờ đó, các trường hợp đau nhức, tấy đỏ, sưng viêm của khớp gối được cải thiện nhanh chóng.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp: Hoạt chất IridoforceTM có tác dụng kích thích khả năng tổng hợp glycosaminoglycan, acid hyaluronic, nhờ đó giúp các tổn thương tại sụn khớp phục hồi nhanh hơn, tăng cường độ trơn trượt của khớp gối.
- Bổ sung dưỡng chất: Điển hình như các hoạt chất: collagen tuýp II, boron, glucosamine. Đây là những chất giúp làm chậm quá trình thoái hóa, tăng độ linh hoạt của khớp và giúp xương chắc khỏe hơn.
Nhờ hiệu quả và tính an toàn cao, An Kiện Vương là một trong những sản phẩm uy tín và được nhiều người bệnh tin dùng nhất hiện nay. Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ vui lòng XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Dấu hiệu cho thấy đau khớp gối cần đến gặp bác sĩ
Đau khớp gối dù cho nguyên nhân nào người bệnh cũng nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện được nguyên nhân gây đau nhức và có biện pháp xử trí phù hợp.

Trường hợp chưa thể đến bệnh viện thăm khám, bạn cần lưu ý một số dấu hiệu sau:
- Khớp gối bị sưng đỏ, đau nhức, khô và cứng nghiêm trọng.
- Người bệnh không thể thực hiện những cử động đơn giản hàng ngày
- Đau nhức không có dấu hiệu cải thiện sau khi áp dụng biện pháp giảm nhẹ
Trên đây là một số cách giảm đau khớp gối đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, những trường hợp đau nhức nghiêm trọng cần được đánh giá và điều trị bởi bác sĩ chuyên môn. Người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
https://hellobacsi.com/benh-co-xuong-khop/dau-co-xuong-khop/nhuc-dau-goi-9-bien-phap-giup-khac-phuc-tai-nha/
https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/-au-khop-goi-nguyen-nhan-do-au-phuc-hoi-the-nao
http://www.benhvienninhbinh.vn/10-cach-giam-dau-khop-goi