Đau khớp gối ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại, di chuyển hàng ngày cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sử dụng thuốc là một trong số các phương pháp điều trị đau khớp gối được áp dụng phổ biến. Để tìm hiểu về một số thuốc được sử dụng trong điều trị đau khớp gối, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
Thuốc trị đau khớp gối có tác dụng gì?
Đau khớp gối là tình trạng xuất hiện các cơn đau ở trong và xung quanh khớp gối. Cơn đau có thể do vấn đề ở chính khớp gối hoặc bị ảnh hưởng từ mô mềm, dây chằng, gân hay túi hoạt dịch bao quanh đầu gối. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau khớp gối rất khác nhau, tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Một số người có thể chỉ cảm thấy đau nhẹ thoáng qua, trong khi những người khác có thể bị đau khớp gối nặng đến mức gây trở ngại đối với hoạt động hằng ngày.
Thuốc được sử dụng trong điều trị đau khớp gối sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể sử dụng theo đường dùng khác nhau.
Thuốc trị đau khớp gối có tác dụng nhằm cải thiện cơn đau, tê bì, giảm hiện tượng viêm và sưng nóng ở bên trong ổ khớp. Bên cạnh đó, một số loại thuốc có khả năng tái tạo sụn khớp, kích thích sản sinh dịch nhầy, ức chế các enzym hủy hoại mô sụn và làm chậm quá trình thoái hóa. Trong trường hợp người bệnh bị thoái hóa khớp nặng, bác sĩ có thể tiêm thuốc giảm đau hoặc phối hợp thuốc thay thế dịch khớp để bôi trơn, nuôi dưỡng sụn khớp.
☛ Tham khảo thêm tại: Top nguyên nhân gây đau khớp gối hàng đầu!
Tổng hợp các thuốc trị đau khớp gối phổ biến hiện nay
Trong số các bệnh về xương khớp thì đau khớp gối có tỷ lệ mắc khá cao. Do vậy, các loại thuốc trị đau khớp gối cũng theo đó mà được sản xuất ngày càng nhiều loại. Dưới đây là một số loại thuốc mà người bệnh có thể tham khảo sử dụng.
Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau không kê đơn được dùng rộng rãi trong nhiều bệnh khác nhau với tác dụng giảm đau giúp người bệnh dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, Paracetamol còn có tác dụng hạ sốt trong trường hợp người bệnh bị sốt do ảnh hưởng từ cơn đau nhức và cải thiện tình trạng nóng đỏ vùng da bao quanh khớp. Thuốc được ưu tiên lựa chọn cho bệnh nhân đau khớp gối mức độ nhẹ đến trung bình.
Paracetamol được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, gel, siro, thuốc tiêm với một số biệt dược có trên thị trường như Parazacol, Panadol, Efferalgan,… Tùy từng loại sẽ có cách dùng khác nhau. Thông thường bệnh nhân đau khớp gối sẽ dùng dạng viên nén uống trực tiếp.
Paracetamol được ưu tiên lựa chọn để giảm cơn đau khớp gối do chấn thương, nhiễm trùng, hoặc thoái hóa. Tuy nhiên, Paracetamol có thể gây độc cho gan nên cần tránh dùng cùng với rượu và một số đồ uống có chứa cồn khác. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc này là nổi mề đay, ban đỏ, buồn nôn, nôn mửa,…
Thuốc chống viêm NSAID
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng chính là giảm đau và chống viêm. Nhóm thuốc này thường được dùng cho các bệnh nhân đau khớp gối mức độ trung bình hoặc cơn đau không thuyên giảm sau khi dùng Paracetamol. Các loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng trong điều trị viêm khớp gối, bao gồm Meloxicam, Diclofenac, Ibuprofen, Aspirin, Indomethacin,…
Mặc dù có hiệu quả cao và cải thiện rõ rệt hơn so với Paracetamol nhưng nhóm thuốc này lại có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, có thể gây loét dạ dày, thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa. Ngoài tác hại đối với dạ dày, nhóm thuốc này còn gây một số tác dụng phụ khác như chảy máu kéo dài, ù tai, suy tủy, nhức đầu, ợ nóng, tăng huyết áp,…
Để giảm rủi ro khi sử dụng NSAID, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc ở dạng bôi hoặc dán. Các dạng bào chế này được dùng trực tiếp lên vùng khớp gối sưng đau nhằm giảm viêm, giảm đau nhức và cải thiện tình trạng sưng đỏ. Tuy nhiên so với dạng uống, NSAID điều trị tại chỗ có tác dụng kém hơn.
