Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị viêm khớp gối được áp dụng phổ biến để làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Vậy thuốc trị viêm khớp gối có những loại nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu rõ hơn trong nội dung dưới đây nhé!
Mục lục
Vì sao cần dùng thuốc trị viêm khớp gối?
Viêm khớp gối là tình trạng sụn khớp gối bị bào mòn, khiến các đầu xương dưới sụn bị ma sát lên nhau, gây tổn thương, viêm nhiễm, đau nhức, sưng cứng khớp, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Giai đoạn đầu của bệnh các triệu chứng thường không rõ ràng, khiến nhiều người chủ quan, xem nhẹ. Tuy nhiên theo thời gian, tình hình sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, những cơn đau dữ dội đến “mất ăn mất ngủ” khiến tinh thần, chất lượng đời sống và hiệu suất công việc của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng. Hơn nữa, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, viêm khớp gối có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng khớp, bại liệt,…
Để làm giảm viêm đau và hạn chế nguy cơ biến chứng thì việc sử dụng thuốc điều trị là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt trong các trường hợp xuất hiện triệu chứng cấp tính, nghiêm trọng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thường xuyên theo dõi sức khỏe và chủ động thăm khám khi có những biểu hiện đau nhức, cứng khớp bất thường.
☛ Tham khảo: Top địa chỉ khám xương khớp uy tín
Có thuốc nào trị viêm khớp gối dứt điểm không?
Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được thuốc đặc trị viêm khớp gối nên các thuốc được sử dụng đều có chung mục đích làm giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức, cải thiện cứng khớp và tăng cường chức năng vận động cho người bệnh.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh sử dụng phối hợp cùng một số loại thuốc có khả năng tái tạo mô sụn, phục hồi tổn thương xương khớp, làm chậm quá trình lão hóa để cải thiện sức khỏe xương khớp, hạn chế tiến triển của bệnh.
Tổng hợp thuốc điều trị viêm khớp gối
Tùy mức độ nghiêm trọng của chứng viêm khớp gối, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các thuốc dưới đây:
Viêm khớp gối uống thuốc gì cải thiện triệu chứng ?
Các thuốc điều trị triệu chứng sẽ giúp giảm nhanh những cơn đau khớp gối và cải thiện sưng viêm hiệu quả.
Thuốc giảm đau Acetaminophen
Acetaminophen hay còn gọi là Paracetamol có tác dụng hoạt động trong não bộ để ngăn sự giải phóng các chất làm gia tăng cảm giác đau, từ đó giúp giảm nhanh những cơn đau khớp gối từ nhẹ đến vừa. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng hạ sốt ở những người bị viêm khớp gối nhiễm khuẩn. Tuy nhiên Paracetamol không có tác dụng giảm viêm nên cần được kết hợp với một số thuốc chống viêm khác trong quá trình điều trị.
Thời gian tác dụng của Acetaminophen thường chỉ kéo dài trong khoảng 3-4 giờ và tương đối an toàn nếu chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu dùng liên tục trong thời gian dài, thuốc có thể gây mẩn ngứa, phát ban, làm hại đến chức năng gan – thận, do đó người có tiền sử xơ gan, viêm gan, nghiện rượu,… không nên sử dụng.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có khả năng giảm đau nhờ cơ chế ức chế enzyme COX-1 và COX-2, đồng thời giảm khả năng tổng hợp prostaglandin – một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và cảm nhận đau, từ đó cải thiện triệu chứng viêm khớp gối, hạn chế tổn thương lan rộng.
Các thuốc NSAIDs như Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,… thường được chỉ định khi Paracetamol không thể làm thuyên giảm những cơn đau do viêm khớp gối gây ra. Mặc dù có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện triệu chứng bệnh tuy nhiên NSAIDs có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày và ảnh hưởng xấu đến thận,…
Thuốc Corticosteroid
Thuốc Corticosteroid hay còn gọi là steroid, là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau mạnh, thường được chỉ định cho người bệnh viêm khớp gối bị đau nhức nghiêm trọng, cấp tính, Paracetamol và NSAIDs không đem lại hiệu quả như mong đợi.
Khi vào cơ thể Corticosteroid sẽ ức chế các chất hóa học gây viêm, từ đó giúp giảm tổn thương mô, cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức. Bên cạnh đó chúng còn có khả năng làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, ngăn không cho chúng tấn công các khớp, hạn chế tiến triển của bệnh.
Các thuốc steroid như Prednisone, Cortisone, Dexamethasone, Methylprednisolone,… thường được bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng trong thời gian ngắn bởi chúng có thể làm tăng đường huyết, gây viêm loét dạ dày, trầm cảm và hội chứng cushing (rối loạn trữ nước, tăng cân, huyết áp cao, yếu cơ, loãng xương,…).
