Đau khớp tay không phải là tình trạng hiếm gặp, chúng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Vậy đau khớp tay là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến đau khớp tay? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu làm rõ nhé!
Mục lục
Đau khớp tay gây ảnh hưởng như thế nào?
Đau khớp tay là tình trạng đau nhức, có thể kèm theo cứng khớp, tê bì xảy ra tại khớp cổ tay, bàn tay hoặc ngón tay. Những cơn đau có thể xuất hiện từ âm ỉ đến dữ dội tại một hoặc nhiều khớp cùng lúc. Đặc biệt cảm giác đau thường nghiêm trọng hơn khi vận động, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc cầm nắm, bưng bê đồ vật, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và năng suất lao động.
Bên cạnh đó, đau khớp tay có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, gout,… Trong trường hợp này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng đau nhức sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, thậm chí người bệnh có thể đối diện với những biến chứng nguy hiểm như: biến dạng khớp, teo cơ, bại liệt,…
Nguyên nhân gây đau nhức tay
Tình trạng đau nhức khớp tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả bệnh lý và các yếu tố nguy cơ. Cụ thể:
Chấn thương
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến xương khớp tay bị đau. Theo đó, những chấn thương như bong gân, trật khớp, gãy xương,… xảy ra khi chơi thể thao hoặc trong quá trình sinh hoạt, làm việc sẽ khiến cấu trúc xương khớp và mô mềm ở tay bị tổn thương, gây đau nhức.
Ngoài ra, ngay cả khi chấn thương đã xảy ra nhiều năm chúng vẫn có khả năng tiến triển thành viêm khớp, làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh.
Viêm khớp
Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả khớp tay chân. Khi bị viêm khớp tay, người bệnh sẽ nhận thấy tình trạng sưng đau, cứng khớp, khó khăn khi co duỗi ngón tay, xoay cổ tay,…
Các loại viêm khớp ảnh hưởng đến khớp tay có thể kể đến gồm: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, lupus, bệnh gout, viêm khớp vảy nến, viêm khớp nhiễm trùng,…
Viêm gân và viêm bao gân
Gân là phần cấu trúc nằm giữa xương và cơ, được tạo thành bởi những sợi collagen có cấu trúc đàn hồi, giúp hệ vận động hoàn chỉnh và chắc chắn hơn. Viêm gân và viêm bao gân xảy ra ở tay sẽ làm vị trí tổn thương bị đau nhức, sưng tấy, giảm khả năng vận động.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay có thể khiến dây thần kinh giữa (kéo dài từ cẳng tay, qua ống cổ tay, vào lòng bàn tay) bị chèn ép, gây tê bì, đau nhức ở ngón tay, bàn tay.
Chứng bệnh này có thể phát triển khi có chấn thương ở cổ tay, bàn tay hoặc khi thực hiện các cử động lặp đi lặp lại trong thời gian dài, khiến dây chằng bị kích thích như đánh máy, đan móc, thêu thùa, công nhân đóng gói,…
U nang hoạt dịch
Các khối u chứa chất lỏng phát triển ở mặt sau cổ tay và phần cuối các khớp ngón tay có thể khiến khớp tay bị đau nhức và yếu, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động.
Bệnh thần kinh ngoại biên
Bàn tay và cổ tay có rất nhiều dây thần kinh khác nhau như dây thần kinh cảm giác, dây thần kinh vận động,… Khi chúng bị tổn thương, tay của người bệnh bị đau nhức, tê bì, mất dần sức lực và khả năng điều khiển chuyển động cơ.
Khi bị đau nhức khớp tay chân phải làm sao?
Khi xuất hiện tình trạng đau nhức bất thường ở khớp tay chân, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan, từ đó áp dụng biện pháp điều trị kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
Đặc biệt, trong các trường hợp dưới đây người bệnh nên đi thăm khám ngay lập tức:
- Bị đau nhức nghiêm trọng hoặc kéo dài
- Cảm thấy khó khăn khi vận động, không thể tự thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày
- Có biểu hiện biến dạng khớp, teo cơ,…
Chẩn đoán bệnh gây đau nhức xương tay như thế nào?
Như đã nói ở trên, đau khớp tay có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý. Để chẩn đoán tình trạng người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ cần khai thác thông tin bệnh sử, thực hiện thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang: Cho phép bác sĩ quan sát được những tổn thương và bất thường tại cấu trúc xương khớp tay.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương khớp và mô mềm dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó giúp bác sĩ phát hiện chính xác các tổn thương đang xảy ra tại khớp tay.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp bác sĩ quan sát chi tiết những tổn thương nhỏ tại khớp và mô mềm, từ đó đánh giá chính xác tình trạng bệnh.
- Các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, phân tích dịch khớp,… cũng có thể được thực hiện để phát hiện và phân biệt một số bệnh lý xương khớp.
☛ Tham khảo: Địa chỉ khám xương khớp uy tín
Cách cải thiện đau nhức khớp tay hiệu quả
Có rất nhiều cách cải thiện đau nhức khớp tay, dưới đây là những cách bạn có thể tham khảo:
Biện pháp lối sống
Khi bị đau nhức khớp tay người bệnh cũng cần điều chỉnh lối sống và một số thói quen sinh hoạt để có thể cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng. Cụ thể:
Điều chỉnh hoạt động
Theo các chuyên gia, người bệnh nên cử động khớp một cách nhẹ nhàng, tránh bê vác vật nặng,… để hạn chế tạo áp lực cho khớp tay. Ngoài ra cần từ bỏ các thói quen bẻ khớp ngón tay, cổ tay, bang tay,… bởi việc làm này có thể khiến tình trạng tổn thương, đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn, thúc đẩy thoái hóa và viêm khớp tiến triển.
