Gai xương khớp gối là tình trạng có thể gặp phải ở rất nhiều người. Không chỉ gây khó khăn khi di chuyển, vận động, tình trạng này còn khiến người bệnh phải đối mặt với cảm giác đau nhức, khó chịu từ nhẹ đến vừa và thậm chí là những cơn đau “thấu tâm can”. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu kỹ hơn về tình trạng gai xương khớp gối nhé.
Mục lục
Gai xương khớp gối là gì?
Gai xương khớp gối hay còn gọi là gai khớp gối là tình trạng phát triển xương bất thường xảy ra trên bề mặt khớp gối. Tình trạng này diễn ra chủ yếu do sụn ở khớp gối bị tổn thương, bào mòn.
Khi cấu trúc sụn tại khớp gối bị phá vỡ, hao mòn, theo thời gian sẽ dần làm lộ ra đầu xương dưới sụn. Lúc này, cơ thể sẽ tự chữa lành tổn thương bằng cách tích tụ canxi tại vị trí sụn khớp hư tổn, dẫn đến hình thành gai xương.
Tình trạng gai xương đầu gối thường xuất hiện ở những người bị viêm khớp gối hoặc thoái hóa khớp gối. Các gai xương xuất hiện tại đầu gối có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và gây khó khăn khi đi lại, co duỗi chân, đứng lên, ngồi xuống, lên xuống cầu thang,…
Nguyên nhân gây gai xương khớp gối
Thông thường tình trạng gai xương khớp gối có thể xuất hiện bởi những nguyên nhân sau:
- Tuổi tác: Theo thời gian xương khớp của con người sẽ bị lão hóa và bào mòn, quá trình này cũng có thể tạo ra những gai xương tại khớp gối. Những người lớn tuổi thường có nguy cơ bị gai xương cao hơn những người khác.
- Viêm xương khớp, thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp gối và viêm khớp gối là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng gai xương khớp gối. Chúng khiến cấu trúc sụn tại các đầu xương bị phá vỡ, khiến hình thành các gai xương do cơ chế tự chữa lành các tổn thương của cơ thể.
- Chấn thương đầu gối: Những chấn thương xảy ra tại vùng đầu gối do tai nạn, té ngã, chơi thể thao,… có thể làm tổn thương sụn khớp, khiến cơ thể huy động canxi tới khu vực này nhiều hơn để chữa lành tổn thương. Đôi khi quá trình này diễn ra xuất hiện bất thường và tạo nên các gai xương.
- Thừa cân, béo phì: Những người bị béo phì sẽ khiến khớp gối phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể, lâu dần khớp gối sẽ bị tổn thương và hình thành các gai xương.
- Một số nguyên nhân khác như lười vận động, thường xuyên vận động khớp gối với cường độ mạnh quá mức, chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng, di truyền hoặc dị tật bẩm sinh,… cũng có thể dẫn đến hình thành các gai xương tại khớp gối.
Dấu hiệu của tình trạng gai xương khớp gối
Khi gặp phải tình trạng gai xương khớp gối, người bệnh có thể cảm nhận được những triệu chứng dưới đây:
- Đầu gối xuất hiện những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội
- Đau gia tăng khi lên xuống cầu thang hoặc co duỗi chân
- Khớp gối yếu, có cảm giác tê và ngứa ran
- Cứng khớp gối, phạm vi vận động khớp gối bị hạn chế
- Khớp gối sưng tấy đau nhức.
Mức độ nặng – nhẹ của các triệu chứng kể trên sẽ tùy thuộc vào tình trạng tổn thương tại khớp gối. Tuy nhiên,cũng có một số người bệnh bị gai khớp gối nhưng không có cảm giác đau.
Gai xương khớp gối có thể chẩn đoán bằng cách nào?
Chẩn đoán lâm sàng
Để chẩn đoán lâm sàng tình trạng gai khớp gối, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các triệu chứng gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu thực tế trên khớp gối của người bệnh bằng cách yêu cầu họ gập duỗi, xoay đầu gối theo hướng dẫn để kiểm tra phạm vi hoạt động của khớp gối và xác định cơn đau.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ cần thêm các xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra tình trạng cụ thể tại khớp gối như gai xương, thoái hóa khớp, viêm cơ,…
Một số xét nghiệm hình ảnh thường được các bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Chụp X-quang đầu gối: Đây là phương pháp không xâm lấn, cho ra kết quả hình ảnh tại xương vùng đầu gối. Qua phim chụp, các bác sĩ sẽ xác định cụ thể các tổn thương tại khu vực này hoặc quá trình phát triển của các gai xương.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp chụp CT sẽ cho phép bác sĩ quan sát được hình ảnh cắt ngang của xương cùng các mô mềm ở đầu gối để xác định các tổn thương hoặc bất thường tại khu vực này.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này cho ra hình ảnh toàn diện về xương và các mô mềm tại vùng đầu gối. Qua đó, các bác sĩ sẽ xác định một cách chi tiết các tổn thương tại sụn, gân, cơ và các gai xương.
☛ Tham khảo thêm tại: Khám xương khớp ở đâu uy tín?
Gai xương khớp gối có nguy hiểm không?
Tình trạng gai xương khớp gối không có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên khi các gai xương phát triển sẽ làm giảm khả năng vận động của khớp gối, gây đau đớn khi vận động, di chuyển. Tình trạng này kéo dài sẽ kéo theo một số hệ lụy sau:
- Mô và dây chằng xung quanh đầu gối bị tổn thương, khiến người bệnh có cảm giác đau đớn dữ dội, nhất là khi vận động, di chuyển.