Thuốc giảm đau Steroid
Steroid là một hormone tự nhiên do cơ thể tạo ra, có khả năng làm giảm viêm, ức chế miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn giải phóng histamin trong phản ứng dị ứng. Nhóm thuốc Corticosteroid có tác dụng giảm đau rất nhanh và mạnh, dùng trong trường hợp bệnh nhân đau nặng kèm viêm và không đáp ứng với nhóm thuốc NSAID. Ban đầu, tình trạng bệnh cải thiện rất tốt nhưng sau đó phải tăng số lần uống, tăng liều lượng mới thấy tác dụng. Nhóm thuốc này bao gồm Prednisolone, Betamethasone, Dexamethasone, Hydrocortisone, Methylprednisolone, Deflazacort,…
Dùng steroid ngắn ngày thường ít gây tác dụng phụ hơn. Tác dụng phụ sẽ xảy ra nhiều nếu người bệnh dùng thuốc lâu dài khoảng hơn 2 – 3 tháng. Liều càng cao thì nguy cơ gặp tác dụng phụ ngày càng cao. Do vậy khi điều trị, thông thường sẽ bắt đầu bằng steroid liều cao để cải thiện triệu chứng nhanh và sau đó giảm dần liều đến liều duy trì để ngăn triệu chứng tái phát.
Một số tác dụng phụ có thể gặp như tăng cân, tăng nguy cơ nhiễm trùng do steroid ức chế hệ miễn dịch, tăng đường huyết, tăng huyết áp, gặp các vấn đề về da như vết thương khó lành, da mỏng dễ bầm, yếu cơ, thay đổi cảm xúc và thái độ, dễ bị loét dạ dày tá tràng,…
Thuốc giảm đau thần kinh
Thuốc giảm đau tác dụng trên hệ thần kinh trung ương hay còn gọi là thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) được sử dụng trong trường hợp viêm khớp gối gây ra cơn đau mức độ nặng, âm ỉ và dai dẳng. Opioid có thể giảm cơn đau có mức độ từ trung bình đến nặng và có thể gây nghiện khi sử dụng.
Hiện nay, thuốc giảm gây đau nhóm này được lựa chọn để điều trị viêm khớp gối là Tramadol. Ban đầu, bác sĩ thường chỉ định phối hợp giữa Tramadol và Paracetamol để tăng tác dụng giảm đau của từng thuốc. Nếu không đáp ứng, bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc giảm đau có hoạt tính mạnh khác như Pethidin hoặc Morphin.
Tuy nhiên, tác dụng phụ nguy hiểm của nhóm thuốc này là gây nghiện. Bên cạnh đó, nó còn gây loạn nhịp tim, chóng mặt, táo bón, thiếu máu cơ tim, ù tai, run rẩy, buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi, lo âu, tê bì, mất cảm giác, buồn nôn,…
Thuốc giảm đau tại chỗ
Thuốc giảm đau khớp gối dùng tại chỗ thường được bào chế dưới dạng cao dán, kem bôi,… có tác dụng giảm đau, chống viêm. Một số hoạt chất thường dùng là Methyl salicylat, Diclofenac, Eugenol, Menthol,…
Thuốc giảm đau tại chỗ được chia làm 2 loại:
Dạng bào chế tác dụng làm nóng: Một số chế phẩm thường dùng như Salonpas, Perkindon,… được sử dụng trong các trường hợp đau khớp gối do va đập, chấn thương mô mềm, bong gân, trật khớp, co cơ, đau khớp,… Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng dạng chế phẩm này cho người viêm khớp gối có biểu hiện nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, đau) vì có thể gây ứ trệ, sưng viêm nhiều hơn.
