Thoái hóa khớp gối ở người già là một bệnh lý xương khớp thường gặp, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên kết hợp với các yếu tố đẩy nhanh quá trình. Đây là một căn bệnh phức tạp nhưng lại tiến triển âm thầm, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết về tình trạng này.
Mục lục
- Thoái hóa khớp gối ở người già và nguyên nhân
- Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối ở người già
- Thoái hóa khớp gối ở người già có nguy hiểm không?
- Điều trị thoái hóa khớp gối ở người già như thế nào?
- Cách chăm sóc người già bị thoái hóa khớp gối tại nhà
- Kết hợp An Kiện Vương – cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối!
Thoái hóa khớp gối ở người già và nguyên nhân
Thoái hóa khớp gối là tình trạng xảy ra thương tổn trên bề mặt sụn khớp. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, trở nên mỏng, xù xì, mất tính đàn hồi không bảo vệ được đầu xương. Sau đó bề mặt khớp xảy ra những biến đổi, tăng lắng đọng Canxi dẫn đến hình thành các gai xương, gây biến dạng và làm hư hỏng khớp.
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thoái hóa khớp gối. Sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể bắt đầu diễn ra. Tuổi càng cao, lão hóa diễn ra càng mạnh, khớp gối càng dễ bị thoái hóa nhanh với nhiều triệu chứng phức tạp.
Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp gối diễn ra nhanh hơn là:
- Thừa cân béo phì: Trọng lượng cơ thể càng lớn khiến quá trình thoái hóa khớp gối diễn ra nhanh hơn do khớp gối thường xuyên phải chịu một áp lực rất lớn.
- Đặc thù công việc: Khớp gối phải vận động thường xuyên, lên xuống cầu thang nhiều, hay những người thường xuyên phải đứng lâu, khuân vác vật nặng cũng là nguyên nhân khiến khớp gối thoái hóa nhanh hơn.
- Các bệnh lý khác: Người mắc viêm khớp dạng thấp hay rối loạn chuyển hóa như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, cũng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp.
- Chấn thương: Ngã, tai nạn, va chạm mạnh phần đầu gối cũng là nguyên nhân trực tiếp làm tổn thương khớp gối.
- Di truyền: Người có thành viên trong gia đình mắc các bệnh lý về thoái hóa khớp thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn.
- Giới tính: Phụ nữ thường có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cao hơn so với nam giới như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối…
- Khác: Chế độ ăn uống không khoa học, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tập luyện quá sức hay lười vận động,… là các yếu tố khiến thoái hóa khớp đầu gối ở người già diễn ra nhanh hơn.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối ở người già
Thoái hóa khớp gối ở người già là căn bệnh tiến triển âm thầm. Ở giai đoạn khởi phát, triệu chứng bệnh diễn ra khá mơ hồ nên người bệnh thường không để ý. Khi tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau.
- Đau nhức khớp gối: Những cơn đau xuất hiện âm ỉ tại khớp gối, cường độ đau tăng dần theo thời gian khi thực hiện những vận động cơ bản hàng ngày như đứng lên, cúi xuống, quay ngang,… Nếu thoái hóa khớp gối có kèm chèn ép dây thần kinh, cảm giác đau sẽ lan dọc xuống bàn chân.
- Khớp gối phát tiếng kêu: Khi co, duỗi chân sẽ phát ra tiếng lục cục, lạo xạo ở khớp gối.
- Cứng khớp: Tình trạng cứng khớp thường xảy ra sau khi ngủ dậy. Người bệnh khó cử động, co duỗi dầu gối như bình thường. Thường phải nắn bóp và tập luyện một lúc để cơ khớp giãn ra.
- Sưng tấy, hạn chế vận động: Các cơn đau nhức, cứng cơ khiến người bệnh vận động, đi lại khó khăn. Ở giai đoạn nặng hơn, vùng đầu gối có hiện tượng sưng tấy, khó chịu.
☛ Tìm hiểu chi tiết: 6 Triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp
Thoái hóa khớp gối ở người già có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp gối không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Đặc biệt là ở người cao tuổi, hệ thống cơ xương khớp lão hóa có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Cụ thể là:
- Tăng nguy cơ bị chấn thương đầu gối: Bệnh nhân cao tuổi bị thoái hóa khớp khi thực hiện các hoạt động hàng ngày thường gặp khó khăn. Hơn nữa, cơn đau dữ dội, khả năng vận động suy giảm có thể làm tăng nguy cơ tai nạn và thương tích.
