Sưng đau khớp gối là tình trạng khá phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và chất lượng sống của người bệnh. Vậy những nguyên nhân nào gây sưng đau khớp gối và điều trị có đơn giản không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc này nhé!
Mục lục
Tại sao khớp gối lại sưng đau?
Sưng đau khớp gối là tình trạng đầu gối bị đau nhức kèm sưng to hơn bình thường. Vị trí sưng có thể tại khớp gối hoặc các mô mềm xung quanh
Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến sưng đau là do xuất hiện tổn thương dẫn đến viêm. Khi phản ứng viêm xảy ra, mạch máu giãn kéo theo lưu lượng máu đến đầu gối tăng lên khiến gối trở nên ấm, nóng và hơi đỏ. Tiếp đó, sự gia tăng tính thấm của mạch máu khiến chất lỏng, bạch cầu và protein di chuyển từ lòng mạch đến các mô tại đầu gối gây sưng, phù nề. Bên cạnh đó, enzyme COX – 2 được giải phóng sẽ kích thích cơ thể sản sinh Prostaglandin (PG) – một trung gian gây viêm và đau nhức.
Sưng đau khớp gối do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng đau khớp gối nhưng chủ yếu là do yếu tố bệnh lý ở khớp hoặc các chấn thương gặp phải trong quá trình vận động.
Do bệnh lý
Một số bệnh lý gây sưng đau khớp gối thường gặp như:
- Viêm bao hoạt dịch: Là tình trạng bao hoạt dịch bị viêm không do nhiễm khuẩn khiến đầu gối bị đau nhức cả khi di chuyển và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đầu gối xuất hiện triệu chứng nóng đỏ, sưng phù và cứng khớp gây hạn chế hoạt động.
- Tràn dịch khớp: Xảy ra khi lượng dịch trong khớp gối gia tăng bất thường, ứ đọng thành bọng dịch quanh khớp gối gây sưng phù, đau nhói hoặc đau âm ỉ kéo dài. Cùng với đó, vùng da trên gối cũng mềm, đỏ, ấm nóng hơn bình thường. Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp gây khó khăn khi di chuyển.
- Thoái hóa khớp: Là hiện tượng sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn dẫn đến suy yếu và mất dần cấu trúc và chức năng ban đầu. Triệu chứng thường gặp của thoái hóa khớp gối gồm có: phù nề, sưng đau, vận động khó khăn. Ngoài ra, người bệnh có thể bị cứng khớp, có tiếng lắc rắc khi cử động khớp hay thậm chí là biến dạng khớp gối.
- Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh tự miễn xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khớp gối gây phá hủy sụn khớp, xương dưới sụn, suy yếu gân và dây chằng. Ngoài sưng đau khớp gối, người bị viêm khớp dạng thấp còn bị cứng khớp vào buổi sáng và có các hạt cứng dưới da. Đặc biệt, viêm khớp dạng thấp có tính đối xứng – đây là điểm đặc trưng của bệnh lý này.
- Nhiễm trùng khớp: Xảy ra do vi khuẩn theo dòng máu từ các bộ phận khác di chuyển đến khớp hay do chấn thương xuyên thấu khớp gây ra. Khớp gối bị nhiễm trùng xuất hiện triệu chứng sưng đau, nóng đỏ và người bệnh có thể bị sốt cao.
- Bệnh gout: Là bệnh chuyển hóa xuất hiện khi tăng acid uric trong máu gây lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp dẫn đến viêm. Gout khiến cho khớp gối sưng to, phù nề, căng bóng, đau nhức dữ dội và có xu hướng tăng dần.
☛ Tham khảo thêm tại: Đau khớp gối là bệnh gì?
Do chấn thương
Bên cạnh các yếu tố về bệnh lý thì những tổn thương tại khớp do vận động cũng có thể là nguyên nhân làm sưng đau khớp gối.
- Rách dây chằng: Xảy ra khi bạn chuyển động đột ngột hoặc đầu gối bị vặn xoắn khiến cho gân hoặc cơ bị kéo căng quá mức dẫn đến hiện tượng rách dây chằng.