Dạng bào chế tác dụng làm lạnh: Giúp làm giảm đau nhanh chóng do có hoạt tính giảm đau và chống viêm mạnh. Nhóm thuốc này được bào chế dạng cao dán, cồn xoa và được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong thể thao.
Thuốc tiêm nội khớp
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc trực tiếp vào khớp gối. Tiêm corticoid khớp gối chỉ được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân viêm khớp gối nặng và sử dụng các loại thuốc uống khác không mang lại hiệu quả. Các dẫn xuất corticoid được sử dụng để điều trị đau khớp gối, bao gồm Hydrocortisone, Methylprednisolon, Betamethason,…
Tuy nhiên, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ và thực hiện đúng liệu trình để đạt hiệu quả giảm viêm tốt nhất. Trường hợp lạm dụng thuốc hay tiêm không đúng cách sẽ gây ra các tai biến nặng như nhiễm trùng khớp, hoại tử, teo cơ, teo da,…
Mặc dù có tác dụng nhanh nhưng tiêm corticoid có thể gây ra nhiều rủi ro và một số biến chứng tiềm ẩn. Thuốc có thể gây chảy máu tại chỗ sau tiêm, nhiễm trùng, đứt gân, tăng tiết mồ hôi, mất ngủ, nóng bừng mặt. Ngoài ra, loại thuốc này còn làm tăng đường huyết, làm hư tổn các mô sụn khỏe mạnh, loãng xương, đục thủy tinh thể, tăng cân,…
Thuốc bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp
Hiện nay, bác sĩ thường kết hợp trong đơn thuốc một số loại thuốc có tác dụng bảo vệ và hỗ trợ giảm đau. Các thuốc này có tác dụng bổ sung dịch trong ổ khớp, nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp như Glucosamin sulfat, Chondroitin sulfat, Diacerein, Piascledine,… Đây là nhóm thuốc thường được dùng phối hợp với các thuốc khác trong điều trị đau khớp gối.
Glucosamin sulfat
Glucosamin sulfat là một hoạt chất được sử dụng phổ biến, có tác dụng giảm đau khớp gối từ trung bình đến nặng. Tuy nhiên, chất này lại không có hiệu quả với người đau nhẹ, bị đau trong thời gian dài hoặc thừa cân.
Để đạt hiệu quả, glucosamin sulfat thường phải sử dụng trong thời gian dài so với các loại thuốc khác. Glucosamine có tác dụng tái tạo mô sụn, kích thích sản sinh dịch nhầy và ngăn ngừa thoái hóa xương khớp, chậm tiến triển của bệnh và cải thiện chức năng vận động của ổ khớp.
Trong một số trường hợp, Glucosamin sulfat có thể gây ra tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, buồn ngủ, đau đầu, buồn nôn, ợ hơi, phát ban hoặc ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và nồng độ insulin. Vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ cẩn thận trước khi dùng.
Chondroitin sulfat
Chondroitin sulfat là một sản phẩm có thể kết hợp sử dụng với glucosamin hỗ trợ điều trị đau khớp gối. Đối với sụn khớp, hợp chất này có tác dụng ổn định cấu trúc, thúc đẩy tái tạo nhanh, làm chậm quá trình phá hủy và tăng sức chịu áp lực của khớp. Bên cạnh đó, Chondroitin còn hỗ trợ quá trình tổng hợp acid hyaluronic – chất nhầy có chức năng giảm ma sát và áp lực lên mô sụn.
