Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến, hiệu quả trong rất nhiều căn bệnh, bao gồm cả thoái hóa khớp gối. Vậy thuốc điều trị thoái hóa khớp gối có những loại nào? Hãy cùng manhxuongkhop.com làm rõ vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé!
Mục lục
Thoái hóa khớp gối – bệnh xương khớp phổ biến
Khớp gối là khớp phức hợp, được tạo thành bởi 2 khớp: khớp giữa xương đùi và xương chày; khớp giữa xương đùi và xương bánh chè. Do thường xuyên phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, lại dễ bị tổn thương nên khớp gối luôn có nguy cơ cao bị thoái hóa.
Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, khiến các đầu xương dưới sụn ma sát lên nhau khi người bệnh vận động, dẫn đến tình trạng cứng khớp, đau nhức và sưng viêm. Bệnh lý này chủ yếu xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Ngoài tuổi tác, thoái hóa khớp gối cũng có thể xuất hiện bởi các yếu tố nguy cơ như: giới tính nữ, di truyền, chấn thương, thừa cân béo phì, lười vận động hoặc vận động khớp gối quá mức, các dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý (khoèo chân, gout, viêm khớp dạng thấp, loạn sản khớp),…
Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Đau nhức khớp gối: Đây là triệu chứng điển hình khi bị thoái hóa khớp gối, những cơn đau thường tăng lên khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
- Khớp gối phát ra tiếng kêu răng rắc khi thực hiện các động tác gập duỗi khớp gối, lên xuống cầu thang,…
- Sưng đầu gối: Sụn khớp bị bào mòn khiến các đầu xương dưới sụn ma sát lên nhau khi vận động, gây ra hiện tượng sưng khớp, thậm chí xuất hiện tình trạng nóng, đỏ.
- Khớp gối bị cứng, khiến khả năng vận động bị hạn chế, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh thoái hóa khớp gối
Có cần dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối không?
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý mạn tính, hiện y học vẫn chưa tìm ra phương pháp có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên, việc điều trị là cần thiết để cải thiện triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa.
Trong tất cả các phương pháp điều trị bệnh xương khớp, điều trị bảo tồn luôn là ưu tiên hàng đầu. Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến, có thể giúp giảm đau nhanh chóng, cải thiện triệu chứng, tăng cường khả năng vận động hiệu quả. Đặc biệt sử dụng thuốc là giải pháp vô cùng cần thiết trong những trường hợp có các cơn đau cấp tính, nghiêm trọng hoặc tình trạng sưng viêm để hạn chế bệnh trở nặng.
Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối có những loại nào?
Ban đầu, khi những cơn đau mới xuất hiện ở mức độ nhẹ với tần suất ít, bệnh nhân có thể bắt đầu sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức có dấu hiệu tăng dần hoặc kéo dài, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định các thuốc điều trị phù hợp.
Thuốc giảm đau không kê đơn Acetaminophen
Acetaminophen hay còn gọi là Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong nhiều trường hợp, bao gồm cả những cơn đau do thoái hóa khớp gối. Thuốc có tác dụng ức chế enzyme cyclooxygenase trong hệ thần kinh trung ương, từ đó làm giảm quá trình sản xuất prostaglandin – một chất trung gian gây đau.
Paracetamol thường được chỉ định trong các trường hợp thoái hóa khớp gối có những cơn đau từ nhẹ đến vừa và không kèm theo biểu hiện viêm. Chúng được đánh giá tương đối an toàn nếu sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu dùng Paracetamol trong nhiều ngày liên tục có thể dẫn đến tình trạng mẩn ngứa, phát ban hoặc nhiễm độc, thậm chí gây hại đến chức năng gan, thận, do đó những người bị xơ gan, viêm gan, nghiện rượu,… không nên dùng.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid thường được chỉ định trong các trường hợp thoái hóa khớp gối có kèm theo biểu hiện viêm. Chúng có khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các cytokines xúc tác cho quá trình viêm, từ đó làm giảm nhanh tình trạng viêm đau, ngăn ngừa tổn thương lan rộng do thoái hóa khớp gối.
