Thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động. Vậy, thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không? Chữa như thế nào?… Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Mục lục
Thoái hóa khớp gối là gì?
Khớp gối là một trong những khớp lớn nhất và có cấu tạo phức tạp nhất trong cơ thể, được tạo bởi hai khớp là khớp xương chày (giữa xương chày và xương đùi) và khớp xương bánh chè (giữa xương bánh chè và xương đùi). Ngoài ra còn có sự kết nối giữa các dây chằng và gân cơ để đầu gối chuyển động linh hoạt hơn, chịu trọng lực từ cơ thể tốt hơn.
Khớp gối có vai trò rất quan trọng, chúng chịu áp lực lớn nhất nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn trở nên xù xì và mỏng dần. Kéo theo đó là sự biến đổi cấu trúc ở bề mặt khớp, dẫn đến hình thành các gai xương. Đồng thời, xương dưới sụn và màng hoạt dịch cũng bị tổn thương đáng kể. Quá trình này gọi là thoái hóa khớp gối.
Thoái hóa khớp gối xảy ra phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuổi càng cao, các tế bào sụn cũng giảm dần về số lượng và khả năng tổng hợp chất tạo sợi collagen, làm cho chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và khả năng chịu lực cũng giảm đáng kể.
Ngoài ra, thoái hóa khớp gối có thể khởi phát sớm bởi một số yếu tố nguy cơ như béo phì, lao động nặng, dị dạng khớp bẩm sinh, chấn thương,…
Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp gối gây ra các cơn đau nhức dai dẳng, cứng khớp khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời, thoái hóa khớp gối có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Mất ổn định khớp: Hệ thống gân cơ và dây chằng bị ảnh hưởng làm cho khớp gối mất ổn định, kém linh hoạt, dễ gặp chấn thương hơn.
- Biến dạng khớp gối: Tổn thương sụn khớp kéo dài khiến khớp gối biến đổi cấu trúc hoàn toàn, kết quả là khớp gối sưng to, đau nhức, biến dạng.
- Suy nhược cơ thể: Đau nhức triền miên làm cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, đôi khi gây mất ngủ khiến cơ thể dần suy nhược.
- Yếu cơ, bại liệt: Các cơ từ đầu gối trở xuống yếu dần, người bệnh thường gặp cảm giác run chân, đứng không vững, teo cơ,… thậm chí là mất khả năng vận động hoàn toàn.
☛ Xem chi tiết: 6 biến chứng thoái hóa khớp gối nguy hiểm
Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không?
Như đã đề cập ở trên, thoái hóa khớp gối có liên quan mật thiết đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Chúng ta không thể ngăn cản quá trình này xảy ra, vì vậy việc điều trị thoái hóa khớp gối khỏi hoàn toàn gần như là điều không thể.
Mặc dù không thể chữa khỏi dứt điểm căn bệnh này nhưng người bệnh thoái hóa khớp gối hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng bệnh, làm chậm quá trình thoái hóa, cải thiện chức năng vận động bằng cách can thiệp điều trị kịp thời và thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt.
Chữa thoái hóa khớp gối như thế nào?
Các phương pháp điều trị được áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối hiện nay bao gồm:
Điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị nội khoa đem lại hiệu quả tích cực đối với các trường hợp thoái hóa khớp gối mức độ nhẹ và trung bình.
Tùy theo triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể kê một số thuốc giúp làm giảm đau nhức. Các thuốc được chỉ định bao gồm:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trong trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp gối bị đau vừa và nhẹ. Tuy nhiên chúng không có khả năng giảm viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid: Ibuprofen, Piroxicam, Meloxicam,… được chỉ định cho trường hợp cơn đau ở mức độ vừa, có thể đi kèm triệu chứng viêm nhẹ.
- Thuốc giảm đau trung ương: Trong trường hợp đau nhiều, nghiêm trọng mà các thuốc giảm đau thông thường không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê nhóm giảm đau trung ương (opioid) như Tramadol, Codein dạng phối hợp,…
- Thuốc chống viêm Corticoid: Tiêm corticoid vào khoang khớp có tác dụng giảm đau nhanh chóng trong các trường hợp thoái hóa khớp gối nghiêm trọng kèm sưng viêm nặng.
- Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamin sulfat, Diacerein, Chondroitin sulfat,… có tác dụng bổ sung chất nhờn dịch khớp, đồng thời hỗ trợ tăng cường chức năng vận động cho bệnh nhân.