Thuốc giảm đau opioid
Những thuốc này có khả năng liên kết với các thụ thể opioid trong hệ thần kinh trung ương, từ đó ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu đau, đồng thời làm tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể. Một số thuốc thường được chỉ định gồm: Hydrocodone, Hydromorphone, Meperidine, Morphin, Oxycodone, Tapentadol,…
Mặc dù được đánh giá có tác dụng giảm đau hiệu quả nhất trong các loại thuốc uống nhưng opioid lại bị hạn chế sử dụng bởi chúng có khả năng gây nghiện, khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc, đồng thời có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh trung ương như làm xuất hiện ảo giác, ức chế trung tâm hô hấp,…
Thông thường bác sĩ chỉ kê đơn thuốc opioid cho các trường hợp đau nhức dữ dội, không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
Thuốc chống trầm cảm

Nhóm thuốc này có khả năng xoa dịu thần kinh, làm giảm cảm giác đau tại khớp gối, từ đó giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Tuy nhiên chúng cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, khó ngủ, suy giảm trí nhớ, tăng tiết mồ hôi, thay đổi hành vi, bồn chồn, ảo giác,…
Những thuốc chống trầm cảm thường dùng trong điều trị viêm khớp gối gồm: Duloxetine, Amitriptyline, Desipramine (Norpramin), Nortriptyline (Pamelor),…
Thuốc chống sốt rét

Nếu người bệnh bị viêm khớp gối có liên quan đến tình trạng lupus ban đỏ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kết hợp thuốc chống sốt rét với các thuốc khác (bao gồm cả steroid) để làm giảm sưng khớp và phát ban trên da. Tuy nhiên chúng có thể gây một số tác dụng phụ như đau đầu, mất ngủ, lo lắng, bồn chồn, thậm chí xuất hiện ảo giác,…
Các thuốc thường được sử dụng gồm: Hydroxychloroquine (Plaquenil) và Chloroquine (Aralen),…
Thuốc tiêm nội khớp
Phương pháp tiêm nội khớp thường được áp dụng khi các thuốc đường uống không đem lại hiệu quả.
- Tiêm corticoid: Thuốc corticoid được tiêm trực tiếp vào khớp gối bị viêm, giúp giảm nhanh tình trạng viêm đau, tăng cường chức năng vận động cho người bệnh.
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Huyết tương giàu tiểu cầu được lấy từ máu của chính người bệnh, tiêm vào khớp gối để kích thích tạo mạch máu, tăng sinh sụn, phục hồi cấu trúc xương, đồng thời làm giảm viêm đau và cải thiện chức năng vận động.
- Liệu pháp tế bào gốc: Người bệnh sẽ được tiêm tế bào gốc lấy từ chính cơ thể họ vào khớp gối bị viêm để kích thích chữa lành tổn thương, đồng thời giảm đau nhanh chóng.
- Tiêm tái tạo Prolotherapy: Bác sĩ sẽ sử dụng đường dextrose hòa vào nước, tiêm vào các dây chằng xung quanh khớp gối, từ đó kích thích tăng sinh tế bào sụn, đồng thời phục hồi tổn thương tại mô mềm do viêm khớp gối gây ra.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho người bệnh bị viêm khớp gối do nhiễm khuẩn. Thông thường, bác sĩ sẽ cần kết quả phân tích dịch khớp để xác định chủng vi khuẩn gây bệnh, từ đó chỉ định loại kháng sinh thích hợp.
Các thuốc thường dùng điều trị viêm khớp gối nhiễm khuẩn gồm: Oxacillin, Nafcillin, Clindamycin, Teicoplanin, Vancomycin, Gentamicin, Amikacin,… Nếu người bệnh bị dị ứng với bất kỳ nhóm kháng sinh nào hãy thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARDs)

Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của hệ thống miễn dịch lên các khớp, từ đó cải thiện sưng viêm và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Chúng thường được chỉ định cho các trường hợp viêm khớp gối có liên quan đến viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến hoặc lupus ban đỏ. Tuy nhiên phải mất một vài tháng DMARD mới có thể phát huy tác dụng, do đó người bệnh phải kiên trì sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả mong muốn.