Một số thuốc NSAID thường được sử dụng điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm: Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,…
Mặc dù các thuốc này được đánh giá cao về tính hiệu quả nhưng chúng lại có khả năng làm ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa và hệ tim mạch, chính vì thế không nên sử dụng NSAID trong thời gian dài.
Thuốc giảm đau tại chỗ
Thuốc giảm đau tại chỗ dưới dạng thuốc mỡ, kem bôi, gel hoặc cao dán cũng có thể được sử dụng để làm dịu những cơn đau nhức tại khớp gối bị thoái hóa.
Các thuốc giảm đau tại chỗ thường được sử dụng có thể kể đến như: Kem bôi Capsaicin, Diclofenac natri gel, Methyl salicylate, Trolamine salicylate (Aspercreme),…
Lưu ý:
- Không sử dụng các thuốc này trên vùng da có vết thương hở, bị bỏng hoặc kích ứng
- Không dùng thuốc giảm đau tại chỗ NSAID cho những người có làn da nhạy cảm hoặc đang dùng NSAID đường uống.
- Không dùng thuốc salicylat cho những người có tiền sử dị ứng aspirin hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu.
Thuốc giảm đau steroid
Thuốc giảm đau steroid hay còn gọi là Corticosteroid có tác dụng chống viêm giảm đau mạnh, thường được chỉ định cho trường hợp thoái hóa khớp gối nghiêm trọng, có những cơn đau cấp tính.
Các thuốc thường được sử dụng bao gồm: Methylprednisolone, Prednisolone, Dexamethasone, Betamethasone,…
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng những thuốc này trong thời gian ngắn bởi tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: lượng đường trong máu cao, viêm loét dạ dày, trầm cảm, hội chứng cushing (tình trạng cơ thể rối loạn như trữ nước, tăng cân, cao huyết áp, yếu cơ, loãng xương,…).
Thuốc giảm đau opioid
Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau cực mạnh, tuy nhiên chúng có khả năng gây nghiện nên chỉ dược chỉ định trong trường hơp thoái hóa khớp gối gây đau nhức nghiêm trọng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác.
Thuốc giảm đau opioid có thể hoạt động trong hệ thần kinh trung ương bằng cách liên kết với các thụ thể opioid, ngăn chặn quá trình dẫn truyền cảm giác đau và tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm: Hydrocodone, Hydromorphone, Meperidine, Morphin, Oxycodone, Tapentadol,…
Mặc dù có khả năng giảm đau hiệu quả nhất trong các loại thuốc uống, nhưng thuốc giảm đau opioid lại nằm trong danh mục thuốc cần hạn chế sử dụng bởi chúng có thể khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc. Không những vậy, các thuốc này còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: làm ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, xuất hiện ảo giác, ức chế trung tâm hô hấp,…
Thuốc giãn cơ
Thoái hóa khớp gối có thể khiến các cơ quanh đầu gối bị co thắt, gây đau và làm cho các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Thuốc giãn cơ có khả năng ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, giảm trương lực cơ, hạn chế tình trạng co thắt cơ bắp quá mức.
Một số thuốc giãn cơ có thế được kê đơn bao gồm: Decontractyl, Baclofen, Carisoprodel,…
Thông thường, các thuốc giãn cơ chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn bởi chúng tiềm ẩn những tác dụng phụ như: làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, gây tổn thương gan, buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, nhược cơ,…
Thuốc tiêm nội khớp
Tiêm nội khớp là phương pháp giúp giảm đau nhanh chóng và cải thiện chức năng vận động. Một số thuốc thường được sử dụng có thể kể đến như:
- Acid hyaluronic: Có tác dụng cung cấp dịch nhầy bôi trơn khớp gối, từ đó giúp hạn chế tình trạng ma sát tại sụn khớp, giảm đau và tăng cường khả năng vận động tại khớp gối.
