Thoát vị đĩa đệm là bệnh cột sống thường gặp, nó gây ra không ít phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Vậy, thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Đây chắc hẳn là câu hỏi chung của đa số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là một bộ phận cấu tạo nên cột sống, chúng có cấu trúc gồm vòng sợi bên ngoài và phần nhân nhầy bên trong. Nhờ sự chuyển dịch linh hoạt của nhân nhầy mà đĩa đệm có vai trò làm giảm áp lực lên cột sống, đồng thời giúp cột sống chuyển động một cách linh hoạt khi thực hiện các động tác xoay người, vặn mình,…
Đĩa đệm tổn thương do quá trình thoái hóa hoặc các nguyên nhân khác có thể khiến vòng sợi bị nứt rách, làm cho phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài và chèn ép lên rễ dây thần kinh. Tình trạng này gọi là thoát vị đĩa đệm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường tiến triển theo 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Vòng sợi chưa bị rách nhưng nhân nhầy đã bắt đầu biến dạng, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức nhẹ vùng cột sống.
- Giai đoạn 2: Đĩa đệm phình ra khiến cho các cơn đau nhức tăng dần.
- Giai đoạn 3: Vòng sợi bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài. Người bệnh cảm thấy đau dữ dội ảnh hưởng khả năng vận động.
- Giai đoạn 4: Nhân nhầy chèn ép lên các dây thần kinh nhiều hơn, gây ra các cơn đau dai dẳng, triệu chứng tê bì xuất hiện thường xuyên hơn và có thể tiến triển thành cách biến chứng nguy hiểm khác.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống nhưng vị trí thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Người cao tuổi, béo phì, ngồi nhiều, lao động nặng, gặp chấn thương cột sống,… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
☛ Tham khảo thêm: Tại sao mắc thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh, nhưng các cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây không ít khó chịu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
Nếu người bệnh chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách, lâu ngày thoát vị đĩa đệm sẽ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là khi thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 3 và 4. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải là:
- Rối loạn cảm giác: Tùy thuộc vào dây thần kinh bị chèn ép mà các vùng da tương ứng bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể mất phản xạ nóng lạnh, thay đổi sắc tố da,…
- Rối loạn vận động ruột, bàng quang: Trường hợp khối thoát vị chèn ép bó dây thần kinh đuôi ngựa thì có thể gây ra rối loạn đại tiểu tiện, điển hình như bí tiểu, tiểu tiện đại tiện không tự chủ,…
- Teo cơ: Dây thần kinh bị chèn ép khiến cho máu và các chất dinh dưỡng không thể tới nuôi dưỡng các nhóm cơ. Các nhóm cơ thiếu hụt dinh dưỡng lâu ngày sẽ dần teo lại và mất chức năng.
- Bại liệt: Là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm. Sau giai đoạn teo cơ, người bệnh sẽ hoàn toàn mất đi khả năng vận động và phải phụ thuộc sự trợ giúp từ người thân trong sinh hoạt, ăn uống, di chuyển,…
☛ Tham khảo thêm: Thoát vị địa đệm chèn ép dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?
Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vậy, câu hỏi đặt ra là “thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?”.
Tuy nhiên, các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không phải là “tốn công vô ích”. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể phục hồi đến 80 – 90% so với ban đầu. Y học đưa ra khái niệm “điều trị bảo tồn”, tức là điều trị triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tình trạng thoát vị tiến triển. Việc điều trị thoát vị đĩa đệm có mang lại hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mức độ thoát vị: Thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ (giai đoạn 1 và 2) thì khả năng hồi phục cao hơn, thời gian điều trị ngắn hơn so với mức độ nặng (giai đoạn 3 và 4).
- Phương pháp điều trị: Việc áp dụng đúng phương pháp phù hợp với từng bệnh nhân sẽ mang đến hiệu quả điều trị cao nhất.
- Sự kiên trì của bệnh nhân: Thoát vị đĩa đệm là bệnh mạn tính, vì vậy người bệnh cần kiên trì điều trị theo đúng liệu trình. Mỗi liệu trình thường kéo dài khoảng vài tháng mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách nào?
Thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì tỷ lệ hồi phục càng cao. Chính vì vậy, thay vì âm thầm chịu đựng các cơn đau nhức, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể tham khảo.