Một số thuốc có thể được chỉ định gồm: Methotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine, Sulfasalazine,…
DMARDs có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, loét miệng, phát ban và các vấn đề liên quan đến gan, thận,…
Thuốc sinh học

Các thuốc sinh học như Adalimumab, Etanercept và Infliximab thường được sử dụng qua đường tiêm và chỉ định trong trường hợp DMARDs không tự phát huy tác dụng. Chúng được sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, có tác dụng thay đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể, qua đó ngăn chặn phản ứng viêm, hạn chế tổn thương khớp.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc sinh học gồm: kích ứng da tại vị trí tiêm, nhiễm trùng, sốt, đau đầu,…
Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm
Đây là nhóm thuốc có khả năng làm chậm quá trình suy thoái sụn khớp, hỗ trợ tái tạo mô sụn, củng cố mật độ xương, giúp người bệnh có hệ xương khớp chắc khỏe hơn, từ đó cải thiện và ngăn ngừa viêm khớp gối tiến triển. Tuy nhiên chúng thường có tác dụng chậm nên cần kiên trì sử dụng lâu dài mới cảm nhận được hiệu quả.
Glucosamine, Chondroitin, Diacerein là các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm được sử dụng nhiều nhất trong điều trị viêm khớp gối. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh bổ sung dưỡng chất cho xương khớp từ các sản phẩm chứa vitamin B1, B6, B12, vitamin K2, Canxi, Collagen tuýp 2,… để duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn.
Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm khớp gối
Để quá trình dùng thuốc trị viêm khớp gối diễn ra an toàn, hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không tự ý sử dụng thuốc: Người bệnh không nên dùng thuốc nếu không có sự chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc lạm dụng thuốc bởi có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm
- Ngừng sử dụng nếu có bất thường: Trong thời gian dùng thuốc nếu có dấu hiệu bất thường cần ngừng sử dụng ngay và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế uy tín để có hướng xử lý kịp thời
- Điều chỉnh hoạt động: Tăng cường nghỉ ngơi, vận động khớp gối nhẹ nhàng, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, đồng thời tránh các tư thế gây ảnh hưởng xấu đến khớp gối như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, đi giày cao gót,…
- Tập luyện phù hợp: Các bài tập phù hợp sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, hạn chế cứng khớp và cải thiện sức mạnh xương khớp. Một số bộ môn phù hợp với bệnh nhân viêm khớp gối gồm: yoga, bơi lội, đi bộ, thể dục dưỡng sinh,… Tuy nhiên cần lưu ý không tập luyện quá sức và khởi động kỹ trước khi tập để tránh chấn thương.
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường ăn các thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và chứa dưỡng chất tốt cho xương khớp như cá béo, rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa,… Đồng thời tránh ăn những thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm, gây ảnh hưởng không tốt đến xương khớp như các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, các món nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều muối hoặc nhiều đường,…
☛ Xem thêm: Viêm khớp nên ăn gì, kiêng gì?
Hiện nay việc sử dụng các loại viên uống bổ sung có nguồn gốc thảo dược để cải thiện viêm khớp đang ngày càng được nhiều người lựa chọn. Trong số đó phải kể đến viên uống An Kiện Vương – một sản phẩm chất lượng cao, có khả năng làm giảm đau nhức, sưng viêm được nhiều người bệnh tin dùng.
An Kiện Vương – giải pháp mới cho người bệnh viêm khớp gối
Sự ra đời của An Kiện Vương đã mang đến một giải pháp hoàn toàn mới cho bệnh nhân viêm khớp gối. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược quý hiếm như chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, cùng nhiều thành phần dưỡng chất khác, giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh với cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp, không gây hại dạ dày
- Chống viêm mạnh mẽ nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm, hạn chế tổn thương lan tỏa
- Tăng tổng hợp chất nền sụn glycosaminoglycan và acid hyaluronic, thúc đẩy làm lành màng sụn, tăng khả năng vận động khớp gối
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp với thành phần Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, đem lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe hơn, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa, hạn chế viêm khớp tiến triển.
Rất nhiều người bệnh cho biết tình trạng đau nhức xương khớp của họ được cải thiện rõ rệt chỉ sau 14 ngày sử dụng. Đặc biệt, sau 2-3 tháng họ đã thoải mái gập duỗi khớp, đi lại, lên xuống cầu thang,…
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hy vọng những thông tin manhxuongkhop.com cung cấp trên đây có thể giúp ích được cho bạn. Như đã nói ở trên, tùy vào tình trạng viêm khớp gối cụ thể của người bệnh mà các thuốc điều trị sẽ khác nhau. Để biết chính xác loại thuốc phù hợp với mình, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.
Nguồn tham khảo:
https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/arthritis-of-the-knee/
https://ihr.org.vn/thuoc-tri-viem-khop-goi-3278.html
https://vietmecgroup.com/thuoc-tri-viem-khop-goi.html
https://benhvienthucuc.vn/tu-van-chuyen-khoa-ve-thuoc-tri-viem-khop-goi/
https://www.webmd.com/arthritis/medicines-overview