Chondroitin sulfat có thể gây ra tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, táo bón, rụng tóc, phù mi mắt, phù chân, hen suyễn, đau dạ dày, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa,…
Lưu ý khi dùng thuốc trị đau khớp gối
Sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra rủi ro và biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi sử dụng thuốc điều trị đau khớp gối, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
- Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc đặc biệt là các loại thuốc thuộc nhóm phải kê đơn.
- Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì nên hỏi lại bác sĩ điều trị trong thời gian sớm nhất. Tuyệt đối không tùy tiện ngưng thuốc hoặc hiệu chỉnh liều lượng khi chưa được bác sĩ đồng ý.
- Thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng, tình trạng sức khỏe và lịch sử dùng thuốc của bản thân rõ ràng để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
- Không tự ý phối hợp với các thuốc khác vì có thể gây tương tác thuốc, làm giảm tác dụng hoặc tăng độc tính của thuốc.
- Nghỉ ngơi, hạn chế cử động mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến khớp gối gây đau nặng hơn.
- Khi điều trị đau khớp gối nên kiêng rượu bia, đồ uống có ga cùng các chất kích thích để tránh tương tác thuốc. Chú ý bổ sung thêm nhiều thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi của xương khớp.
- Kết hợp tập luyện, vật lý trị liệu để giảm triệu chứng, hạn chế nguy cơ lạm dụng thuốc, giữ gìn và duy trì chức năng của xương khớp.
Ngoài ra, người bệnh có đau khớp gối có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng đau khớp gối nhanh chóng mà an toàn với sức khỏe.
Viên uống An Kiện Vương – Giải pháp cho người đau khớp gối
An Kiện Vương là giải pháp giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp được nhiều chuyên gia đánh giá cao và đông đảo người dùng phản hồi tích cực. Sản phẩm có sự kết hợp của những thành phần có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên trong đó, những thành phần nổi bật nhất phải kể đến là chiết xuất Móng quỷ – Iridoforce™, chiết xuất Một dược – Myrliq™ và Nhũ hương.
Iridoforce™ – chiết xuất từ Móng quỷ: Có hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40%, cao nhất trên thị trường. Nguyên liệu này được nhập khẩu độc quyền từ tập đoàn dược phẩm Naturex do đó luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất. Iridoforce™ không chỉ giúp giảm tình trạng viêm đau mà còn kích thích tăng tổng hợp các chất nền sụn, giúp sụn khớp gối bị tổn thương phục hồi nhanh hơn.
Myrliq™ – chiết xuất Một dược: Có tác dụng giảm đau tại chỗ rất tốt, được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như đau do vết thương, đau cơ, và đau lưng, đặc biệt là đau trong thoái hoá tại các khớp gối.
Nhũ hương: Giúp chống viêm, giảm đau, tăng khả năng vận động của khớp và tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycans. Đặc biệt, khi kết hợp Một dược cùng Nhũ hương thì hiệu quả chống viêm giảm đau tăng lên đáng kể so với khi chỉ dùng đơn lẻ từng chiết xuất.
Ngoài ra, An Kiện Vương còn bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp như Collagen tuýp II, Glucosamine, Boron,… giúp nuôi dưỡng sụn khớp chắc khỏe, đồng thời tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt. Từ đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Để tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, vui lòng XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Bài viết trên đây đã tổng hợp một số thuốc điều trị đau khớp gối và phục hồi tái tạo sụn khớp hiệu quả cho bệnh nhân. Hy vọng người đọc sau khi đọc bài viết có thể tìm ra liệu pháp chữa trị tốt nhất. Qua đó cải thiện các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Tài liệu tham khảo
- https://chuthapdohatinh.org.vn/upload/tailieu/thuoc-tri-thoai-hoa-khop-goi-2844-16295629675.htm
- https://www.vinmec.com/vi/thong-tin-duoc/su-dung-thuoc-toan/cac-thuoc-giam-dau-khop-goi-thuong-dung/
- https://suckhoedoisong.vn/thuoc-giam-dau-tai-cho-can-trong-khi-dung-1692058.htm