Hiện nay, tỷ lệ người mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng với nhiều biến chứng khó lường. Trong số các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, sử dụng thuốc là phương pháp được lựa chọn đầu tay. Vậy, thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì cho mau khỏi? Hãy dành ít phút theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm có nên uống thuốc không?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí bình thường, bao xơ đĩa đệm bị nứt rách khiến nhân nhầy thoát ra và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh gây đau đớn, khó chịu. Khi mắc thoát vị đĩa đệm người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như sưng đau vùng thoát vị, tê bì chân tay, rối loạn cảm giác, hạn chế vận động, nặng hơn có thể gây rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ, yếu cơ.
Để cải thiện các triệu chứng bệnh, một trong những biện pháp được sử dụng đầu tay là dùng thuốc điều trị. Phương pháp này thường cho hiệu quả cao nếu được sử dụng đúng cách, với liều lượng hợp lý khi thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm.
Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Có nhiều loại thuốc được chỉ định cho người bệnh thoát vị đĩa đệm nhằm cải thiện các triệu chứng khác nhau như đau nhức tại chỗ, đau dây thần kinh, sưng viêm, tê bì, yếu cơ,… Dưới đây là một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến.
Thuốc giảm đau thông thường
Paracetamol thường được sử dụng điều trị triệu chứng thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn đầu. Paracetamol có tác dụng giảm đau nhanh, hạ sốt phù hợp với những người bị đau nhức ở mức độ nhẹ và vừa, có hoặc không sốt. Đây là thuốc thuộc nhóm không kê đơn nên người bệnh có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc.
Paracetamol được đánh giá là thuốc giảm đau an toàn nhất, tuy nhiên tác dụng của thuốc tương đối ngắn (khoảng 3 – 4 giờ). Nếu sử dụng kéo dài có thể gây lệ thuộc vào thuốc. Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Paracetamol có thể kể đến như đau dạ dày, ảnh hưởng gan, thận, buồn nôn, chán ăn, vàng da. Không nên dùng Paracetamol đối với các trường hợp sau:
- Dị ứng, quá mẫn với Paracetamol.
- Người có nghiện rượu, thiếu hụt G6DP.
- Những người có chức năng gan, thận suy giảm.
Thuốc giảm đau chống viêm không steroid
Tình trạng đau nhức kèm theo viêm nhiễm khiến khối thoát vị tiến triển nhanh làm bệnh càng trầm trọng hơn. Để hạn chế tình trạng sưng viêm quanh cột sống có đĩa đệm bị thoát vị, bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc chống viêm vào trong đơn thuốc. Ngoài tác dụng kháng viêm, loại thuốc này cũng giúp làm giảm đau cho người bệnh.
Thuốc chống viêm không Steroid (có tên gọi khác là NSAID) được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân sử dụng Paracetamol mà không hiệu quả, cải thiện các cơn đau mức độ vừa và nặng, hạn chế tổn thương lan rộng nhờ khả năng chống viêm.
Tuy nhiên, vì nhóm thuốc này có tác dụng phụ liên quan đến dạ dày, gan, thận,… nên thường được chỉ định kèm theo thuốc bảo vệ dạ dày. Một số thuốc thuộc nhóm NSAID điển hình là Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib,…
Nhóm NSAID chống chỉ định với trường hợp dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, những người có bệnh lý chảy máu tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng đang tiến triển, suy gan, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người có bệnh tim mạch, nhiễm trùng, hen phế quản. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này gây ra chủ yếu trên đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi, viêm loét dạ dày tá tràng, gây độc trên gan khi dùng liều cao và kéo dài.
Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioid)
Đây là nhóm thuốc giảm đau mạnh và hiệu quả nhất. Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm cho những trường hợp đau nặng và kéo dài, đau do chèn ép rễ thần kinh, đau nặng và sâu trong nội tạng, đau sau can thiệp bằng phẫu thuật. Ngoài ra, Opioids còn được dùng cho những bệnh nhân không đáp ứng với Paracetamol và NSAID. Thuốc có khả năng làm tăng khả năng chịu đau của người bệnh theo cơ chế trung ương. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng Tramadol, Codein, Morphin hay Pethidin.
Thuốc chống chỉ định với những người quá mẫn với các thành phần của thuốc, bệnh nhân bị suy gan nặng, suy hô hấp cấp tính, ngộ độc rượu cấp,…
Tác dụng phụ có thể gặp của nhóm thuốc này là buồn nôn, buồn ngủ, suy hô hấp. Vì có khả năng gây nghiện và tác động trực tiếp lên thần kinh trung ương nên Opioid chỉ được dùng trong thời gian ngắn và với liều thấp. Ngoài ra, cần giảm dần liều dùng trước khi dừng hẳn đối với những người dùng thuốc kéo dài.
Thuốc giãn cơ
Thoát vị đĩa đệm có thể gây co cứng cơ bắp, căng cơ, gây cản trở đến khả năng vận động. Để hạn chế các triệu chứng này các bác sĩ có thể kê thêm cho bệnh nhân các loại thuốc giãn cơ. Loại thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp thoát vị đĩa đệm gây đau và tăng trương lực cơ quá mức. Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, giúp thư giãn cơ, giảm tình trạng co thắt và ức chế phản xạ đau. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.
Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể được kê Tolperisone hoặc Eperisone. Thuốc có thể gây ra chóng mặt, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận nên người bệnh nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng.
Thuốc chống viêm Corticoid
Được chỉ định trong các trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng gây chèn ép dây thần kinh, bệnh nhân sẽ được tiêm ngoài màng cứng các thuốc như Hydrocortison, hoặc Prednisolon. Hầu như không có chỉ định dùng thuốc chống viêm steroid đường toàn thân vì có nhiều tác dụng phụ.
Với đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm chống viêm Corticoid dùng tại chỗ, bệnh nhân phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý thay đổi liều dùng vì có thể gây suy giảm miễn dịch, viêm loét dạ dày hoặc bệnh tự miễn,…
Thuốc giảm đau thần kinh
Thuốc giảm đau thần kinh được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có kèm theo chứng dị cảm. Thuốc giảm đau thần kinh có tác dụng tái hấp thu những chất dẫn truyền thần kinh gây đau. Vì thế nhóm thuốc này sẽ mang đến hiệu quả trong việc giảm đau do chèn ép rễ thần kinh và hạn chế các rối loạn cảm giác khác do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Tùy thuộc vào mục đích điều trị và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định Gabapentin, Pregabalin hoặc một số thuốc giảm đau thần kinh khác. Không sử dụng thuốc giảm đau thần kinh cho những trường hợp bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với thành phần của thuốc, những người đang dùng thuốc ức chế MAO, bệnh nhân nhồi máu cơ tim đang trong giai đoạn phục hồi.
Tác dụng phụ của thuốc có thể gặp như đầy hơi, chán ăn, viêm lợi, suy nhược, hưng phấn, suy giảm trí nhớ, phù mặt, chóng mặt, mất phản xạ,…
Lưu ý khi dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Sử dụng thuốc tuy giúp giảm đau nhức nhanh chóng, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh, nhưng không mang lại hiệu quả lâu dài, bệnh dễ tái phát. Do vậy, khi sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
- Bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm khi có chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì có thể gây hại đến sức khỏe.
- Sử dụng đúng thời gian và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Không nên quá lạm dụng thuốc hoặc tự ý tăng liều lượng vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan, thận và dạ dày.
- Tuyệt đối không thay đổi thuốc, tự ý sử dụng phối hợp các thuốc trị thoát vị đĩa đệm với nhau vì điều này làm tăng nguy cơ tương tác thuốc.
- Phương pháp tiêm ngoài màng cứng cần phải được tiến hành bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm và trong điều kiện vô khuẩn, người bệnh không tự ý thực hiện tại nhà.
- Liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường trong thời gian dùng thuốc.
- Trong khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên uống rượu bia, thuốc lá,… vì gây ảnh hưởng đến tác dụng một số thuốc, thậm chí là gây ngộ độc gan.
- Để thuốc phát huy hiệu quả trị bệnh tốt nhất, bệnh nhân cần duy trì chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức mạnh cơ xương.
☛ Tham khảo thêm tại: Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà!
An Kiện Vương – giải pháp an toàn, hiệu quả cho người thoát vị đĩa đệm!
Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên có hiệu quả tốt trong cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm mà vẫn đảm bảo an toàn đối với sức khỏe nên được các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng. Trong số đó, An Kiện Vương là một sản phẩm được nhiều người tin dùng.
Nhờ bộ ba IridoforceTM (chiết xuất từ Móng quỷ) – MyrliqTM (chiết xuất từ Một dược) – Nhũ hương, An Kiện Vương mang đến giải pháp an toàn và hiệu quả cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.
IridoforceTM: Được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt tới 40%, cao gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường. Hoạt chất này có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả trong cả trường hợp cấp và mãn tính. Đồng thời kích thích quá trình tổng hợp chất nền sụn khớp (glucosaminoglycan, acid hyaluronic) hỗ trợ phục hồi sụn khớp hư tổn và cải thiện khả năng vận động
MyrliqTM: Được chiết xuất bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn, giúp đạt được hàm lượng hoạt chất Furanodiens cao nhất. Hoạt chất có tác dụng giảm đau tại chỗ, đặc biệt hiệu quả trong nhiều trường hợp khác nhau như đau do sốt, đau đầu, đau cơ và đau lưng đặc biệt là đau trong thoái hóa tại các khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống.
Nhũ hương: Nhựa mủ Nhũ hương được biết đến với tác dụng hỗ trợ cải thiện các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… hiệu quả. Sự phối hợp giữa Nhũ hương và Một dược trong An Kiện Vương làm tăng hiệu quả giảm đau lên đến 5 – 7 lần.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Bài viết trên đây đã giúp người bệnh trả lời được câu hỏi “thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?”. Hy vọng bài viết đã mang lại cho người bệnh thông tin hữu ích về các nhóm thuốc điều trị triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả tối ưu và tránh gặp phải tác dụng không mong muốn.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-bien-phap-khac-phuc-va-thuoc/
- https://acc.vn/thuoc-chua-thoat-vi-dia-dem-giam-dau-nhanh-nhung-nhieu-hiem-hoa/