- Yếu cơ: Dây thần kinh xung quanh xương bị chèn ép, khiến cơn đau thêm nghiêm trọng và gây tê bì, yếu cơ. Các cơ từ gối trở xuống sẽ có cảm giác yếu hơn, khi đi lại có cảm giác run chân, đi không vững.
- Kéo theo một số bệnh lý khác: Thoái hóa khớp gối ở người già có thể khiến người bệnh ít vận động, lâu dần làm họ tăng cân cũng như mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch,…
- Biến dạng khớp: Đây là dấu hiện thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nặng, lúc này sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, sụn mất dần, dây chằng và gân tổn thương làm cho khớp gối biến dạng ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bệnh nhân.
- Liệt khớp: Tình trạng thoái hóa khớp gối lâu dần có thể dẫn tới bại liệt, người bệnh có thể mất hoàn toàn khả năng đi lại.
Điều trị thoái hóa khớp gối ở người già như thế nào?
Thoái hóa khớp gối ở người già là căn bệnh mạn tính và không thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị hiện nay nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối có thể được áp dụng.
Dùng thuốc điều trị
Tùy theo triệu chứng bệnh của từng bệnh nhân cao tuổi cụ thể, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp. Những loại thuốc này được dùng dưới nhiều hình thức, phổ biến nhất là dùng qua đường uống, một số khác dùng dán, bôi tại chỗ vào vị trí đau hoặc được tiêm trực tiếp vào ổ khớp. Một số loại thuốc có thể được chỉ định như:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol được sử dụng trong hầu hết các trường hợp từ đau nhẹ đến vừa.
- Thuốc chống viêm non-steroid: Thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm khớp gối, dùng khi đau vừa đến nặng, kèm theo viêm, sưng tấy khớp gối.
- Thuốc chống viêm corticoid: Đây là nhóm thuốc giảm đau kháng viêm dùng trong trường hợp người bệnh đau khớp gối dữ dội. Có thể dùng dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp để giảm đau nhanh chóng.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Người bệnh có thể bổ sung thêm một số loại thuốc hỗ trợ bổ khớp như glucosamine, acid hyaluronic,… giúp thúc đẩy tổn thương nhanh hồi phục, tăng cường khả năng vận động cho bệnh nhân.
☛ Xem chi tiết: Top thuốc trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể hiệu quả đối với tình trạng thoái hóa khớp gối mức độ nhẹ hoặc trung bình. Kết hợp điều trị với phương pháp khác có tác dụng hỗ trợ phục hồi chức năng khớp, cải thiện triệu chứng đau nhức, tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt cho khớp.
Phẫu thuật
Khi các phương pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến là:
- Nội soi khớp.
- Phẫu thuật cắt xương.
- Thay khớp hoặc tạo hình khớp.
Cách chăm sóc người già bị thoái hóa khớp gối tại nhà
Người lớn tuổi bị thoái hóa khớp gối đang điều trị hoặc đã điều trị cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập thể dục hợp lý. Tình trạng lão hóa của cơ thể vẫn tiếp tục diễn ra nên thoái hóa khớp gối có thể tái phát bất cứ lúc nào do vậy người bệnh không nên chủ quan.
Dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ ăn uống duy trì sức khỏe và cân nặng hợp lý là điều cần thiết với người già bị thoái hóa khớp gối. Một số loại thực phẩm nên được thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày của người bệnh để hỗ trợ phục hồi cơ xương khớp như:
- Thực phẩm giàu Omega-3: Giúp kháng viêm, giảm sưng đau khớp. Omega-3 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích, hạt chia, đậu nành, quả hạch,…
- Rau xanh: Giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa cho cơ thể như bông cải xanh, cà chua, cà rốt, bí, cải xoăn, cần tây,…
- Trái cây: Các loại trái cây như cam, bưởi, quýt,… chứa hàm lượng vitamin C cao, thúc đẩy quá trình tạo sụn, bảo vệ khớp gối và ngăn ngừa mất xương.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Chứa nhiều Canxi, Phốt pho, Vitamin D,… tốt cho xương khớp. Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa giúp giảm nguy cơ gãy xương do loãng xương.
