Cứng khớp cổ chân là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng và khá phổ biến hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc xoay quanh tình trạng cứng khớp cổ chân và những điều cần lưu ý.
Mục lục
Cứng khớp cổ chân là gì?
Trong các bệnh lý về xương khớp thì chứng cứng khớp cổ chân được xem là dễ dàng xảy ra vì cổ chân là bộ phận chính gánh chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể nên dễ bị tổn thương.
Khớp cổ chân bị cứng là tình trạng sụn khớp bị hư tổn, bào mòn dẫn đến khớp bị khô, khi di chuyển có thể nghe thấy tiếng lạo xạo, lục cục.
Đây không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài dai dẳng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
☛ Tham khảo thêm: Chứng cứng khớp gối
Cứng khớp cổ chân do đâu?
Để đôi chân di chuyển được linh hoạt thì các khớp chân phải khoẻ, đặc biệt là khớp cổ chân. Do vận động liên tục nên các khớp cổ chân rất dễ bị tổn thương và dễ gây ra tình trạng thoái hoá, cứng khớp.
Cứng khớp cổ chân gây ra nhiều bất tiện cho người mắc phải, hiện tượng này xảy ra có thể vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy hoặc trong khi vận động mạnh và sai tư thế. Dưới đây là một số nguyên nhân làm khớp cổ chân bị căng cứng:
Do quá trình lão hoá xương khớp
Tuổi tác cùng quá trình lão hoá xương khớp khiến cho các sụn khớp bị bào mòn, hoái hoá. Mặc dù không phổ biến như thoái hoá khớp vai, khớp háng nhưng nguy cơ thoái hoá khớp cổ chân cũng rất cao do tần suất vận động nhiều. Khi khớp bị thoái hoá sẽ dẫn tới tình trạng cứng khớp, khô khớp đầu xương cọ xát vào nhau gây đau nhức.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh thoái hóa khớp
Do chấn thương
Các chấn thương cả trong hiện tại và quá khứ làm tăng nguy cơ gây cứng khớp cổ chân cao gấp 7 lần so với người bình thường. Nguyên nhân này chiếm khoảng 70% số trường hợp mắc cứng khớp cổ chân. Tập thể thao quá sức và động tác sai tư thế cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Biến dạng khớp
Biến dạng khớp làm cổ chân bị cứng thường gặp ở người mắc bệnh gout hoặc viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, dị dạng khớp bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây cứng khớp.
Do cơ thể thiếu hụt canxi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng canxi là nguyên tố cực kỳ quan trọng đối với hệ xương khớp, chúng chiếm từ 1,5 – 2% trên tổng trọng lượng toàn bộ cơ thể. Nếu muốn sở hữu bộ xương chắc khỏe, giảm thiểu xơ cứng khớp và chống loãng xương, bạn nên tăng cường bổ sung canxi vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
Lười vận động
Lười vận động làm cho cơ thể không có sự linh hoạt trong di chuyển, các sụn khớp không tiết dịch, máu huyết khó lưu thông để nuôi dưỡng xương khớp, làm cho xương khớp dễ bị khô xốp, kém chắc khoẻ. Vì vậy, chỉ cần xảy ra va chạm nhỏ cũng làm cổ chân bị tổn thương, căng cứng hay phù nề.
Dấu hiệu thường gặp khi cứng khớp cổ chân
Cứng khớp cổ chân gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng bệnh thông qua các triệu chứng sau đây:
- Đau nhức:Cơn đau có thể xảy ra ở mắt cá chân, xương chày, mặt sau bàn chân, giữa bàn chân. Ở giai đoạn đầu, các cơn đau chỉ khởi phát khi cổ chân bị tác động, vận động quá sức. Đau có thể dữ dội, bùng phát thành từng đợt và biến mất. Khi nghỉ ngơi, tình trạng đau nhức được cải thiện đáng kể.
- Cứng mắt cá chân: Khớp mắt cá chân bị sưng, giảm độ linh hoạt. Phạm vi vận động bị hạn chế. Các hoạt động như gập cổ chân hoặc di chuyển bàn chân giữa các bên gặp khó khăn.
- Sưng mắt cá chân: Xương mắt cá chân và xương chày cọ xát vào nhau khi sụn ở cổ chân bị hao mòn. Khi đó, khớp bị kích ứng sản sinh ra dịch lỏng thừa cản trở ma sát, từ đó gây sưng mắt cá chân.
- Dáng đi thay đổi: Dáng đi của người bệnh thường không được bình thường do sụn cổ chân ở 2 bên không đồng đều.
- Cổ chân không ổn định: Cổ chân người bệnh bị lệch ra ngoài hoặc vào trong so với vị trí cố định bình thường
Cứng khớp cổ chân nguy hiểm không?
