Cứng khớp gối là tình trạng phổ biến gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hiện tượng này thường gặp ở người lớn tuổi và những người có các hoạt động khớp gối liên tục. Đau cứng khớp gối do đâu? Điều trị ra sao và có để lại biến chứng gì nguy hiểm không? Để giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng bệnh này qua những thông tin chi tiết dưới đây.
Mục lục
- Cứng khớp gối là tình trạng gì?
- Nguyên nhân đau cứng khớp gối do đâu?
- Triệu chứng nhận biết đau cứng khớp gối
- Hậu quả từ chứng đau cứng khớp gối là gì?
- Cứng khớp gối khi nào cần tới tìm bác sỹ?
- Điều trị cứng khớp gối bằng cách nào?
- Cải thiện tình trạng cứng khớp gối tại nhà
- An Kiện Vương giúp đẩy lùi tình trạng cứng khớp gối!
Cứng khớp gối là tình trạng gì?
Khớp gối là bộ phận rất quan trọng, vừa giúp cơ thể thực hiện các chức năng vận động, vừa hỗ trợ chống đỡ trọng lực toàn bộ cơ thể.
Khớp gối cấu tạo gồm phần dưới của xương đùi, phần trên của xương chày và xương bánh chè. Đầu xương được bao bọc bởi lớp sụn chêm trong và sụn chêm ngoài. Chúng được cố định bằng 4 dây chằng: dây chằng trong, dây chằng ngoài, dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau.Chuyển động chủ yếu của khớp gối là gấp, duỗi và một số động tác trượt, xoay trục của xương đùi trên xương chày.
Cứng khớp gối là cảm giác khó cử động hoặc mất phạm vi cử động ở khớp gối, đầu gối bị co cứng, người bênh thường không thể co, duỗi thẳng chân được như bình thường. Cứng khớp gối thường đi kèm với đau, sưng và viêm tại gối.
Cứng khớp là triệu chứng ban đầu báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng của khớp mà không phải ai cũng biết. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì người bệnh sẽ gặp phải khó khăn trong di chuyển, lâu dần làm suy giảm hoàn toàn chức năng của khớp gối.
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây cứng khớp gối mà người bệnh cần điều trị theo các cách khác nhau.
☛ Có thể bạn quan tâm: Tình trạng cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy
Nguyên nhân đau cứng khớp gối do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây cứng khớp gối trong đó chấn thương và các bệnh lý viêm tại khớp gối là nguyên nhân thường gặp nhất.
Tổn thương sụn chêm
Hai mảnh sụn chêm trong và sụn chêm ngoài tại khớp gối đóng vai trò như vật giảm xóc và hấp thụ lực trong khớp. Khi sụn chêm bị tổn thương sẽ làm cho người bệnh đau đớn và giảm khả năng vận động.
Rách sụn chêm ở người trẻ thường xảy ra đột ngột sau một chấn thương trong trạng thái gối gấp (ngồi xổm) đồng thời chân bị vặn xoắn, thường gặp trong chấn thương thể thao, tai nạn giao thông. Còn ở người cao tuổi thì rách sụn chêm thường do thoái hoá khớp hoặc các bệnh lý tại khớp gây ra. Khi người bệnh ngồi hoặc đứng lên đột ngột trong tư thế bất lợi, chân hơi vặn có thể gây rách sụn chêm. Rách sụn chêm ở người già thường kèm theo bong và mòn sụn khớp.
Khi sụn chêm bị tổn thương mặc dù người bệnh vẫn có thể đi lại được bình thường nhưng khoảng 2-3 ngày sau đó thì gối dần sưng lên và có cảm giác mất linh hoạt khớp. Người bệnh có có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Sưng tấy.
- Đau gối
- Giảm khả năng vận động: khớp gối bị kẹt, hoặc có tiếng kêu lục cục trong khớp khi vận động, gối không thể gấp duỗi hết tầm, ấn vào khe khớp sẽ khiến bệnh nhân đau nhiều.
- Cứng khớp gối
Bệnh xơ hoá khớp
Bệnh xơ hoá khớp còn được gọi là hội chứng cứng khớp. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra cứng khớp gối. Tình trạng xảy ra khi các mô sẹo hình thành nhiều xung quanh khớp, thường gặp khi có chấn thương hay phẫu thuật đầu gối như phẫu thuật dây chằng chéo trước hoặc thay khớp gối.
Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh xơ hoá khớp, bao gồm:
- Nóng và sưng tấy quanh đầu gối.
- Căng cứng, tê bì.
Tổn thương dây chằng
Dây chằng có chức năng liên kết xương này với xương khác giúp ổn định các khớp cũng như ngăn chặn chuyển động bất thường của xương. Khi dây chằng bị giãn hoặc đứt, đầu gối sẽ bị tổn thương, gây nên những cơn đau khiến người bệnh bị hạn chế vận động trong sinh hoạt thường ngày.
Làm thế nào bạn có thể biết dây chằng của mình bị tổn thương, dưới đây là một số biểu hiện:
- Khớp gối không ổn định.
- Đau và sưng bất thường ở khớp gối.
Viêm khớp sau chấn thương
Viêm khớp sau chấn thương thường xảy ra vài năm sau khi bạn bị chấn thương đầu gối. Triệu chứng thường gặp như đầu gối yếu dần, đau trầm trọng hơn khi thời tiết nồm ẩm, sưng phù nề.
Viêm khớp bệnh lý
Viêm khớp do thoái hoá, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do gout, viêm khớp nhiễm khuẩn…đều là các bệnh lý thường gặp gây viêm tại khớp gối. Khi khớp gối bị viêm sẽ gây phá huỷ cấu trúc sụn khớp, làm biến dạng khớp do đó gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối. Người bệnh thường gặp phải tình trạng cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy.
Triệu chứng nhận biết đau cứng khớp gối
Cứng khớp gối có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên đầu gối. Tình trạng này thường gặp ở những người lớn tuổi hoặc những người có thể chất không tốt. Cơn đau cứng ở gối thường gặp vào buổi sáng khi vừa thức dậy, đầu buổi chiều hay khi thời tiết giao mùa. Triệu chứng có thể kéo dài 15 phút đến nửa tiếng và cũng có thể lâu hơn.
Người bệnh cần phải duỗi chân một cách từ từ kèm xoa bóp nhẹ nhàng quanh khu vực đầu gối mới có thể đứng và cử động bình thường được. Mức độ nặng nhẹ khác nhau tuỳ vào từng nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, những triệu chứng sau đây thường biểu hiện ở chứng đau khớp gối:
- Đầu gối khó có thể co duỗi bình thường.
- Xuất hiện tiếng kêu lục cục tại đầu gối khi di chuyển.
- Biến dạng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Sưng đau, nóng đỏ, phù nề.
- Co thắt cơ hoặc suy nhược cơ.
- Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.
- Đau nhức khi vận động hoặc đau ngay cả khi nghỉ ngơi.
Hậu quả từ chứng đau cứng khớp gối là gì?
Giảm hoặc mất khả năng vận động
Cứng cứng khớp gối lâu ngày khiến người bệnh di chuyển bất tiện. Tình trạng kéo dài gây ra biến chứng làm suy giảm, thậm chí là mất luôn chức năng vận động thông thường như co, duỗi, đi lại…Từ đó giảm khả năng lao động.
Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Do tim và khớp có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Đau cứng khớp nói chung và cứng khớp gối nói riêng khiến van tim tổn thương, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Các nhà khoa học còn cho rằng tuổi thọ cũng như chất lượng sống của người cứng khớp gối thấp hơn so với người bình thường.
Suy nhược cơ, khớp biến dạng, tàn phế
Nhiều người mắc chứng cứng khớp gối thường chủ quan, ít chú ý đến biểu hiện của bệnh nên chữa trị không kịp thời. Hậu quả là cứng khớp hình thành các biến chứng như biến dạng khớp, dính khớp, suy nhược cơ và cuối cùng nghiêm trọng nhất là tàn phế.
Cứng khớp gối khi nào cần tới tìm bác sỹ?
Chấn thương đầu gối từ tại nạn, té ngã cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Trong một số trường hợp, rách đầu gối, sưng hoặc có vết cứa sâu hay khi đầu gối căng cứng, tê liệt không thể cử động như bình thường, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Ngoài ra, đối với các trường hợp đau cứng khớp gối khác, người bệnh cần đến bệnh viện nếu:
- Tình trạng cứng khớp diễn ra trong một thời gian dài hoặc tái phát thường xuyên.
- Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
- Cơn đau cứng khớp gối ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Điều trị cứng khớp gối bằng cách nào?