- Cortisone (steroid): Giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng sưng cứng, đau nhức tại khớp gối. Tuy nhiên chúng có thể góp phần làm mất sụn nên chỉ được áp dụng hạn chế.
Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm
Đây là nhóm thuốc có thể hỗ trợ giảm tình trạng viêm đau, giảm tác động hủy hoại sụn khớp, đồng thời tăng cường khả năng phục hồi tổn thương tại khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.
Nhóm thuốc này có hiệu quả giảm đau thấp và thời gian tác dụng chậm, thông thường sau khi dùng thuốc từ 3-6 tháng mới có thể cảm nhận được hiệu quả. Do đó, nếu người bệnh cảm thấy đau nhiều, cần sử dụng phối hợp với các thuốc giảm đau khác trong quá trình điều trị.
Các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm có thể dùng trong điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm: Diacerein, Glucosamine, Chondroitin, Acid hyaluronic, Piascledine,…
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
Để việc sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:
Không tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định từ các bác sĩ có chuyên môn. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng dùng sai thuốc, dùng thuốc không đúng với liệu trình, khiến việc điều trị không đạt hiệu quả hoặc gây nhờn thuốc.
Không tự ý phối hợp với các thuốc khác trong quá trình điều trị. Nếu muốn sử dụng thêm thêm bất kỳ loại thuốc nào khác không có trong đơn thuốc, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng, tránh những tương tác thuốc có thể xảy ra, làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Tuân thủ đúng liều lượng được kê đơn, không tự ý tăng giảm liều lượng, tránh làm giảm hiệu quả điều trị hoặc phải đối diện với các tác dụng phụ nguy hiểm. Người bệnh cần tránh làm dụng thuốc vì nó có thể gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc và nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngưng sử dụng thuốc nếu có bất thường trong quá trình điều trị, hãy thông báo ngay cho bác sĩ và đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và xử lý kịp thời.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, ngày càng có nhiều người tìm đến các giải pháp cải thiện thoái hóa khớp lâu dài bằng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính. Trong số đó, nổi trội nhất phải kể đến viên uống An Kiện Vương – một sản phẩm được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao.
An Kiện Vương bảo vệ sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối
Như đã nói ở trên, mục đích của việc điều trị thoái hóa khớp gối là cải thiện triệu chứng và hạn chế thoái hóa tiến triển. Mới đây, viên xương khớp An Kiện Vương đã được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu và chứng minh hiệu quả giảm đau, chống viêm, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Sản phẩm được bào chế chủ yếu từ các dược liệu thiên nhiên, đặc biệt có sự góp mặt của 3 dược liệu vô cùng quý hiếm: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương. Sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 dược liệu này cùng các thành phần dưỡng chất ưu việt đã giúp An Kiện Vương có khả năng cải thiện thoái hóa khớp gối một cách toàn diện nhờ cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh đau nhức, khó chịu tại xương khớp, không gây hại dạ dày
- Ức chế viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm
- Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan, acid hyaluronic, giúp hỗ trợ làm lành màng sụn, thúc đẩy quá trình phục hồi sụn khớp, tăng cường khả năng vận động.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: Các thành phần Cốt toái bổ, Collagen tuýp 2, Glucosamine, Vitamin K2, Boron, giúp tăng cường bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại khớp gối, mang lại hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai.
Tuy không mang lại hiệu quả nhanh chóng như khi sử dụng thuốc nhưng An Kiện Vương được xem là giải pháp tối ưu khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm có tác dụng làm giảm tình trạng viêm đau tại ổ khớp sau 7 ngày, giảm cứng khớp sau 14 ngày. Đặc biệt, sau 2-3 tháng sử dụng đều đặn An Kiện Vương, rất nhiều người đã hết lục khục khớp gối, thoải mái gập duỗi khớp, khả năng đi bộ và lên xuống cầu thang được cải thiện đáng kể.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp ích được cho bạn. Để biết chính xác loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối phù hợp với mình, tốt nhất bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6315310/
https://www.arthritis-health.com/types/osteoarthritis/knee-osteoarthritis-treatment