Không chỉ riêng cứng khớp ở cổ chân mà với bất kỳ bệnh lý xương khớp nào cũng có nguy cơ để lại biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời.
Hiện tượng cứng khớp cổ chân nếu diễn ra trong thời gian dài mà không được can thiệp bằng phương pháp phù hợp đều để lại những tổn thương nhất định. Sụn khớp dần bị thoái hoá, các gai xương mọc ra chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức, sưng đỏ.
Các hoạt động tại khớp cổ chân sẽ bị hạn chế, đôi chân kém linh hoạt, di chuyển khó khăn. Nguy hiểm hơn là biến dạng khớp và nguy cơ tàn phế.
Các phương pháp trị cứng khớp cổ chân
Các phương pháp điều trị cứng khớp cổ chân hiện nay chủ yếu nhằm mục đích giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng của bệnh. Các phương pháp điều trị cứng khớp cổ chân phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.
Với các nguyên nhân chấn thương nhỏ, sai tư thế, thiếu canxi hoặc lười vận động thì có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày.
Sử dụng thuốc Tây y
Thông thường khi bị cứng khớp cổ chân, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng thuốc có tác dụng giảm bớt triệu chứng của bệnh. Thuốc thường được chỉ định sử dụng:
- Thuốc giảm đau như paracetamol, codein, …
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid như ibuprofen, diclofenac, naproxen,… Đây là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Thuốc chứa corticoid sử dụng đường tiêm hoặc uống, thường được sử dụng ở trường hợp nặng.
Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh tình trạng sử dụng quá liều gây ra các tác dụng phụ cho gan, dạ dày và thận.
Vật lý trị liệu
Đối với người bệnh mắc chứng xương khớp thì vật lý trị liệu – phục hồi chức năng có tác dụng rất tốt đối với việc đẩy lùi cơn đau và cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số hình thức vật lý trị liệu thường được áp dụng để điều trị cứng khớp cổ chân:
- Xoa bóp, bấm huyệt: có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở cổ chân, gân cốt được thư giãn thoải mái và hạn chế sự xuất hiện của các cơn đau.
- Châm cứu: sử dụng kim châm tác động lên các huyệt vị của cơ thể giúp chúng hoạt động tốt hơn, giảm đau và tăng cường lưu thông khí huyết ở các khớp xương.
- Chiếu tia hồng ngoại: Chiếu trực tiếp tia hồng ngoại vào cổ chân, có tác dụng làm giãn mạch, chống co cứng cơ và giảm đau nhanh chóng.
- Sử dụng sóng vi ba: sóng vi ba có tần số cao tạo ra nhiệt tác động vào vùng bị tổn thương để ngăn ngừa viêm nhiễm, sưng đỏ và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.
Phẫu thuật
Trường hợp các bệnh lý xương khớp gây ra cứng khớp cổ chân và điều trị bằng phương pháp nội khoa không đem lại hiệu quả. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Tuy phương pháp này mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn. Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn điều trị bằng phương pháp này.
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục không chỉ khiến máu huyết lưu thông mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần, giúp bạn gia tăng tuổi thọ.
Ngoài ra, vận động giúp duy trì cơ bắp và cơ xương chắc khỏe. Trong đó, đi bộ là một phương pháp hỗ trợ cải thiện cứng khớp cổ chân rất hiệu quả. Tuy nhiên, cường độ vận động nên ở mức nhẹ hoặc trung bình, tránh tình trạng vận động quá mạnh khiến tình trạng cứng khớp cổ chân nặng hơn.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
- Gia tăng các loại thực phẩm giàu canxi, omega-3, glucosamine vào trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Hạn chế các thức ăn cay nóng, quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống có gas, bia rượu…
- Ăn ngủ điều độ, không nên thức khuya hoặc để cơ thể căng thẳng quá mức.
- Kiểm soát cân nặng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Ăn gì giúp bôi trơn khớp?
Tập bài tập giúp giảm cứng khớp cổ chân hiệu quả
Bài tập xoay cổ chân
Xoay cổ chân giúp hỗ trợ phạm vi chuyển động của khớp cổ chân. Bạn có thể thực hiện bài tập này ở tư thế nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế.
- Bắt đầu bằng cách xoay mắt cá chân từ từ theo vòng tròn từ trái sang phải hoặc ngược lại.
- Bạn có thể vẽ bảng chữ cái trong không khí bằng chân của mình.
- Chỉ tập trung vào việc sử dụng bàn chân và mắt cá chân của bạn, không sử dụng toàn bộ chân.