- Rách sụn chêm: Các sụn chêm ở đầu gối có tác dụng làm giảm ma sát giữa các đầu xương. Những hoạt động mạnh có thể gây xoắn đầu gối đột ngột khiến sụn chêm bị rách gây
- Bong gân: Là tình trạng tổn thương một số bó sợi hoặc dây chằng bị giãn gây đau kèm theo tình trạng máu tụ quanh khớp gối và vùng bị bong gân sẽ sưng, nóng lên.
- Trật khớp xương bánh chè: Thường gặp sau chấn thương vùng đầu gối khiến xương bánh chè trật ra ngoài, khớp gối gấp và đau nhiều quanh vị trí bánh chè.
- Gãy xương: Các bệnh lý gãy xương cầu đùi, xương bánh chè, xương mâm chày,.. đều gây sưng đau và bầm tím quanh khớp gối. Đau sẽ tăng lên khi bạn cố gắng vận động hoặc do có tác nhân tác động vào vị trí bị thương.
Các phương pháp chẩn đoán nguyên nhân sưng đau khớp gối
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tình trạng sưng đau khớp gối, bác sĩ cần kiểm tra tiền sử bệnh, khám tổng quát để xác định các dấu hiệu và chỉ định các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết có liên quan. Đồng thời, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác được các vị trí sưng đau và nguyên nhân gây sưng đau khớp gối.
- Chụp X – quang: Giúp bác sĩ phân tích được tình trạng xương khớp gối của bạn, từ đó loại trừ các nguyên nhân trật khớp, gãy xương cũng như xác định được tình trạng viêm khớp hiện tại.
- Siêu âm: Cho phép đánh giá khả năng hoạt động của các gân cơ và dây chằng tại khớp gối. Từ đó có thể chẩn đoán được một số nguyên nhân gây sưng đau khớp gối như: viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp, thoái hóa khớp, bong gân, trật xương bánh chè,…
- MRI: Cung cấp các hình ảnh chi tiết của các cấu trúc trong khớp gối bao gồm xương, sụn, dây chằng, gân, cơ và mạch máu. Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán các nguyên nhân gây đau, phù nề tại khớp.
- Chọc hút dịch khớp: Là một thủ thuật thường được sử dụng để xác định nguyên nhân gây sưng đau khớp gối như: nhiễm trùng khớp, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp hoặc chảy máu ở các khoang khớp do chấn thương. Ngoài ra, thủ thuật này còn có vai trò giảm đau và sưng đối với trường hợp bị tràn dịch trong khớp gối.
Làm gì khi bị sưng đau khớp gối?
Có không ít người bệnh khi xuất hiện các dấu hiệu sưng đau khớp gối đã tự điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian truyền miệng hoặc tiêm thuốc giảm đau và chống viêm vào khớp. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách thì không những khiến cho tình trạng đau nhức ngày càng trầm trọng mà còn tăng nguy cơ hoại tử khớp.
Giảm đau tại nhà
Khi bị đau nhức khớp gối, bạn có thể tham khảo thực hiện một số phương pháp giúp giảm đau tại nhà đơn giản sau:
- Nghỉ ngơi: Khi bị sưng đau khớp gối bạn cần tránh vận động nhiều để khớp nhanh hồi phục, từ đó giúp giảm đau và tránh bị tổn thương thêm. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cần co duỗi đầu gối nhẹ nhàng để giữ cho khớp gối được linh hoạt tránh tình trạng cứng khớp và yếu cơ.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh có vai trò giúp cho các mạch máu xung quanh khớp co lại giúp giảm đau và giảm sưng nhanh chóng. Đồng thời, chườm đá chỗ sưng đau cũng sẽ làm chậm tốc độ viêm và tổn thương mô. Sử dụng một túi nhựa chứa đá và được bọc kín bằng một khăn vải sạch rồi chườm lên vùng bị sưng tấy mỗi 15 – 20 phút một lần. Bạn tuyệt đối không được chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây hiện tượng bỏng lạnh.
