Đau khớp gối trái xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi, những người lao động nặng hoặc do chấn thương, va đập gây ra. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy, đau khớp gối trái có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Đau khớp gối trái là bệnh gì?
Khớp gối là phần liên kết của 3 xương gồm xương đùi, xương ống chân và xương bánh chè. Khớp gối trái và phải có nhiệm vụ chính là nâng đỡ trọng lượng cơ thể, giúp các hoạt động như di chuyển được dễ dàng và linh hoạt hơn. Để hoạt động được trơn tru, khớp gối cần sự phối hợp ăn ý của các thành phần như cơ, gân, dây chằng, sụn khớp và các lớp bao khớp.
Do có cấu tạo phức tạp, tần suất hoạt động nhiều và chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Tình trạng đau khớp gối trái do một số nguyên nhân như:
- Chấn thương: có thể đơn thuần là do người bệnh hoạt động nhiều ở bộ phận này như chơi thể thao mạnh, chạy hoặc đi lại nhiều, chấn thương do tai nạn,… Chấn thương khớp gối có thể dẫn đến trật khớp, gãy xương, tổn thương dây chằng,… gây ra các cơn đau nhức, sưng phù nề quanh vùng đầu gối.
- Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch có vai trò như một túi lót đệm ngoài khớp gối, giúp khớp chuyển động một cách trơn tru, linh hoạt. Bao hoạt dịch bị viêm do chấn thương gây ra các cơn đau nhức, cứng khớp kèm theo sưng đỏ vùng khớp gối.
- Viêm khớp gối: làm xương sụn dần trở nên sần sùi và thô ráp. Khi đi lại hay vận động, các đầu xương ma sát với nhau gây đau, cứng khớp và khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển. Cơn đau khớp gối thường xuất hiện vào buổi sáng sớm và đi kèm triệu chứng cứng khớp.
- Viêm khớp dạng thấp: đây là bệnh lý tự miễn gây tổn thương sụn khớp, bao hoạt dịch, gây ra các cơn đau nhức, cứng khớp, lâu dần có thể gây biến dạng khớp, dính khớp,…
- Thoái hóa khớp gối: thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc do thừa cân, béo phì, vận động, tập luyện sai cách,… Thoái hóa khớp gối gây ra các cơn đau nhức dai dẳng, đau tăng lên khi vận động.
- Gout: Bệnh gout liên quan đến rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu, các tinh thể acid uric lắng đọng tại khớp, ảnh hưởng đến các dây thần kinh gây ra các cơn đau buốt, sưng đỏ và nóng rát. Gout không chỉ xảy ra tại vị trí các khớp ngón chân, ngón tay,… mà còn biểu hiện rõ rệt tại các khớp gối.
Ngoài các chấn thương và bệnh lý gây viêm khớp gối, một số yếu tố nguy cơ có thể làm khởi phát bệnh như tuổi cao, thừa cân, phụ nữ mang thai, đặc thù công việc, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, thói quen thức khuya, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
Dấu hiệu đau khớp gối trái
Khi bị đau khớp gối trái, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng điển hình như:
- Đau khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, đau tăng lên khi vận động, di chuyển đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống.
- Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, dữ dội rồi biến mất hoặc đau âm ỉ kéo dài. Tình trạng thoái hóa khớp, viêm khớp gối trái càng tiến triển nặng thì mức độ đau càng tăng lên.
- Tình trạng đau khớp gối có thể lan xuống bắp chân, mu bàn chân và lan ra gót chân sau.
- Các triệu chứng khác đi kèm như cảm giác nóng ran, ê buốt vùng khớp gối và xương đầu gối trái, khi cử động khớp có tiếng kêu lục khục, hạn chế khả năng vận động,…
Đau khớp gối trái có nguy hiểm không?
Tình trạng đau khớp gối trái tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Nếu tình trạng đau khớp gối trái kéo dài mà người bệnh không điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Hạn chế khả năng vận động: Tình trạng cứng khớp, đau khớp kéo dài khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển, đi lại hay thực hiện các động tác gập duỗi chân.