- Hãy thử thực hiện 10 lần với mỗi chân.
Bài tập kéo giãn gân Achilles
Kéo giãn gân Achilles rất giống với căng cơ bắp chân, bạn có thể thực hiện bài tập này như sau:
- Bắt đầu bằng cách đứng gần tường hoặc chỗ dựa khác, chẳng hạn như ghế, đặt tay lên tường ngang tầm mắt.
- Đặt chân trái của bạn sau chân phải một bước.
- Giữ gót chân trái của bạn trên sàn và gập đầu gối phải của bạn cho đến khi bạn cảm thấy chân trái căng ra.
- Giữ động tác này trong vòng 15 đến 30 giây, lặp lại 2 – 4 lần cho mỗi bên chân.
Bài tập lăn bóng bằng lòng bàn chân
- Sử dụng một quả bóng chơi gôn, sau đó bạn ngồi trên ghế với 2 chân đặt trên sàn.
- Lăn quả bóng dưới lòng bàn chân theo hướng trước sau trong vòng 2 phút.
An Kiện Vương giúp hỗ trợ đẩy lùi cứng khớp cổ chân
Tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp ngày càng tăng cao theo độ tuổi, trong đó có 70% người bệnh có dấu hiệu về cứng khớp, thoái hoá khớp.
Người bệnh thường xuyên đối mặt với cơn đau căng cứng, sưng, tê bì, từ đó giảm khả năng vận động… Việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ giúp cải thiện chứng cứng khớp, tê bì, thoái hoá khớp là phương pháp được nhiều bệnh nhân sử dụng. An Kiện Vương chính là giải pháp hiệu quả để chăm sóc sức khoẻ xương khớp nói chung và tình trạng cứng khớp thoái hoá khớp cổ chân nói riêng.
Thành phần của viên uống An Kiện Vương, bao gồm:
- Chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM): các nhà khoa học đã chứng minh chiết xuất cây Móng quỷ hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý về xương khớp rất tốt. IridoforceTM trong An Kiện Vương chứa hoạt chất Harpagosides cao gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường, giúp làm tăng tổng hợp chất cơ bản tạo lớp nền sụn khớp glycosaminoglycan và tăng chất bôi trơn khớp acid hyaluronic, làm lành lớp màng sụn. Giúp giảm đau, giảm viêm nhanh chóng và ngăn ngừa thoái hóa khớp.
- Chiết xuất Một dược (MyrliqTM): nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh chiết xuất MyrliqTM từ cây Một dược có tác dụng chuyên biệt giúp chống viêm mạnh, giúp giảm đau nhanh và an toàn cho người bị thoái hóa cột sống.
- Nhũ hương: sử dụng để điều trị các triệu chứng viêm, đặc biệt là viêm cứng khớp. Kết quả trên những người sử dụng Nhũ hương để điều trị cho thấy hiện tượng đau nhức, nóng đỏ, sưng tấy, căng cứng tại các khớp giảm rõ rệt. Đây còn là một dược liệu để điều trị bệnh viêm khớp lâu dài, không chỉ giảm đau mà còn giúp ức chế sự phát triển và tái phát của bệnh. Khi kết hợp cùng Một dược kết quả tăng lên đáng kể gấp nhiều lần so với việc sử dụng đơn lẻ từng thành phần.
Ngoài ra, trong An Kiện Vương còn có các thành phần như Cốt toái bổ và các hoạt chất: Vitamin K2, Glucosamine, Boron giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sụn khớp và tăng khả năng làm lành các tổn thương màng sụn khiến các khớp cử động mềm mại, trơn tru hơn. Đồng thời, giúp tăng cường quá trình đồng hóa xương, làm cho xương chóng liền. Tăng cường hấp thu canxi, phosphor vào xương, tăng mật độ xương, chống loãng xương.
Với những công dụng tuyệt vời của các dược liệu kể trên, An Kiện Vương ngày càng được người bệnh tin dùng và sử dụng rộng rãi. Việc lựa chọn An Kiện Vương để hỗ trợ cải thiện bệnh lý về xương khớp là một giải pháp an toàn và hiệu quả.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm vui lòng xem tại bài: An Kiện Vương – Giải pháp cho các vấn đề xương khớp
Để đặt mua An Kiện Vương online, giao hàng tại nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Cứng khớp cổ chân làm hạn chế chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng này. Tham khảo và áp dụng thông tin từ bài viết trên, bạn hoàn toàn có đủ kiến thức để kiểm soát triệu chứng của bệnh.
Video tham khảo
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/fitness-exercise/ankle-stretches#cross-leg-ankle-stretch
https://suckhoedoisong.vn/lam-gi-de-han-che-cung-khop-n124078.html