Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm không đặc trưng nên thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cột sống khác. Vậy, tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp mạn tính và ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, khoảng 30% dân số hiện đang mắc bệnh, tỷ lệ này có xu hướng tăng cao và ngày càng trẻ hóa, phổ biến ở lứa tuổi từ 20 đến 55.
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, bên ngoài là bao xơ và chứa nhân nhầy bên trong. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bị tổn thương, khiến bao xơ bị rách làm cho nhân nhầy bên trong thoát ra khỏi vị trí bình thường. Hướng của khối thoát vị có thể lệch ra sau, lệch bên, vào lỗ ghép gây chèn ép lên ống sống và các dây thần kinh. Bệnh gây ra cảm giác đau nhức kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Tại bất kỳ vị trí nào trên cột sống đều có thể xảy ra thoát vị đĩa đệm, nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và cột sống thắt lưng (nhất là vị trí L4 – L5 – S1). Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do quá trình lão hóa của cơ thể khiến cột sống bị thoái hóa, lâu ngày dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, việc gây áp lực thường xuyên lên cột sống do thói quen lao động, sinh hoạt hay các chấn thương cột sống với lực đủ mạnh cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm trên người có sức khỏe bình thường.
☛ Tham khảo đầy đủ: Bệnh thoát vị đĩa đệm
Tiêu chuẩn giúp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm là căn cứ cơ sở để bác sĩ kết luận người bệnh có bị thoát vị đĩa đệm hay không. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng và các chẩn đoán hình ảnh. Mỗi kết quả xét nghiệm kiểm tra đều là căn cứ để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như mức độ thoát vị của từng bệnh nhân.
Chẩn đoán lâm sàng thoát vị đĩa đệm
Để chẩn đoán lâm sàng thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám và thực hiện một số nghiệm pháp, kiểm tra như nhận xét hình dạng cột sống, tìm điểm đau, đánh giá trương lực cơ, khám khả năng vận động, nghiệm pháp Lasègue, dấu hiệu bấm chuông,…

Trên lâm sàng, thoát vị đĩa đệm biểu hiện ở 2 hội chứng là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh:
- Hội chứng cột sống: Cột sống bị lệch, vẹo; cơ cạnh cột sống co cứng; có điểm đau cột sống, chỉ số Schober dưới 13/10; khả năng vận động cột sống giảm; khoảng cách ngón tay – mặt đất tăng.
- Hội chứng rễ thần kinh: Dấu hiệu bấm chuông (+); điểm đau Valleix (+); nghiệm pháp Lasègue (+); rối loạn vận động và cảm giác theo chi phối của dây thần kinh bị tổn thương.
Theo Saporta (1970), nếu bệnh nhân có 4 triệu chứng trở lên trong số 6 triệu chứng dưới đây thì có thể gợi ý đến chẩn đoán thoát vị đĩa đệm:
- Có yếu tố chấn thương.
- Đau cột sống thắt lưng lan dọc theo dây thần kinh hông.
- Cảm giác đau tăng lên khi hắt hơi, rặn, ho.
- Có tư thế giảm đau: Nghiêng người về một bên làm cột sống bị vẹo.
- Dấu hiệu chuông bấm (+): Ấn vào vùng thắt lưng thấy cảm giác đau lan dọc xuống chi dưới theo đường đi của dây thần kinh hông.
- Dấu hiệu Lasègue (+): Biểu hiện đồng thời 2 yếu tố là người bệnh thấy đau khi chân chưa vuông góc mặt giường và bệnh nhân hết đau khi gấp chân lại.
☛ Tham khảo thêm: Triệu chứng giúp nhận biết thoát vị đĩa đệm
Chẩn đoán hình ảnh
Để chẩn đoán chính xác thoát vị đĩa đệm tại vị trí nào, mức độ ra sao thì thăm khám lâm sàng chưa thể kết luận. Sau khi được chẩn đoán sơ bộ mắc thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân sẽ được làm thêm một số chẩn đoán hình ảnh dưới đây.
Chụp X-quang cột sống

Chụp X-quang không cho kết luận là có hay không có thoát vị đĩa đệm, bởi đĩa đệm là tổ chức không cản quang nên không thấy được hình ảnh trực tiếp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đánh giá gián tiếp thông qua hình ảnh như hẹp khoang gian đốt sống, cột sống bị lệch vẹo, mất ưỡn cột sống (tam chứng Barr), từ đó có thể xác định vị trí thoát vị.
Bên cạnh đó, hình ảnh X-quang còn giúp bác sĩ xác định được các tổn thương khác của cột sống như đốt sống bị thoái hóa, gai cột sống, trượt đốt sống, khuyết eo, mất vững cột sống,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chụp X-quang thoát vị đĩa đệm có phát hiện bệnh?
Chụp cộng hưởng từ MRI
Đây là xét nghiệm có giá trị “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Với kỹ thuật hiện đại, chụp cộng hưởng từ cho hình ảnh với độ phân giải cao, có thể theo dõi đa chiều, loại trừ được các tổn thương cột sống khác và có độ tin cậy cao nhất trong các chẩn đoán hình ảnh.
Trên thước phim chụp cộng hưởng từ, đĩa đệm bình thường có ranh giới rõ, do chứa nhiều nước nên giảm tín hiệu trên T1 và tăng tín hiệu trên T2. Đối với các đĩa đệm bị thoái hóa do không có nước, tín hiệu trên T2 không tăng so với các đĩa đệm khác. Khối thoát vị đồng tín hiệu với đĩa đệm và hướng thoát vị hay gặp nhất là thoát vị ra phía sau. Vì vậy, trên hình ảnh T1W và T2W sẽ thấy rõ khối thoát vị nhô ra phía sau so với bờ sau thân đốt sống.