- Băng ép: Việc băng ép sẽ cản trở sự tụ dịch ở xung quanh khớp giúp giảm sưng và giảm đau khớp gối. Khi băng ép bạn nên lựa chọn loại băng rộng đảm bảo tạo áp lực vừa đủ và không được băng quá chặt để tránh ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến các chi.
- Kê cao đầu gối: Để đầu gối bớt sưng đau và bầm tím, lúc nghỉ ngơi bạn cần kê cao đầu gối. Điều này giúp ngăn ngừa hiện tượng tụ dịch tại khớp và giảm lượng máu cung cấp đến khớp giúp giảm sưng.
☛ Tham khảo thêm: Top 10 cách giảm đau khớp gối tại nhà
Thăm khám tìm nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây sưng đau khớp gối. Với mỗi nguyên nhân sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau. Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện triệu chứng sưng đau khớp gối, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ đó có thể lựa chọn được phác đồ điều trị phù hợp, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời ngăn ngừa sưng đau khớp gối tiến triển nặng.
Phương pháp điều trị sưng đau khớp gối
Mục tiêu điều trị sưng đau khớp gối là làm giảm sưng đau, phục hồi tổn thương và giúp cho người bệnh sớm hoạt động bình thường. Bên cạnh các biện pháp điều trị hỗ trợ tại nhà thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm cho bạn một vài phương pháp dưới đây:
Uống thuốc
Sử dụng thuốc điều trị sưng đau khớp gối cho tác dụng nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau mà bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cho người bệnh các loại thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm đau toàn thân: Thường gặp như paracetamol áp dụng cho những trường hợp đau nhẹ đến vừa.
- Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID): Bao gồm: meloxicam, celecoxib, diclofenac, brexin,…giúp giảm đau chống viêm ở mức độ vừa đến nặng.
- Thuốc chống viêm chứa steroid: Điển hình như: prednisolone, prednisone, methylprednisolone,… là những thuốc thường được chỉ định để điều trị đau khớp mãn tính, có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm tại khớp.
- Thuốc giãn cơ: Thường sử dụng các loại: mydocalm, eperisone, decontractyl,…Nhóm này có tác dụng giãn cơ, giảm trương lực cơ giúp giảm đau khớp gối khi bị cứng khớp.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc trị đau nhức khớp gối
Vật lý trị liệu
Những bài tập vật lý trị liệu giúp kéo giãn các cơ, cử động khớp linh hoạt và giữ vững khớp. Bạn có thể tham khảo một số bài tập giúp phục hồi chức năng khớp gối dưới đây:
Bài tập 1: Bài tập co chân
-
-
- Bạn nằm ngửa trên bề mặt sàn, chân duỗi thẳng.
- Từ từ co chân lên tới bụng rồi duỗi thẳng, lưu ý chân không chạm sàn.
- Bạn nên thực hiện động tác này từ 15 – 20 nhịp, thực hiện mỗi ngày 2 lần để tăng hiệu quả giảm đau sưng khớp gối.
-
Bài tập 2: Bài tập vật lý trị liệu khớp gối với tường
- Bạn giữ người ở tư thế đứng thẳng, lưng áp sát vào tường, hai chân dang rộng bằng vai.
- Hạ thấp người xuống sao cho đầu gối vuông góc với sàn nhà
- Giữ lưng và xương chậu trong tư thế áp sát vào tường.
- Bạn cần giữ tư thể này trong vòng 5 – 10 phút, sau đó trở về tư thế ban đầu.
Bài tập 3: Bài tập ở tư thế nằm ngủ
- Tư thế nằm ngửa, hai chân co lên phía trên gần đến bụng.
- Lấy hai tay ôm sát đùi và giữ trong khoảng 20 giây.
- Từ từ đưa về 2 chân trở về tư thế ban đầu và làm lại tương tự như thế khoảng 3 lần nữa.
Phẫu thuật
Trong trường hợp sử dụng phương pháp điều trị tại nhà không cải thiện hoặc triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc sử dụng một số biện pháp xâm lấn khác bao gồm:
- Nội soi khớp: Sử dụng một ống nội soi đưa qua vết rạch nhỏ tại khớp gối để loại bỏ các mô bị tổn thương và điều trị những bệnh lý liên quan.