Điều trị triệu chứng bằng thuốc
Dùng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến trên lâm sàng. Dựa vào triệu chứng thoát vị đĩa đệm cũng như tình trạng từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:
Thuốc giảm đau: Một trong số thuốc được sử dụng nhằm giải quyết nhanh chóng triệu chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm là Paracetamol. Paracetamol có tác dụng giảm đau mức độ nhẹ và trung bình. Đối với trường hợp đau nặng hơn mà không đáp ứng với Paracetamol, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau trung ương nhóm Opioid như Hydrocodone, Fentanyl,…
Thuốc chống viêm: Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng sưng viêm tại vị trí thoát vị, bác sĩ có thể chỉ định nhóm thuốc chống viêm nhóm NSAID. Nhóm thuốc này vừa có tác dụng chống viêm, vừa có tác dụng giảm sưng đau hiệu quả. Trường hợp đau viêm nặng cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Corticoid ngoài màng cứng.
Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng co thắt cơ do thoát vị đĩa đệm gây ra. Các thuốc được lựa chọn là Cyclobenzaprine, Carisoprodol, Eperisone,…
☛ Chi tiết hơn: Thuốc trị thoát vị đĩa đệm nên dùng loại nào?
Trị liệu thần kinh kết hợp vật lý trị liệu
Trị liệu thần kinh cột sống hay còn gọi là Chiropractic là phương pháp tác động lực cơ học như nắn bóp nhằm điều chỉnh cấu trúc cột sống, từ đó giúp giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Phương pháp này được đánh giá là khá hiệu quả đối với thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ.
Để tăng hiệu quả điều trị, phương pháp trị liệu thần kinh thường kết hợp với vật lý trị liệu. Các tác nhân vật lý như nhiệt, cơ, điện từ,… có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả, đồng thời giúp cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân. Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng có thể kể đến như:
- Chườm nóng, lạnh: Chườm nóng giúp thư giãn cơ, tăng lưu thông máu giúp giảm đau nhức, co thắt cơ. Chườm lạnh làm giảm dẫn truyền thần kinh, giảm lưu thông máu, từ đó cải thiện triệu chứng sưng viêm.
- Massage: Làm giảm đau, giảm co thắt cơ, giúp bệnh nhân vận động linh hoạt hơn.
- Sóng điện từ: Sử dụng sóng điện từ với các bước sóng khác nhau tác động lên vị trí đĩa đệm tổn thương, từ đó làm giảm sưng đau, giảm co thắt và thư giãn cơ.
- Kéo giãn cột sống: Phương pháp này hỗ trợ giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Phương pháp này hiệu quả hơn khi có sự trợ giúp của các thiết bị, máy móc hiện đại.
Phẫu thuật ngoại khoa
Nếu sau khi áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn mà triệu chứng của người bệnh không cải thiện, hoặc tình trạng thoát vị đã chuyển giai đoạn nặng và xuất hiện biến chứng thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị và phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không phải là phương pháp điều trị triệt để. Thêm vào đó, sau phẫu thuật có thể để lại di chứng cho người bệnh, Vì vậy, hãy cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp này.
☛ Tham khảo thêm: Địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm tốt!
An Kiện Vương hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả!
Viên xương khớp An Kiện Vương được bào chế từ thảo dược quý trong tự nhiên như Móng quỷ, Một dược, Nhũ hương, Cốt toái bổ,… giúp cải thiện hiệu quả, an toàn triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ sau 2 tuần sử dụng.
Để cải thiện triệu chứng thoát vị địa đệm, viên uống An Kiện Vương với thành phần nổi bật bộ 3 thảo dược Iridorfoce™ (chiết xuất Móng quỷ), Myrliq™ (chiết xuất Một dược) và Nhũ hương tác động với 4 cơ chế:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức tại xương khớp
- Ức chế phản ứng viêm nhờ quá trình ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho phản ứng viêm.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp, các hoạt chất Glycosaminoglycan, acid Hyaluronic. Từ đó giúp làm lành màng sụn, khiến các khớp vận động được trơn và mềm mại hơn.
- Bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp, giúp xương khớp chắc khỏe, nhanh phục hồi tổn thương, làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ vui lòng XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, bạn vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có chữa được không?”. Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất và hạn chế tối đa các biến chứng thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần đi khám ngay từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh, đồng thời tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.