Nếu bạn làm những công việc phải sử dụng nhiều đến khớp tay thì sau khoảng 30-60 phút làm việc hãy cho đôi tay nghỉ ngơi 1 chút để chúng được thư giãn, tránh các khớp bị căng thẳng quá mức.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp con người duy trì sự sống, nâng cao sức khỏe mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến xương khớp.
Theo đó, để hỗ trợ phục hồi tổn thương và cải thiện đau nhức xương khớp hiệu quả, người bệnh không nên bỏ qua những thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và các dưỡng chất có lợi như canxi, phospho, vitamin A, C, D, E,… Đồng thời hạn chế ăn các loại thịt đỏ, các món nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều muối hoặc nhiều đường,…
Tránh xa rượu bia, thuốc lá
Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có thể khiến quá trình tái tạo và duy trì cấu trúc xương bị ảnh hưởng, làm mất xương và loãng xương, khiến hệ xương khớp trở nên suy yếu, dễ bị tổn thương và tạo điều kiện cho viêm khớp, thoái hóa khớp tiến triển.
Sử dụng thuốc
Tùy vào nguyên nhân gây đau nhức khớp tay cũng như các triệu chứng gặp phải, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm đau Paracetamol: Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen có khả năng giảm nhanh đau nhức nhờ ức chế quá trình dẫn truyền cảm giác đau đến vỏ não. Thuốc thường dùng cho các trường hợp đau nhức khớp tay chân từ nhẹ đến vừa.
- Thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc này giảm đau nhờ khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin – một chất trung gian gây viêm và kích thích cảm giác đau. Các thuốc thường được sử dụng gồm: Naproxen, Ibuprofen, Meloxicam, Celecoxib,….
- Thuốc corticosteroid: Có khả năng giảm đau mạnh nhờ khả năng ức chế miễn dịch, chống viêm và chống dị ứng. Tùy mức độ nghiêm trọng mà người bệnh gặp phải bác sĩ có thể chỉ định corticosteroid đường uống hoặc tiêm.
- Thuốc giảm đau opioid: Đây là nhóm thuốc giảm đau cực mạnh và có khả năng gây nghiện nên chỉ được sử dụng cho các trường hợp đau khớp tay nghiêm trọng và không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Một số loại thuốc bôi ngoài da dạng cao dán với thành phần lidocaine; kem, gel hoặc mỡ có chứa capsaicin và menthol có thể giúp xoa dịu những cơn đau tại khớp tay.
- Thuốc giãn cơ: Giúp giãn cơ, giảm trương lực cơ, từ đó cải thiện tình trạng đau cứng khớp tay. Một số thuốc có thể được sử dụng gồm: Mydocalm, Eperisone, Decontractyl,…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Top thuốc trị đau nhức xương khớp
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng phổ biến cho các trường hợp đau nhức xương khớp, bao gồm cả khớp tay. Một số liệu pháp thường đem lại hiệu quả tích cực gồm:
- Vận động trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay, đồng thời hỗ trợ làm giảm tình trạng đau nhức.
- Sóng ngắn trị liệu: Các bức xạ điện từ có bước sóng khác nhau sẽ được sử dụng để tác động đến vị trị khớp tay bị tổn thương, làm giảm viêm đau, cải thiện chức năng vận động.
- Châm cứu, bấm huyệt: Chuyên gia sẽ sử dụng kim châm hoặc lực từ các đầu ngón tay kích thích các huyệt đạo, giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, từ đó hỗ trợ giảm đau.
- Nhiệt trị liệu: Chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể giúp xoa dịu những cơn đau tại khớp tay chân. Theo đó, chườm nóng sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm đau nhức các cơ và xương. Trong khi đó chườm lạnh sẽ làm co mạch, giúp giảm sưng viêm.
Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng các dụng cụ như nẹp, găng tay chuyên biệt,… để giảm bớt căng thẳng cho khớp tay, đồng thời hỗ trợ giảm đau và hạn chế chấn thương khi vận động.
☛ Tham khảo đầy đủ: Cách trị đau khớp tay chân
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện đau khớp tay
Sự ra đời của viên uống An Kiện Vương đã mang lại một giải pháp hoàn toàn mới cho người bệnh đau nhức khớp tay chân.
Công thức sản phẩm chứa bộ 3 thảo dược quý – chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương cùng nhiều dưỡng chất khác, giúp tác động toàn diện đến vị trí khớp tổn thương, đồng thời cải thiện sức mạnh của hệ thống xương khớp với cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh đau nhức, khó chịu tại xương khớp, không gây hại dạ dày
- Chống viêm mạnh mẽ nhờ ức chế phản ứng viêm và ức chế các cytokine xúc tác cho quá trình viêm, hạn chế đau nhức và tổn thương lan tỏa
- Tăng bổ sung chất cơ bản sụn glycosaminoglycan và acid hyaluronic, giúp thúc đẩy làm lành màng sụn, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp nhờ các thành phần Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, đem lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Với nguyên liệu được nhập khẩu chính ngạch và chọn lọc kỹ càng, cùng quy trình sản xuất hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất, viên uống An Kiện Vương luôn được các chuyên gia đầu ngành và người sử dụng đánh giá cao về tính an toàn, hiệu quả.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Hy vọng những thông tin manhxuongkhop.com cung cấp trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng đau khớp tay, cũng như trang bị được cho mình những kiến thức hữu ích về cách cải thiện tình trạng này. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 1037 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/hand-pain#see-a-doctor
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/hand-pain-and-problems
https://www.healthline.com/health/arm-pain#prevention
https://ihr.org.vn/dau-khop-ngon-tay-8948.html
https://ihr.org.vn/cach-chua-dau-khop-co-tay-tai-nha-18420.html