Thoát vị đĩa đệm chắc hẳn đã không còn quá xa lạ, đây là một bệnh xương khớp phổ biến và đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây với những biến chứng khó lường. Bệnh có thể gây ra những cơn đau nhức và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, năng suất làm việc của mỗi cá nhân nếu mắc bệnh. Để tìm hiểu về cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là một cấu trúc dạng thớ sợi nằm ở khe giữa 2 đốt sống có lớp bao xơ bọc lớp bên trong là nhân nhầy. Nhờ vào tính đàn hồi, đĩa đệm đóng vai trò như một bộ phận giảm xóc giúp bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương đồng thời giúp cơ thể vận động linh hoạt.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương, vòng sụn bên ngoài bị xơ hoá, rạn nứt và có thể rách. Khi có tác động mạnh sẽ khiến nhân nhầy tràn qua chỗ rách, thoát ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh và ống sống gây ra những cơn đau nhức vùng cột sống.
Đối tượng nào dễ bị thoát vị đĩa đệm?
Theo số liệu thống kê cho thấy, thoát vị đĩa đệm thường gặp phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 35 – 50, tuy nhiên trong thời gian gần đây, đối tượng mắc thoát vị đĩa đệm đang ngày càng trẻ hóa. Những đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở mức cao đó là:
- Người lớn tuổi: Đây là nhóm người dễ mắc các bệnh về xương khớp nhất do quá trình thoái hóa tự nhiên khiến các cột sống dần bị mài mòn, không tự sản sinh ra chất nhờn để nuôi dưỡng sụn khớp. Cùng với đó, chức năng của đĩa đệm cũng suy giảm, bao xơ nứt rách làm nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài.
- Người có chấn thương về cột sống: Các chấn thương này có thể do tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây ra các tổn thương ở cấu trúc đĩa đệm cột sống cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Người lao động phổ thông: Những người làm những công việc nặng nhọc, môi trường làm việc khắc nghiệt, khuân vác vật nặng lặp lại nhiều lần hoặc sai tư thế sẽ dễ bị ảnh hưởng đến cột sống và hoạt động của đĩa đệm. Khi cường độ làm việc quá lớn khiến nhân nhầy trong đĩa đệm sẽ thoái vị ra ngoài gây chèn ép dây thần kinh tủy sống sẽ làm người bệnh cảm thấy đau đớn.
- Người làm văn phòng: Do tính chất công việc, đa số thời gian phải ngồi hay đứng nhiều trong một thời gian dài cũng khiến đĩa đệm tổn thương.
- Người thừa cân, béo phì, phụ nữ có thai: Đây cũng là nhóm đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức, cột sống vùng thắt lưng theo đó cũng phải chịu áp lực quá tải khiến đĩa đệm bị tổn thương và nhanh thoái hóa.
- Người mắc các bệnh về cột sống bẩm sinh: Gù vẹo, gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, những người lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, chất kích thích hoặc thường xuyên bị stress, ăn uống không đủ chất,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.
6 cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm hiệu quả!
Thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như bại liệt, đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn hay teo cơ nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí mất khả năng lao động. Do vậy, bạn cần lưu ý các biện pháp phòng tránh bệnh dưới đây để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp duy trì sức khỏe và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể trong đó có cột sống.
Bạn nên bổ sung những loại thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm giàu Canxi: Cần đảm bảo bổ sung đủ canxi cho cơ thể bằng cách ăn tôm, cua, cá, các loại hạt, đậu, hạnh nhân, sữa… Bởi Canxi giúp xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe, hạn chế loãng xương và thoái hóa dẫn đến thoái vị đĩa đệm.
- Các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Những loại rau có màu xanh thẫm như rau cải, súp lơ xanh, rau bina,… kèm theo là các loại trái cây nhiều vitamin C như trái cây họ cam, bưởi, cà chua,… giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp khớp xương vận động trơn tru hơn.