- Đau đớn, khó khăn trong vận động, không thể đi lại bình thường khiến cuộc sống sinh hoạt, tinh thần của người bệnh bị ảnh hưởng.
- Dây thần kinh và các mạch máu ở đầu gối bị chèn ép, kéo theo tình trạng tê bì, mất cảm giác ở đầu gối.
- Có thể xảy ra tình trạng tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn.
Điều trị gai xương khớp gối bằng cách nào?
Thông thường nếu người bệnh không cảm thấy đau, vẫn đi lại, vận động bình thường có thể không cần điều trị gai khớp gối. Tuy nhiên, nếu tình trạng gai xương phát triển gây đau, tùy từng mức độ tổn thương, đau nhức, các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các phương pháp điều trị dưới đây:
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu đúng cách có thể làm giảm tình trạng đau nhức do gai xương, đồng thời tăng cường sức mạnh và biên độ vận động của khớp gối.
Lưu ý: Người bệnh cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn, theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để có được hiệu quả.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, các thuốc chống viêm không steroid và thuốc giãn cơ có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm đau khớp gối.
Ngoài ra một số loại thuốc mỡ có chứa capsaicin cũng có thể được sử dụng bôi bên ngoài đầu gối để làm giảm đau tại chỗ.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Đau khớp gối uống thuốc gì?
Tiêm Cortisone
Cortisone là loại thuốc chống viêm được tiêm trực tiếp vào khớp gối để giảm đau, sưng và viêm. Thuốc Cortisone thường mang lại hiệu quả sau 2-3 ngày tiêm.
Tùy theo cơ địa mỗi người, hiệu quả của thuốc có thể kéo dài từ 6 tuần đến 6 tháng. Thông thường một người bệnh sẽ chỉ được tiêm tối đa 2 hoặc 3 mũi/1 năm.
Phẫu thuật
Nếu các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc tổn thương dây thần kinh không thể phục hồi, các bác sĩ sẽ cân nhắc giải pháp phẫu thuật. Các biện pháp phẫu thuật có thể được thực hiện bao gồm:
- Phẫu thuật nội soi khớp gối: Đây là phương pháp can thiệp ít xâm lấn và được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị gai khớp gối. Các bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên đầu gối sau đó sử dụng các thiết bị, dụng cụ chuyên biệt để loại bỏ các gai xương.
- Phẫu thuật thay khớp gối: Với tình trạng gai xương, thoái hóa khớp nghiêm trọng, phẫu thuật nội soi sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn. Lúc này các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối để cải thiện tình trạng đau nhức, tăng khả năng vận động và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Lưu ý trong quá trình điều trị gai xương khớp gối
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng đau nhức do gai khớp gối, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Nghỉ ngơi thường xuyên, tránh vận động đầu gối liên tục, đặc biệt là những vận động mạnh để ngăn tình trạng viêm đau trở nên nặng hơn.
- Tập thể dục đều đặn, phù hợp với thể trạng để nâng cao sức khỏe bản thân, đặc biệt ở khớp gối.
- Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, duy trì cơ thể khỏe mạnh và có chế độ kiểm soát cân nặng hợp lý.
- Giảm cân: Nếu bạn bị thừa cân, béo phì, bạn sẽ cần điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý để tránh làm tăng áp lực lên khớp gối, khiến các triệu chứng gai xương khớp trở nên nặng hơn.
An Kiện Vương – Giải pháp hỗ trợ cho người gai khớp gối
Viên uống An Kiện Vương được bào chế từ các thành phần thảo dược thiên nhiên như Cốt toái bổ và bộ 3 dược liệu: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương. Sản phẩm có khả năng giảm đau, chống viêm vô cùng hiệu quả. Tuy không mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng An Kiện Vương là giải pháp hiệu quả mà người bệnh có thể an tâm sử dụng lâu dài, đặc biệt an toàn và không gây tác dụng phụ.
Thành phần IridoforceTM trong viên uống An Kiện Vương có khả năng giúp tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan lên 38%, tăng chất bôi trơn acid hyaluronic lên 41%. Từ đó hỗ trợ tái tạo, làm lành màng sụn hiệu quả. Sụn khớp được bôi trơn sẽ khiến các khớp vận động linh hoạt, mềm mại hơn. Ngoài ra, việc duy trì sụn khớp khỏe mạnh sẽ giúp các xương dưới sụn được bảo vệ tốt hơn, hạn chế sự phát triển của gai xương cũng như ngăn hình thành gai xương mới.
Ngoài ra, trong thành phần sản phẩm còn có chứa các dưỡng chất tốt cho xương khớp như Glucosamine, Vitamin K2, Boron, Collagen tuýp 2, giúp hỗ trợ người bệnh nuôi dưỡng, phục hồi và duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai hơn.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1800 1037 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.
Gai xương khớp gối xuất hiện chủ yếu do những tổn thương tại sụn khớp gây ra. Để cải thiện và hạn chế tình trạng này, hãy chú ý đến việc bổ sung dưỡng chất cho xương khớp, đồng thời duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học để có hệ xương khớp chắc khỏe.
Nguồn tham khảo:
https://ihr.org.vn/gai-khop-goi-334.html
https://acc.vn/gai-khop-goi-anh-huong-gi-den-cuoc-song/