Thuốc chống viêm, giảm đau có thể giúp người bệnh giảm được một số triệu chứng như cứng khớp, sưng đau, phù nề trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để điều trị cứng khớp gối hiệu quả cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt kết quả như mong muốn.
Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid
Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Thuốc đạt tác dụng chỉ sau 2 ngày điều trị. Thuốc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng cứng khớp gối trong thời gian ngắn. Được bào chế dưới dạng viên nén, người bệnh nên sử dụng từ 1200 – 1800mg/ngày, chia thành nhiều liều nhỏ theo chỉ định. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sử dụng lâu dài có nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày và nhiều tác dụng phụ khác đi kèm.
Tiêm steroid
Tiêm steroid có thể giúp giảm viêm ở khớp gối khi thuốc không kê đơn không mang lại hiệu quả. Những mũi tiêm này có thể làm giảm bớt tình trạng cứng và đau do viêm trong vài tuần.
Dù vậy không nên lạm dụng phương pháp này vì tiềm ẩn các tác dụng phụ đi kèm như suy yếu gân và dây chằng và phụ thuộc vào thuốc. Nghĩa là dùng lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng người bệnh lệ thuộc vào thuốc khi không sử dụng tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn. Chính vì thể chỉ tiêm steroid dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Phẫu thuật
Nếu tổn thương dây chằng là nguyên nhân gây ra chứng đau cứng khớp gối mà các phương pháp điều trị bảo tồn không có tác dụng làm giảm bớt tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật xử lý tổn thương dây bằng phương pháp nội soi, ít xâm lấn, không đau và nhanh hồi phục.
Vật lý trị liệu
Khi khớp gối của bạn bị cứng, bạn không thể cử động thoải mái và linh hoạt như bình thường và làm hạn chế một số hoạt động hàng ngày. Trong những trường hợp cứng khớp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiếp tục các hoạt động và tập luyện. Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng chính là phương pháp hữu ích cho điều trị cứng khớp gối.
Cải thiện tình trạng cứng khớp gối tại nhà
Phương pháp hỗ trợ chữa cứng khớp gối tại nhà có đem lại hiệu quả hay không tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là do chấn thương nhẹ, các phương pháp hỗ trợ sau đây có thể giúp làm giảm cơn đau và cứng khớp cho đến khi vết thương lành lại:
Chườm lạnh
Bạn có thể sử dụng đá viên được bọc ngoài bằng khăn mỏng. Sau đó, chườm lên vị trí đau đều đặn hàng ngày giúp cơn đau thuyên giảm. Nhưng đây chỉ là phương pháp đơn giản tại nhà có tác dụng giảm đau tạm thời.
Đeo nẹp
Đeo nẹp để ổn định đầu gối và giúp ngăn ngừa chấn thương thêm nếu gặp sự cố khi di chuyển.
Vận động nhẹ nhàng thường xuyên
Đi bộ là một hình thức tập luyện nhẹ nhàng tạo nên dịch khớp nuôi dưỡng sụn, đồng thời giúp bôi trơn khớp gối, giảm tình trạng khô khớp, ngăn ngừa cứng khớp. Tuy nhiên, nếu thấy có biểu hiện đau nhức tăng, khớp gối bị sưng, di chuyển khó khăn hơn thì nên dừng ngay việc đi bộ.
Tập bài tập giúp giảm cứng khớp gối hiệu quả đơn giản
Đau cứng khớp gối khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài phương pháp điều trị bằng y khoa, các bài tập đơn giản sau cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng căng cứng, tê bì.
Bài tập gập chân
Tăng sức mạnh cơ xung quanh đầu gối làm giảm áp lực cho khớp. Để bắt đầu bài tập này, bạn hãy nằm ngửa trên sàn nhà hoặc trên giường đệm cứng.
Tập lần lượt với từng chân, bạn nâng chân phải lên gập từ từ vuông góc với thân người, giữ tư thế này trong vòng 3 giây rồi chậm rãi duỗi ra và hạ chân xuống. Làm tương tự như vậy với chân trái và lặp lại 10 lần với cả 2 chân.
Bài tập thăng bằng
Bạn đứng trên sàn nhà, giữ tư thế thẳng lưng và hơi co một chân lên, trụ bằng chân còn lại. Giữ tư thế này trong vòng 30 giây, sau đó đổi chân.
Bài tập tăng sức mạnh cơ hông bên đùi
Tăng cường sức mạnh cho các cơ ở khu vực bên hông đùi sẽ góp phần cải thiện độ cứng cáp của khớp gối.