- Thực phẩm chứa Omega-3: Có tác dụng hình thành collagen, góp phần ngăn chặn những tổn hại mà thoát vị đĩa đệm gây ra, đồng thời chống viêm, giảm đau và làm chậm quá trình lão hóa. Những thực phẩm chứa Omega 3 gồm: cá hồi, cá ngừ, óc chó, đậu nành, hạnh nhân, rau bông cải,…
- Thực phẩm chứa Protein: Protein là thành phần chính để cấu tạo nên cấu trúc xương khớp, giúp duy trì hệ xương khớp chắc khỏe. Ngoài ra Protein hỗ trợ xây dựng và củng cố hệ thống miễn dịch và sức mạnh của các nhóm cơ. Các thực phẩm chứa Protein: đậu nành, đậu hà lan, bông cải xanh, thịt gà, thịt bò, thịt lợn,…
- Thực phẩm chứa Magie: Đây cũng là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc của nền xương. Việc bổ sung Magie giúp duy trì mật độ xương, thư giãn và co bóp cơ và cần thiết để tăng sức mạnh các nhóm cơ cột sống. Magie được tìm thấy trong các loại rau có lá xanh, cá, đậu, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, bơ,…
- Glucosamin, các nhóm vitamin D3, K2, C, B12, sắt và chất xơ: Cũng là những nhóm thực phẩm tốt cho cơ thể trong việc phòng ngừa thoát vị đĩa đệm.
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung ở trên, bạn cũng cần loại bỏ những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như:
- Chất béo, đồ chiên xào dầu mỡ: Cần hạn chế sử dụng tối đa trong bữa ăn hàng ngày vì làm tăng nguy cơ béo phì, thừa cân làm tăng áp lực lên cột sống.
- Thức uống có cồn và các chất kích thích: Như rượu, bia, cafe,… cần hạn chế để tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
- Đồ ăn cay nóng: Có thể làm tăng khả năng xuất hiện các cơn đau lưng.
- Các loại thức ăn chứa purin và fructose: Có trong cá trích, cà muối, dưa muối, nội tạng động vật,… khi ăn có thể kích thích phản ứng viêm ở khớp, làm xuất hiện cơn đau khớp.
Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Trọng lượng cơ thể cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cột sống của bạn đặc biệt là cột sống vùng thắt lưng. Khi cơ thể thừa cân hay béo phì,vùng cột sống phải chịu áp lực quá tải để nâng đỡ cơ thể khiến cột sống dễ bị tổn thương và thoái hóa, từ đó dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Do vậy, để giảm nguy cơ mắc, bạn cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp nhất.
Vận động đúng tư thế
Đây là điều bạn cần chú ý nhất trong cuộc sống hàng ngày. Người bệnh cần lưu ý luôn đứng, ngồi, nằm và hoạt động với tư thế đúng, thường xuyên thay đổi tư thế sau một khoảng thời gian làm việc để tránh căng cứng các cơ và giảm áp lực cho đĩa đệm. Tuy nhiên, bạn không nên đột ngột thay đổi tư thế, uốn vặn, gập lưng quá mức hoặc hoạt động mạnh, nên thực hiện các tư thế từ từ để tránh bị sai tư thế. Thêm vào đó, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không vận động gắng sức.
Một số tư thế đúng bạn nên tham khảo:
- Đứng thẳng, hai bên cân đối, trọng lượng của cơ thể dồn đều lên hai chân không ưỡn bụng và thắt lưng ra trước, giữ nguyên độ cong bình thường của cột sống. Khi đứng lâu không nên đi giày cao gót.
- Ngồi thẳng lưng, chân để góc 90 độ, không nên nhón chân hay giữ thẳng chân quá lâu.
- Điều chỉnh độ cao, khoảng cách của ghế ngồi phù hợp bàn làm việc và tầm mắt tránh vươn thân người và cổ một lúc lâu.
- Ghế ngồi nên có phần tựa lưng để tựa vào khi mỏi.
- Dùng ghế xoay để hạn chế vặn xoắn cột sống.
- Không đột ngột thay đổi tư thế.
- Khi ngủ không nên nằm võng hay nệm lún, gối đầu với độ cao vừa phải.