Ngược lại, người bệnh cũng cần kiêng những loại thực phẩm có hại cho xương khớp như:
- Thực phẩm nhiều đường: Có thể làm gia tăng tình trạng viêm, sưng đau. Ngoài ra còn khiến bệnh nhân dễ mắc các căn bệnh liên quan như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường,…
- Thực phẩm nhiều muối: Đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây hại cho thận, gây mất Canxi từ xương, khiến xương dễ gãy hơn, tăng nguy cơ loãng xương.
- Đồ ăn đóng hộp: Chứa hợp chất sulfit và các chất bảo quản khác có thể gây viêm và gia tăng quá trình lão hóa.
- Rượu, bia và các chất kích thích: Làm tích tụ các chất độc trong gan, làm nặng thêm tình trạng mất nước, thiếu ngủ gia tăng tốc độ lão hóa.
☛ Xem chi tiết: Thoái hóa khớp gối ăn gì, kiêng gì?
Tập thể dục
Người cao tuổi có thể thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày giúp thuyên giảm tình trạng đau nhức như đi bộ, yoga,… Khi tập, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Tham khảo, trao đổi ý kiến với bác sĩ chuyên môn trước khi bắt đầu tập.
- Hạn chế lựa chọn các bài tập cần nhiều thể lực như chạy, leo núi,…
- Không luyện tập quá sức, hạn chế các động tác mạnh như co gập đầu gối đột ngột.
- Cần khởi động nhẹ nhàng 10 phút trước khi bắt đầu bài tập giúp tăng lưu lượng máu, làm ấm cơ thể và cơ bắp trở nên linh hoạt hơn.
☛ Xem thêm: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Nghỉ ngơi đúng cách
Ngoài xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, bệnh nhân nên điều chỉnh lối sống nghỉ ngơi hợp lý như ngừng ngay vận động khi xuất hiện các cơn đau tại khớp, tránh lặp lại một tư thế trong thời gian dài vì có thể làm cho sụn khớp bị tổn thương. Nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra chẩn đoán, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Kết hợp An Kiện Vương – cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối!
Hiện nay, người cao tuổi mắc thoái hóa khớp gối thường có xu hướng ưa chuộng các giải pháp từ thảo dược tự nhiên. Trong đó nổi bật là An Kiện Vương, viên uống giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng thoái hóa khớp gối hiệu quả, an toàn với sức khỏe, có thể an tâm sử dụng trong một thời gian dài.
An Kiện Vương là sự kết hợp của bộ ba IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ) – MyrliqTM (Một dược) – Nhũ hương mang tới tác động 4 trong 1:
- Giảm nhanh chóng đau nhức, không hại dạ dày: Ba thành phần trên đều có khả năng giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức tại xương khớp. Đặc biệt là an toàn không gây hại dạ dày nên có thể dùng lâu dài.
- Ức chế phản ứng viêm: Nhờ tác dụng ức chế các yếu tố tiền viêm và các enzyme xúc tác cho quá trình viêm làm giảm sưng viêm hiệu quả.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp: Ví dụ như glycosaminoglycan, acid hyaluronic,… giúp làm lành lớp màng sụn, từ đó giúp các khớp vận động linh hoạt mềm mại hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: An Kiện Vương còn bổ sung Collagen tuýp II, Boron, Glucosamine, Vitamin K2,… giúp nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe, từ đó làm chậm quá trình thoái hoá.
Như vậy, thoái hóa khớp gối ở người già là bệnh thường gặp liên quan đến tình trạng lão hóa và tổn thương khớp đầu gối. Người bệnh cần nghiêm túc và kiên trì điều trị từ sớm, kết hợp với những biện pháp chăm sóc phòng ngừa để làm chậm diễn biến bệnh, bảo toàn khả năng vận động.
Tài liệu tham khảo:
- https://medlatec.vn/tin-tuc/thoai-hoa-khop-goi-o-nguoi-cao-tuoi-nguyen-nhan-cach-phong-ngua-s68-n22820
- http://benhvien108.vn/thoai-hoa-khop-o-nguoi-cao-tuoi.htm
- https://benhvienthucuc.vn/thoai-hoa-khop-goi-o-nguoi-gia-va-nhung-dieu-can-biet/
- https://acc.vn/thoai-hoa-khop-goi-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri/