Người bệnh viêm khớp vai thường xuyên phải đối diện với cảm giác đau nhức, đặc biệt mỗi khi “trái gió trở trời”, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, tinh thần cũng như công việc của người bệnh. Vậy điều trị viêm khớp vai bằng cách nào? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!
Mục lục
Viêm khớp vai có tự hết không?
Khớp vai được tạo thành bởi 2 khớp: Khớp giữa đầu của xương cánh tay trên với một ổ tròn ở xương bả vai (GH); khớp giữa xương đòn và xương mác (AC). Viêm khớp vai là tình trạng tổn thương, suy thoái diễn ra ở sụn khớp và màng hoạt dịch tại khớp vai gây viêm đau, sưng cứng, hạn chế khả năng vận động. Hiện tượng này có thể xảy ra tại một hoặc cả hai bên vai cùng một lúc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt và hiệu suất công việc của người bệnh.
Viêm khớp vai có thể xảy ra do các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như: thoái hóa khớp vai, chấn thương, viêm bao hoạt dịch, rối loạn hệ thống miễn dịch, di truyền, bệnh lý (thoát vị – thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa dây chằng,…), dị tật bẩm sinh bất thường tại cấu trúc vai, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, đặc thù công việc thường xuyên phải bê vác vật nặng,…
Theo các chuyên gia, đa phần các trường hợp viêm khớp vai đều là bệnh lý mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trong một số trường hợp các triệu chứng viêm khớp vai có thể thuyên giảm sau một thời gian ngay cả khi không điều trị, tuy nhiên sau đó chúng vẫn có nguy cơ xuất hiện trở lại, thậm chí với mức độ nghiêm trọng hơn và tái phát liên tục.
Hơn nữa, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, viêm khớp vai có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng khớp, bại liệt,… Đặc biệt trong trường hợp viêm khớp nhiễm trùng nặng, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.
Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp can thiệp điều trị là vô cùng cần thiết để cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển của bệnh.
Khi nào cần điều trị viêm khớp vai?
Theo các chuyên gia, người bệnh cần được điều trị ngay sau khi có chẩn đoán bị viêm khớp vai. Do đó, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám nếu có biểu hiện đau nhức, sưng, cứng bất thường tại khớp vai. Quá trình điều trị diễn ra càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao.
Đặc biệt, trong những trường hợp dưới đây, người bệnh cần đi khám ngay lập tức:
- Đau nhức kéo dài
- Khả năng vận động bị hạn chế nghiêm trọng
- Có dấu hiệu bị teo cơ.
☛ Tham khảo thêm: Địa chỉ khám xương khớp uy tín
Điều trị viêm khớp vai dựa trên nguyên tắc nào?
Quá trình điều trị viêm khớp vai cần dựa theo các nguyên tắc dưới đây:
- Giảm triệu chứng viêm đau theo từng đợt bùng phát của bệnh
- Phục hồi chức năng vận động khớp vai, nâng cao chất lượng đời sống cho người bệnh
- Giảm tối đa nguy cơ biến chứng
- Hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc, chú ý tới tương tác thuốc và các bệnh lý nền ở người cao tuổi.
Điều trị viêm khớp vai bằng cách nào?