- Chọc hút dịch khớp: Khi có dịch trong khớp gối, bác sĩ sẽ tiến hành hút dịch và chất lỏng giúp làm giảm áp lực lên khớp, đồng thời tiêm corticoid vào khớp giúp chống viêm.
- Thay khớp: Nếu trường hợp sụn khớp gối bị bào mòn nghiêm trọng thì cần phải phẫu thuật để thay khớp nhân tạo. Một lớp nhựa cao phân tử sẽ được thay thế cho sụn khớp và đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động cho khớp gối.
☛ Tham khảo thêm tại: Khám xương khớp ở đâu uy tín và chất lượng?
Sưng đau gối – Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng sưng đau khớp gối. Nếu sau 1 vài ngày nghỉ ngơi và đã áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà không đỡ bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, khi gặp bất cứ một trong các dấu hiệu nào dưới đây, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ của bạn:
- Cứng khớp gối.
- Ngứa ran, đau tê vùng da dưới đầu gối.
- Đầu gối chỉ duỗi thẳng không co lại được hoặc ngược lại.
- Màu da dưới đầu gối bị đổi màu.
- Nóng và đỏ xung quanh đầu gối.
- Sưng đau khớp gối kèm theo sốt.
An Kiện Vương – Giải quyết nỗi lo sưng đau khớp gối
Viên xương khớp An Kiện Vương được biết đến là một sản phẩm kiểm soát sưng đau khớp gối hiệu quả thông qua cơ chế 4 tác động gồm: Chống viêm – Giảm đau – Tăng cường tổng hợp chất nền sụn khớp – Bổ sung chất dinh dưỡng cho khớp nhờ có các thành phần:
- Giảm nhanh đau nhanh chóng: Bộ 3 dược liệu quý hiếm trong An Kiện Vương có khả năng làm giảm nhanh tình trạng đau nhức, khó chịu do thoái hóa khớp gây ra, đặc biệt không gây hại dạ dày.
- Chống viêm mạnh mẽ: Chiết xuất Móng quỷ, Một dược và Nhũ hương giúp đem lại cho sản phẩm khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm, từ đó chống viêm một cách hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa đau nhức và tổn thương lan tỏa.
- Tổng hợp chất cơ bản sụn: IridoforceTM trong An Kiện Vương có khả năng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan và acid hyaluronic, từ đó hỗ trợ thúc đẩy làm lành màng sụn, tăng cường khả năng phục hồi tổn thương, giúp khớp gối vận động trơn tru, linh hoạt hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: Trong viên uống An Kiện Vương còn chứa các thành phần như Cốt toái bổ, Collagen tuýp 2, Glucosamine, Vitamin K2, Boron, hỗ trợ bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giúp bạn duy trì hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Bên cạnh cơ chế tác dụng chuyên biệt, An Kiện Vương còn sử dụng thành phần hoàn toàn từ thảo dược, nhập khẩu từ châu Âu và được sản xuất tại nhà máy công nghệ cao Thái Minh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi đối tượng. Nghiên cứu từ trường Đại học Y Hà Nội cũng chứng minh An Kiện Vương có tác dụng giảm đau, chống viêm tương đương với Diclofenac (một loại thuốc giảm đau, chống viêm được sử dụng phổ biến cho người đau nhức xương khớp) nhưng an toàn và không gây tác dụng phụ như loại thuốc này.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc về hiện tượng sưng đau khớp gối. Hãy tham khảo những hướng dẫn ở trên và có chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý để kiểm soát và cải thiện bệnh ngày một tốt hơn.
Tài liệu tham khảo:
https://bvnguyentriphuong.com.vn/co-xuong-khop/cac-bien-phap-giup-giam-tinh-trang-sung-khop-goi
https://ihr.org.vn/sung-dau-goi-3128.html
https://youmed.vn/tin-tuc/dau-khop-goi-la-bieu-hien-cua-benh-gi/