Bạn nằm nghiêng trên sàn nhà hoặc trên giường với 2 chân duỗi thẳng. Nâng chân ở trên lên cao so với thân người 60o và giữ thẳng chân. Giữ tư thế này trong vòng 5 giây rồi hạ chân xuống nhẹ nhàng. Tập lại động tác này 5 lần sau đó đổi chân.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
- Nên ăn những thực phẩm giàu canxi như tôm, cua… hoặc bổ sung canxi theo dạng viên uống thực phẩm chức năng.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu acid béo omega-3 vào khẩu phần ăn hàng ngày.
- Nên tránh các chất kích thích, rượu bia và đồ uống có ga. Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nước ép hoa quả.
- Kiểm soát cân nặng giúp giảm áp lực lên khớp gối.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya.
- Loại bỏ các thực phẩm gây viêm nhiễm như sữa và các chế phẩm từ sữa, đường tinh luyện.
An Kiện Vương giúp đẩy lùi tình trạng cứng khớp gối!
Người bệnh khi mắc chứng đau cứng khớp gối thường gặp khó khăn khi vận động và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ đau mà khớp gối còn căng cứng, sưng đỏ, phù nề… Ngoài tập các bài tập hỗ trợ đơn giản tại nhà và tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, người bệnh có thể kết hợp sử dụng viên uống An Kiện Vương trong thời gian bệnh diễn biến nặng giúp làm giảm các cơn đau, cứng và tê bì.
Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng đặc biệt là dạ dày lại không thể sử dụng quá dài. An Kiện Vương được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên rất lành tính, an toàn và không đem đến tác dụng phụ, bao gồm:
- IridoforceTM – chiết xuất Móng quỷ: được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, có tác dụng giảm đau, chống viêm rất tốt nhờ hoạt chất Harpagosides cao gấp 20 lần so với chiết xuất móng quỷ thông thường. IridoforceTM còn kích thích các tế bào sụn tăng tái tạo chất nền tạo sụn, làm lành lớp màng sụn, khiến cho các khớp trơn trượt mềm mại hơn chính vì vậy cải thiện và phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả.
- Nhũ hương: được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp do thoái hoá. Ngoài ra, Nhũ hương còn giúp bảo vệ tế bào sụn khớp rất tốt, tái cấu trúc mô sụn làm cho sụn phục hồi và chắc khoẻ hơn.
- MyrliqTM – chiết xuất Một dược: không chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm mà thảo dược này còn được biết đến trong Đông y với tác dụng chống loét và bảo vệ niêm mạc dạ dày . Sử dụng kết hợp cùng Một dược cùng Nhũ hương ở người mắc các bệnh lý xương khớp đem lại kết quả cao hơn hẳn so với sử dụng riêng biệt từng loại.
- Cốt toái bổ: có tác dụng tăng cường sự hấp thu canxi của xương, nâng cao lượng phốt pho và canxi trong máu giúp cho xương chóng liền. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn giúp hỗ trợ điều trị loãng xương, cơ cứng xương khớp.
Ngoài ra, các hợp chất như Vitamin K2, Glucosamine, Boron giúp tăng cường hợp chất sụn khớp, tăng khả năng làm lành các tổn thương màng sụn khiến các khớp mềm mại, trơn tru hơn.
An Kiện Vương được bào chế từ các loại dược liệu trên vừa giúp giảm đau, chống viêm, đẩy lùi tình trạng cứng khớp gối, hỗ trợ vận động linh hoạt, làm trơn ổ khớp, đồng thời tăng khả năng hồi phục khớp và làm chậm quá trình thoái hoá xương khớp.
☛ Tham khảo thêm: Cách sử dụng sản phẩm An Kiện Vương
Để đặt mua An Kiện Vương online, giao hàng tận nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Trên đây là thông tin tổng quan giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về chứng đau cứng khớp gối. Áp dụng các bài tập vật lý trị đơn giản kết hợp cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám nếu căng cứng khớp gối có biểu hiện nặng hơn.
Video tham khảo
Tài liệu tham khảo
https://www.medicalnewstoday.com/articles/327499#causes
https://www.healthgrades.com/right-care/bones-joints-and-muscles/stiff-knee
http://benhvien108.vn/sun-chem-hinh-dia-mot-nguyen-nhan-gay-dau-khop-goi-de-bi-bo-qua.htm