Có rất nhiều cách điều trị viêm khớp vai, trong đó phải kể đến một số cách dưới đây:
Sử dụng thuốc cải thiện triệu chứng
Sử dụng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất, các thuốc có thể làm giảm nhanh tình trạng đau nhức, sưng viêm, từ đó tăng cường khả năng vận động cho người bệnh. Tùy vào mức độ viêm khớp vai cụ thể, các thuốc điều trị gồm:
Thuốc giảm đau Acetaminophen (Paracetamol) thường dùng cho người bệnh viêm khớp vai có những cơn đau từ nhẹ đến vừa. Thuốc có khả năng hoạt động trong não bộ để ngăn chặn quá trình giải phóng các chất làm gia tăng cơn đau, giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức chỉ trong một thời gian ngắn. Acetaminophen không có tác dụng giảm viêm do đó cần phối hợp với các thuốc chống viêm khác trong quá trình điều trị.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Có khả năng ức chế sản xuất prostaglandin – một chất trung gian gây viêm đau, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm khớp vai. NSAIDs thường được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức không quá nghiêm trọng. Một số thuốc được sử dụng phổ biến: Ibuprofen, Naproxen, Meloxicam, Etodolac, Diclofenac,…
Thuốc ức chế miễn dịch: Được chỉ định trong trường hợp các thuốc steroid không phát huy được hiệu quả hoặc bệnh nhân không sử dụng được steroid liều cao. Các thuốc này có khả năng ngăn không cho hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, kiểm soát viêm. Một số thuốc thường dùng: Cyclophosphamide (Cytoxan), Methotrexate (Rheumatrex), Azathioprine (Imuran),…
Thuốc giảm đau opioid: Có cơ chế giảm đau bằng cách liên kết với các thụ thể opioid trong hệ thần kinh trung ương, qua đó ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu đau tới não. Các thuốc opioid như Hydromorphone, Meperidine, Oxycodone, Hydrocodone,… có khả năng gây nghiện nên chỉ được dùng cho người bệnh viêm khớp vai bị đau nhức nghiêm trọng, kéo dài và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
Thuốc corticoid: Có khả năng chống viêm, giảm đau đau cực mạnh, đồng thời ngăn không cho hệ thống miễn dịch phá hủy sụn khớp. Một số thuốc thường được sử dụng gồm: Prednisone, Cortisone, Dexamethasone, Methylprednisolone,… Mặc dù có khả năng cải thiện triệu chứng viêm khớp vai nhanh chóng nhưng bác sĩ chỉ kê đơn cho người bệnh sử dụng trong thời gian ngắn bởi chúng có thể gây viêm loét dạ dày, tăng đường huyết, trầm cảm, hội chứng cushing,…
Điều trị viêm khớp vai với thuốc chống thấp khớp
Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) có tác dụng làm giảm sự rối loạn của hệ thống miễn dịch, chống viêm và ngăn quá trình phá hủy sụn khớp. Nhóm thuốc này thường được dùng để điều trị viêm khớp vai có liên quan đến rối loạn tự miễn (viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, lupus ban đỏ).
Một số thuốc thường được chỉ định gồm: Methotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine, Sulfasalazine,…
Kết hợp thuốc sinh học: Trong trường hợp DMARDs không tự phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng kết hợp thuốc sinh học. Các thuốc này được sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, có tác dụng thay đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó ngăn ngừa các phản ứng viêm. Những thuốc thường dùng gồm: Adalimumab, Etanercept và Infliximab.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tổng hợp thuốc chữa viêm khớp hiệu quả!
Điều trị phối hợp hợp
Các biện pháp điều trị kết hợp dưới đây sẽ hỗ trợ làm giảm triệu chứng, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương và tăng khả năng vận động cho người bệnh.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp kéo giãn khớp và các nhóm cơ, từ đó hỗ trợ giảm đau và cải thiện sức mạnh khớp vai, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia.
Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng đem lại nhiều tác động tích cực trong điều trị viêm khớp vai như:
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Chườm nóng sẽ giúp giảm tình trạng căng cứng cơ, kích thích lưu thông máu, làm dịu cảm giác đau. Chườm lạnh có thể hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm.
- Châm cứu, bấm huyệt: Giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, từ đó hỗ trợ làm giảm viêm đau.
- Điện trị liệu: Phương pháp này sử dụng các xung điện có tần số khác nhau để kích thích tuần hoàn máu tại khớp vai, nhờ đó làm giảm tình trạng viêm đau, cải thiện chức năng vận động ở người bệnh.
Điều chỉnh hoạt động, thói quen sinh hoạt
Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý thực hiện di chuyển cánh tay thật nhẹ nhàng, tránh những động tác đột ngột, đặc biệt không nên bê vác, nâng nhấc vật nặng hoặc chơi những môn thể thao đòi hỏi vận động khớp vai mạnh như bóng chuyền, bóng rổ,…
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo cho mình một lối sống sinh hoạt lành mạnh để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng bệnh.
- Tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya
- Sinh hoạt làm việc đúng tư thế: Không nằm sấp khi ngủ, khi ngồi làm việc hãy luôn giữ lưng và vai thẳng,…
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ tăng sức mạnh xương khớp,… Bạn có thể tập những bộ môn tốt cho khớp vai như yoga, bơi lội, thể dục dưỡng sinh,…
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích,…
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng của người bệnh viêm khớp vai cần chú trọng đến việc tăng cường bổ sung các thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và các dưỡng chất có lợi cho xương khớp. Ví dụ như:
- Cá và dầu cá: Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá mòi,… và dầu cá rất giàu omega-3 – một acid béo tự nhiên có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, giúp kiểm soát tình trạng sưng viêm hiệu quả.
- Rau màu xanh đậm: Các loại rau màu xanh đậm như cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh,… chính là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lý tưởng cho cơ thể, giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
- Quả mọng: Chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là quercetin và rutin, giúp làm tăng mật độ xương, giảm viêm xương khớp hiệu quả. Các loại quả mọng bạn không nên bỏ qua gồm: dâu tây, mâm xôi, việt quất,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào, giúp duy trì mật độ và cấu trúc xương, đem lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm và đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp như: các loại thịt đỏ, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, món ăn cay nóng hoặc nhiều muối, nhiều đường,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm khớp ăn gì, kiêng gì?
Phẫu thuật
Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả, người bệnh vẫn bị đau nhức nghiêm trọng kéo dài và có nguy cơ biến chứng cao, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật. Các hình thức phẫu thuật phổ biến gồm:
- Phẫu thuật nội soi
- Phẫu thuật thay khớp vai một phần
- Phẫu thuật thay toàn bộ khớp vai
- Phẫu thuật thay toàn phần khớp vai ngược.
Một vài lưu ý khi điều trị viêm khớp vai
Để quá trình điều trị viêm khớp vai đem lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và phác đồ điều trị, sử dụng thuốc đúng chủng loại, liều lượng được kê đơn.
- Không tự ý kết hợp các thuốc ngoài phác đồ, tránh những tương tác thuốc có thể xảy ra gây nguy hiểm cho sức khỏe và làm giảm hiệu quả chữa trị.
- Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường cần ngừng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ.
- Tuyệt đối không lạm dụng thuốc bởi việc này có thể gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe, tái khám theo lịch hẹn hoặc định kỳ.
An Kiện Vương – giải pháp mới cải thiện viêm khớp vai
Viên uống An Kiện Vương là sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại thảo dược quý và những dưỡng chất có lợi cho xương khớp. Đặc biệt phải kể đến sự góp mặt của bộ 3 dược liệu: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, giúp đem lại hiệu quả giảm đau, chống viêm và cải thiện khả năng vận động cho các trường hợp viêm khớp, đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp,…
- IridoforceTM trong An Kiện Vương được nhập khẩu trực tiếp từ tập đoàn dược phẩm Naturex (Pháp), có hàm lượng hoạt chất Harpagosodes đạt 40%, cao gấp 20 lần so với Móng quỷ thông thường. Ngoài tác dụng chống viêm, giảm đau IridoforceTM còn giúp người bệnh vận động linh hoạt hơn nhờ khả năng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan và acid hyaluronic.
- MyrliqTM nhập khẩu từ hãng dược phẩm Biosfered – Ý, được chiết xuất bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn, giúp giữ lại hàm lượng Furanodiens cao nhất, nhờ đó phát huy tối đa tác dụng giảm đau của dược liệu.
- Nhũ hương kết hợp với Một dược vốn là bộ đôi hoàn hảo trong các bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh xương khớp, giúp cải thiện tối đa các triệu chứng sưng viêm, hạn chế đau nhức và tổn thương lan tỏa.
- Các thành phần dưỡng chất khác như Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, giúp nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, đem lại cho người bệnh hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai hơn.
Với nguyên liệu nhập khẩu chọn lọc kỹ càng, cùng dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đạt chuẩn GMP-WHO, An Kiện Vương luôn cam kết đem sản phẩm an toàn với chất lượng hàng đầu đến tay khách hàng.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến việc điều trị viêm khớp vai. Hơn hết, hãy luôn theo dõi sức khỏe và đi khám ngay khi có biểu hiện đau nhức, sưng cứng bất thường tại khớp vai. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 1037 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
Nguồn tham khảo:
https://orthop.washington.edu/patient-care/shoulder-arthritis.html
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22491-shoulder-arthritis
https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/arthritis-of-the-shoulder