- Suy giảm chất lượng cuộc sống: Các cơn đau nhức làm người bệnh khó ngủ, ngủ không đủ giấc, giảm năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
- Biến dạng khớp: Đau khớp lâu ngày dẫn đến tổn thương hệ thống dây chằng, bao hoạt dịch, sụn khớp, dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp.
- Teo cơ, bại liệt: Tổn thương khớp gối ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh, về lâu dài có thể dẫn đến teo cơ, liệt cơ, mất cảm giác,… người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động khớp gối.
Chẩn đoán tình trạng đau khớp gối trái
Để chẩn đoán tình trạng đau khớp gối trái, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra tình trạng khớp gối tổn thương và khả năng di chuyển hay đánh giá các cấu trúc bên trong khớp gối trái. Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định kết hợp một số xét nghiệm hình ảnh để đánh giá chính xác tình trạng tổn thương xương khớp như:
- Chụp X-quang: Hình ảnh chụp giúp phát hiện tình trạng gãy xương và các bệnh lý thoái hóa khớp.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Kỹ thuật này sử dụng máy quét CT và tia X chụp ở nhiều góc độ khác nhau ở khớp gối. Hình chụp CT giúp hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về gãy xương, viêm khớp và bệnh Gout.
- Siêu âm khớp: Sử dụng sóng âm thanh để chụp lại cấu trúc mô mềm bên trong đầu gối.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng sóng radio để tạo hình ảnh sử dụng trong chẩn đoán các chấn thương mô mềm như gân, sụn và cơ bắp.
Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây đau khớp và mức độ tổn thương xương khớp, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị đau khớp gối trái
Khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức khớp đầu gối trái, đa số các trường hợp thường tự ý điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách tình trạng đau nhức sẽ trở nên trầm trọng và phải đối mặt với nguy cơ bị hoại tử khớp, yếu các chi, liệt khớp,… Tốt nhất người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để có hướng điều trị đúng đắn. Một số phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay là:
Chăm sóc tại nhà
Các biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây có thể giúp ích trong việc khắc phục triệu chứng đau khớp gối trái, đồng thời tăng cường khả năng vận động cho người bệnh.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Giúp cho các mô ở khớp gối có thời gian hồi phục, từ đó làm giảm cơn đau và tránh nguy tổn thương. Tuy nhiên không có nghĩa là người bệnh chỉ nằm yên một chỗ bởi điều này có thể làm tăng cứng khớp và làm yếu cơ.
- Kiểm soát cân nặng: Đối với những người bị thừa cân, giảm bớt cân nặng giúp giảm bớt áp lực đè nặng lên khớp đầu gối. Điều này không chỉ giúp đẩy lùi các triệu chứng đau nhức khó chịu mà còn làm chậm quá trình thoái hóa.
- Tập thể dục thường xuyên: Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất giúp duy trì cân nặng ở mức an toàn là tập thể dục thể thao. Việc tập luyện đều đặn các bài tập dành riêng cho đầu gối có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp, từ đó hạn chế đau nhức.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ dinh dưỡng khoa học với các thực phẩm tốt cho xương khớp, có khả năng chống viêm giảm đau như Vitamin D, Canxi, Omega-3, Vitamin C,… có thể đem lại hiệu quả tốt.
- Điều chỉnh tư thế vận động đúng: Điều chỉnh tư thế vận động hợp lý sẽ giúp làm giảm đau khớp gối trái hiệu quả hơn. Người bệnh nên ngồi thẳng lưng, tránh nghiêng sang 2 bên, không nên ngồi quá lâu và nên chọn các loại giày phù hợp có thể giúp hoạt động dễ dàng.
☛ Tham khảo thêm: Top 10 cách giảm đau khớp gối tại nhà!
Dùng thuốc điều trị
Tùy vào mức độ cơn đau, khớp gối có bị viêm, sưng hay không và nguyên nhân gây đau, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tương ứng như:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol (Acetaminophen) là thuốc được ưu tiên lựa chọn cho các trường hợp đau mức độ vừa và nhẹ.
- Thuốc giảm đau kháng viêm không steroids (NSAID): Diclofenac, ibuprofen, Celecoxib,… có tác dụng giảm đau mức độ trung bình, kèm theo triệu chứng sưng viêm khớp. Thuốc có thể sử dụng theo đường bôi ngoài da nhằm tăng cường tác dụng tại ổ khớp viêm.