Từ các hình ảnh cắt ngang và cắt dọc, bác sĩ có thể xác định vị trí thoát vị của phần đĩa đệm thoát vị so với ống sống và mức độ chèn ép dây thần kinh, từ đó cho kết luận chính xác về vị trí, số tầng và hình thái thoát vị đĩa đệm (cạnh trung tâm, trung tâm, lỗ ghép).
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Người bệnh được chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT) khi nghi ngờ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm mà không thể thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI (nguyên nhân có thể là do trong cơ thể bệnh nhân có vật kim khí).
Hình ảnh chụp cắt lớp có giá trị trong trường hợp bệnh nhân có thoái hóa xương như dày dây chằng vàng, vôi hóa dây chằng sau, dày mỏ xương,… Tuy nhiên, nhược điểm của xét nghiệm này là hạn chế trong đánh giá mức độ thoát vị và cấu trúc đĩa đệm.
Chụp cản quang bao rễ thần kinh
Phương pháp chụp cản quang bao rễ thần kinh được thực hiện bằng cách bơm thuốc cản quang vào khoang dưới nhện tủy sống, chụp với tư thế thẳng và nghiêng, chếch ¾ phải và trái.

Hình ảnh chụp cản quang có thể giúp bác sĩ đánh giá gián tiếp thoát vị đĩa đệm thông qua hình ảnh hẹp lỗ tiếp hợp, hẹp ống sống. Hạn chế của phương pháp này là không phân biệt được chèn ép thần kinh do các nguyên nhân khác do không cho hình ảnh trực tiếp của đĩa đệm.
Phương pháp này có thể kết hợp với chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán vị trí, mức độ thoát vị đĩa đệm với độ nhạy cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của kỹ thuật chụp cộng hưởng từ thì chụp bao rễ thần kinh cũng ít được áp dụng.
☛ Tham khảo thêm: Tổng hợp cách chữa thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có thể kết hợp sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh, góp phần làm tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa các biến chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.
An Kiện Vương – sản phẩm cho người bị thoát vị đĩa đệm!
Viên xương khớp An Kiện Vương được bào chế từ thảo dược tự nhiên, mang đến giải pháp hiệu quả giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức và ngăn ngừa các biến chứng thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả, an toàn. Nổi bật trong thành phần của An Kiện Vương là bộ ba IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược) và Nhũ hương.

IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ): Chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides cao nhất thị trường hiện nay (đạt tới 40%, cao gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường). Đây là hoạt chất có tác dụng giảm đau chống viêm tốt. Không những vậy, IridoforceTM còn có tác dụng làm tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và chất bôi trơn sụn acid hyaluronic, từ đó hỗ trợ tái tạo, phục hồi thương tổn và tăng khả năng vận động của bệnh nhân.
MyrliqTM (chiết xuất Một dược): Đã được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong giảm đau tại chỗ, đặc biệt là đau do thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm. Thêm vào đó, nhờ công nghệ CO2 siêu tới hạn, hàm lượng hoạt chất trong Một dược thu được đạt cao nhất và đảm bảo không tồn dư tạp chất lạ.
Nhũ hương: Nghiên cứu hiện đại đã tìm thấy trong nhựa mủ Nhũ hương có chứa Boswellic acid có tác dụng ức chế các yếu tố trung gian gây viêm, từ đó làm giảm đau, giảm sưng viêm nhanh chóng. Hiệu quả giảm đau tăng lên gấp 5 – 7 lần khi sử dụng kết hợp với Một dược.
Ngoài ra, An Kiện Vương còn bổ sung các dưỡng chất cần thiết như Collagen type II, Glucosamin, Vitamin K2, Boron,… giúp duy trì hoạt động của xương khớp, ngăn ngừa loãng xương và làm chậm quá trình thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Việc phát hiện sớm là hết sức cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do thoát vị đĩa đệm gây ra. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
http://benhvien108.vn/cac-phuong-phap-chan-doan-hinh-anh-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.htm
https://benhvien108.vn/phau-thuat-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.htm
https://medlatec.vn/tin-tuc/cac-phuong-phap-chan-doan-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-s68-n22578