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh thoái hóa khớp gối có thể kết hợp vật lý trị liệu giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức, đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết, thúc đẩy hồi phục tổn thương từ đó tăng cường chức năng vận động cho bệnh nhân.
Một số liệu pháp vật lý trị liệu được áp dụng hiện nay là:
- Nhiệt trị liệu: Chườm nóng, chườm lạnh.
- Điện trị liệu: Diện chẩn, sóng điện từ, sóng hồng ngoại,…
- Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,…
- Bài tập vật lý trị liệu: Kéo giãn cơ đùi, bài tập nâng chân, bài tập tăng cường sức mạnh khối cơ,…
☛ Tham khảo: 8 bài tập cải thiện thoái hóa khớp gối
Điều trị ngoại khoa
Nếu cơn đau khớp gối trở nên nghiêm trọng mà các phương pháp điều trị khác không mang lại tác dụng, hoặc trong trường hợp hẹp khe khớp nặng, khớp bị biến dạng gây ra khuyết tật, thì bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Tùy vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể thực hiện một số thủ thuật như:
- Nội soi khớp: Giúp phục hồi chấn thương, làm sạch các mảnh vụn và bảo vệ khớp.
- Phẫu thuật cắt xương: Loại bỏ các gai xương hình thành, giảm áp lực lên khớp và phục hồi liên kết xương.
- Phẫu thuật thay khớp: Thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp gối tổn thương, áp dụng cho trường hợp tổn thương khớp nghiêm trọng và không thể phục hồi.
Mặc dù phẫu thuật mang lại hiệu quả cao trong điều trị thoái hóa khớp gối, nhưng phương pháp này thường được xem xét áp dụng sau cùng do chi phí phẫu thuật cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe.
Biện pháp kết hợp
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị y tế, người bệnh cũng cần điều chỉnh thói quen, lối sống lành mạnh, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Một số lưu ý dành cho người bệnh thoái hóa khớp gối là:
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, tránh để cơ thể béo phì.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, hạn chế tiêu cực.
- Tránh mang vác vật nặng quá sức hoặc vận động mạnh đột ngột tạo áp lực quá mức lên khớp.
- Luyện tập một số bài tập dành cho người bị thoái hóa khớp gối như đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội, đi xe đạp, yoga,…
- Điều chỉnh tư thế sinh hoạt, làm việc đúng, tránh ngồi lâu hay đứng lâu một tư thế, hạn chế đi giày cao gót,…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung nhiều rau xanh, củ quả, thực phẩm có hàm lượng canxi cao như súp lơ, hải sản, tôm, cua, cải xanh, xương heo,…
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các loại thực phẩm có chứa chất kích thích.
☛ Xem thêm: Thoái hóa khớp gối ăn gì, kiêng gì?
An Kiện Vương – Giảm đau nhức hiệu quả cho người thoái hóa khớp!
Thoái hóa khớp gối gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Hiện nay, các chuyên gia xương khớp đều đánh giá cao việc sử dụng các giải pháp từ thảo dược tự nhiên giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp gối mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe. Trong số đó, viên uống An Kiện Vương hiện đang được rất nhiều người bệnh tin dùng!
Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của bộ ba thành phần IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ) – MyrliqTM (Một dược) – Nhũ hương cùng các thành phần dưỡng chất khác mang đến tác động 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp mà không gây ra tác dụng phụ trên dạ dày.
- Ức chế phản ứng viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và men xúc tác cho quá trình viêm qua đó giảm sưng viêm hiệu quả.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan, acid hyaluronic, giúp làm lành lớp màng sụn, giúp khớp chuyển động một cách linh hoạt hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp như Collagen tuýp II, Boron, Glucosamine,… giúp nuôi dưỡng khớp chắc khỏe, thúc đẩy hồi phục tổn thương, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Thoái hóa khớp gối là bệnh mạn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Do vậy, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần đi khám để sớm phát hiện và can thiệp, tránh bệnh tiến triển xấu.
Tài liệu tham khảo:
- https://ihr.org.vn/thoai-hoa-khop-goi-co-chua-duoc-khong-3535.html
- https://www.nhs.uk/conditions/osteoarthritis/treatment/
- https://acc.vn/benh-thoai-hoa-xuong-khop-co-dieu-tri-duoc-khong/