- Thuốc chống viêm Corticosteroid: Đối với trường hợp đau nhức khớp gối trái nghiêm trọng do viêm khớp, người bệnh có thể cần tiêm corticosteroid trực tiếp vào khớp để giảm viêm. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài và cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc bổ trợ: Các loại thuốc có tác dụng bổ trợ khớp gối như Glucosamin sulfat, Chondroitin sulfat,… giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Các loại thuốc này thường dùng kết hợp với thuốc giảm đau, kháng viêm trong giai đoạn bị đau nhiều.
☛ Tham khảo đầy đủ: Thuốc trị đau khớp gối phổ biến nhất!
Vật lý trị liệu
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân với những bài tập vật lý trị liệu riêng biệt. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần tập dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm tránh những tổn thương không đáng có.
Một số phương pháp vật lý trị liệu người bệnh có thể áp dụng là:
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng: làm dịu cơn đau ở khớp gối. Chườm lạnh giúp giảm đau, giảm sưng viêm nhanh chóng, đồng thời làm chậm tốc độ tổn thương mô nên phù hợp cho những cơn đau do chấn thương. Trong khi đó, chườm nóng lại hiệu quả trong điều trị cơn đau cơ hoặc đau khớp mạn tính.
- Xoa bóp, massage: giúp giãn cơ bắp và làm dịu cơn đau, đồng thời tăng lưu lượng máu đến khu vực này.
- Châm cứu: Sử dụng kim hoặc que nhọn đã tiệt trùng kích thích vào các huyệt trên cơ thể để đả thông kinh mạch và lưu thông khí huyết, từ đó hỗ trợ điều trị cơn đau khớp gối trái. Tuy nhiên, biện pháp này không phù hợp với tất cả mọi người và cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn về lĩnh vực này.
Phẫu thuật
Biện pháp phẫu thuật được áp dụng cho người bị đau khớp gối nặng và không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Bác sĩ sẽ tiến hành mổ, loại bỏ gai xương, mảnh sụn vỡ, cấy ghép sụn nhân tạo hoặc thay thế khớp gối tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
An Kiện Vương cải thiện chứng đau khớp gối hiệu quả!
Hiện nay, rất nhiều người ưa chuộng các giải pháp cải thiện đau nhức xương khớp có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên bởi sự an toàn, lành tính và hiệu quả lâu dài. Trong số đó, nổi bật là viên uống An Kiện Vương được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng nhờ tác dụng tốt trong việc cải thiện các vấn đề về xương khớp, bao gồm giảm đau nhức xương khớp, làm chậm thoái hóa xương khớp,…
Trong An Kiện Vương chứa bộ ba thành phần chính là IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược), Nhũ hương cùng với các thành phần dưỡng chất khác mang đến tác động 4 trong 1:
- Giảm nhanh đau nhức khớp gối trái mà không gây hại dạ dày.
- Ức chế các yếu tố tiền viêm và ức chế men xúc tác cho quá trình viêm, giúp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng viêm sưng hiệu quả.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp (glycosaminoglycan, acid hyaluronic) giúp làm lành lớp màng sụn, khiến cho các khớp hoạt động mềm mại và linh hoạt hơn.
- Bổ sung Collagen tuýp II, Glucosamine, Boron,… là các dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp hoạt động một cách trơn tru, linh hoạt, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là những thông tin về bệnh đau khớp gối trái mà người bệnh có thể tham khảo để hiểu thêm và áp dụng cho tình trạng của bản thân. Tuyệt đối không nên chủ quan! Ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức, người bệnh nên đi khám sớm để được hướng dẫn điều trị đúng cách và kịp thời,
Tài liệu tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/knee-pain/symptoms-causes/syc-20350849
- https://acc.vn/benh-dieu-tri/dau-dau-goi/
- https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-khop-goi-co-nguy-hiem-khong-doi-tuong-nao-de-bi-dau-khop-goi-s68-n21445
- https://suckhoedoisong.vn/dau-khop-goi-la-gi-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-169