Kết hợp tập thể dục thường xuyên
Để phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe, bạn nên tập luyện thể dục hàng ngày để các cơ, xương khớp vận động theo đúng với chức năng. Bạn có thể tham khảo tập luyện các bộ môn như yoga, bơi lội, gym hay đơn giản là đi bộ, đạp xe,… hàng ngày. Việc tập luyện không những giúp cơ thể dẻo dai khỏe mạnh củng cố hệ cơ, xương khớp còn giúp cho tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng. Đồng thời giảm nguy cơ thoái hóa cột sống và chấn thương khác trong tương lai.
Tránh mang đồ nặng, gắng sức
Hạn chế tối đa khuân vác đồ vật nặng bởi mang vật nặng không đúng tư thế có thể gây áp lực cho cột sống khiến đĩa đệm bị tổn thương. Bạn nên đan xen kết hợp nghỉ ngơi, xoa bóp khu vực đau nhức, trong lúc làm việc nên thư giãn vùng cổ, lưng, tay chân bằng các động tác đơn giản.
Khi bắt buộc phải mang vật nặng, hãy chú ý không để vặn cột sống mà nên gập gối xuống, hai chân cách nhau một khoảng rộng để chống đỡ toàn bộ trọng lượng, lưng thẳng, bê vật nặng gần người nhất, ngồi sát sử dụng cơ vùng chân chịu lực và bê vật lên theo phương thẳng đứng.
Bạn cũng nên sử dụng những kỹ thuật và thiết bị hỗ trợ phù hợp khi nâng các vật nặng. Khi lấy đồ vật ở quá cao, nên dùng bục, ghế hoặc thang để đứng lên, không nên cố kiễng chân lên để với lấy đồ vật. Nên di chuyển vật nặng bằng cách đẩy hơn là kéo.
Kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ
Một lưu ý cần chú ý để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm là bạn cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ. Thông qua các xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán hình ảnh,… bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một chế độ sinh hoạt, tập luyện phù hợp để nâng cao sức khỏe tổng thể cũng như hệ xương khớp và ngăn chặn dấu hiệu bệnh ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.
☛ Tham khảo thêm tại: Khám xương khớp ở đâu uy tín và chất lượng?
An Kiện Vương – hỗ trợ đẩy lùi thoái hóa xương khớp, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm!
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa nêu trên, bạn nên tham khảo thêm các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi, giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm. An Kiện Vương – viên uống chiết xuất từ thảo dược tự nhiên chính là giải pháp dành riêng cho bạn!
Các nhà khoa học làm việc tại hãng dược phẩm Naturex của Pháp đã nghiên cứu cho thấy rằng IridoforceTM – chiết xuất Móng quỷ trong An Kiện Vương với hàm lượng hoạt chất Harpagoside cao nhất thị trường lên đến 40%, giúp giảm đau nhức, chống viêm và thúc đẩy tái tạo chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan, acid hyaluronic giúp làm lành lớp màng sụn.
Ngoài ra, trong sản phẩm còn có MyrliqTM – chiết xuất Một dược kết hợp với Nhũ hương giúp giảm nhanh cảm giác đau khó chịu tại xương khớp. Nhờ khả năng ức chế hoạt động của các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm, sản phẩm giúp giảm sưng viêm đáng kể.
Ngoài ra, An Kiện Vương còn giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết như Collagen tuýp II, Boron, Glucosamine,… giúp nuôi dưỡng, cải thiện khả năng vận động, giúp xương khớp hoạt động trơn tru, mềm mại hơn. Qua đó làm chậm quá trình thoái hoá và giúp duy trì sự chắc khỏe của xương khớp.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ những biện pháp để giảm thiểu nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cũng như có một hệ xương khớp khỏe mạnh. Hy vọng có thể giúp bạn đọc tham khảo và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Tài liệu tham khảo
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/phong-ngua-dau-lung-va-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-/
- https://trungtamdieutrixuongkhop.vn/phong-tranh-thoat-vi-dia-dem-nhu-the-nao
- https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/thoat-vi-ia-em-la-gi-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-chua-tai-nha