Viêm khớp bàn chân là bệnh lý xương khớp phổ biến, đã và đang gây “ám ảnh” cuộc sống của nhiều người. Thực tế đa phần các trường hợp người mắc viêm khớp bàn chân đều ở dạng mãn tính, do đó việc hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị và kiểm soát triệu chứng.
Mục lục
Viêm khớp bàn chân là gì? Có những loại nào?
Bàn chân là bộ phận có cấu trúc phức tạp được tạo thành từ 26 xương, 30 khớp (tính từ hai mắt cá chân đến đầu ngón chân) và nhiều cơ, dây thần kinh cũng như mô liên kết. Nhờ cấu trúc đặc biệt này, con người có thể đứng vững, đi lại, chạy nhảy,… một cách linh hoạt.
Do thường xuyên phải chịu trọng lượng của toàn bộ cơ thể mỗi khi vận động, di chuyển nên chỉ cần một vài tổn thương nhỏ xảy ra ở bàn chân cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Viêm khớp bàn chân là thuật ngữ chỉ tình trạng sưng viêm, đau nhức xảy ra tại một hoặc nhiều khớp thuộc bàn chân, khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế. Mặc dù có đến hơn 100 loại viêm khớp, nhưng những loại viêm khớp ảnh hưởng đến bàn chân phổ biến nhất bao gồm:
- Viêm xương khớp (viêm khớp do thoái hóa)
- Bệnh gout
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp vảy nến
- Viêm khớp sau chấn thương
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Viêm khớp nhiễm trùng
Đâu là nguyên nhân gây viêm khớp bàn chân?
Viêm khớp bàn chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau, điển hình như:
- Dây thần kinh bị chèn ép: Bàn chân có cấu trúc phức tạp với hệ thống cơ, dây chằng và dây thần kinh. Vì vậy, những tác động tiêu cực lên bàn chân như đứng hoặc ngồi quá lâu, đi giày quá chật,… sẽ khiến dây thần kinh bị chèn ép, gây viêm đau.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: Khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, chúng sẽ hiểu lầm các tế bào xương khớp khỏe mạnh là tế bào lạ và tấn công các tế bào này, từ đó gây các chứng viêm khớp ảnh hưởng đến bàn chân như: viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,…
- Rối loạn chuyển hóa purin: Tình trạng này khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, làm hình thành các tinh thể urat lắng đọng xung quanh và bên trong các khớp bàn chân, đặc biệt tại vị trí mắt cá và ngón chân cái, gây đau nhức nghiêm trọng.
- Tuổi tác: Ở những người cao tuổi cấu trúc và mật độ xương không được đảm bảo, cùng với tình trạng sụn khớp bị bào mòn, làm các đầu xương ma sát lên nhau khi vận động sẽ gây ra tình trạng sưng viêm, đau nhức. Tuổi càng cao thì quá trình này diễn ra càng nhanh chóng.
- Chấn thương: Những chấn thương như bong gân, trật khớp,… sẽ khiến cấu trúc xương khớp và mô mềm tại đây bị ảnh hưởng, gây viêm đau. Đặc biệt, viêm khớp bàn chân có thể tiến triển chậm sau nhiều năm bị chấn thương.
- Béo phì: Mỡ thừa được xác định là một trong những nguyên nhân gay phá hủy cáu trúc sụn khớp, thúc đẩy phản ứng viêm. Tình trạng béo phì sẽ khiến khớp bàn chân phải chịu nhiều áp lực, dễ bị tổn thương, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và dẫn đến viêm khớp.
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn, virus và nấm có thể từ máu xâm nhập vào không gian nội khớp và bao hoạt dịch theo đường máu qua các chấn thương xuyên khớp hoặc những vết thương hở, gây sưng viêm, đau nhức.
- Cấu trúc bàn chân bẹt: Thông thường, bàn chân có cấu trúc cong vòm tự nhiên, giúp giảm tải bớt áp lực cho đôi chân khi di chuyển. Những người có bàn chân bẹt thường gặp nhiều khó khăn khi đi lại, đồng thời dễ bị tổn thương tại đây, dẫn đến viêm khớp.
- Đặc thù công việc: Những người làm công việc hay phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, ít vận động, thường xuyên đi giày cao gót trong thời gian dài và các vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng đá, diễn viên múa ba lê,… sẽ có nguy cơ cao bị viêm khớp chân.
- Một số yếu tố khác: Chế độ ăn không lành mạnh, thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia,… cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Viêm khớp bàn chân có biểu hiện gì?
Khi bị viêm khớp bàn chân, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng dưới đây:
Đau nhức
Khi bệnh xuất hiện tại bàn chân, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội tại đây. Cảm giác đau nhức có thể xuất hiện tại mắt cá, lòng bàn chân, ngón chân, thậm chí toàn bộ bàn chân. Chúng thường trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh đi lại, lên xuống cầu thang, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt.
Sưng khớp
Sưng tấy là tình trạng không thể tránh khỏi khi các khớp bị viêm, bao gồm cả khớp bàn chân. Nhìn bằng mắt thường người bệnh có thể thấy vị trí khớp bị tổn thương hoặc toàn bộ bàn chân có dấu hiệu sưng đỏ, xuất hiện cảm giác nóng và đau nhiều hơn khi chạm vào.
Cứng khớp
Những tổn thương, viêm nhiễm cùng tình trạng sụn bị bào mòn sẽ khiến các đầu xương dưới sụn ma sát trực tiếp lên nhau, làm khớp tại bàn chân bị cứng, kèm theo cảm giác tê bì, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như giữ thăng bằng của bệnh nhân.
Khó khăn khi vận động
Tình trạng đau nhức, sưng tấy và cứng khớp khiến bệnh nhân không thể uốn cong bàn chân và các ngón chân, cùng với khả năng giữ thăng bằng bị ảnh hưởng, làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển, từ đó khiến chất lượng đời sống và hiệu suất công việc bị giảm sút đáng kể.
Một số triệu chứng khác
Bên cạnh các triệu chứng được đề cập ở trên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như sốt, rét run, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nổi mẩn đỏ,…
☛ Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm khớp theo từng thể bệnh
Viêm khớp bàn chân có nguy hiểm không?
Khi mới khởi phát, bệnh sẽ không gây nguy hiểm, nếu được can thiệp điều trị và chăm sóc đúng cách, tình trạng viêm nhiễm sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, thời điểm này các triệu chứng thường khá mơ hồ, khiến nhiều người chủ quan, xem nhẹ, đợi đến khi xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng thì viêm khớp bàn chân đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, gây khó khăn trong điều trị.
Ngoài việc làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, viêm khớp bàn chân còn khiến tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng, dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo âu, hay cáu gắt, thậm chí dẫn đến suy nhược cơ thể. Nguy hiểm hơn, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo cơ, bại liệt,…
Chưa kể, một số bệnh lý viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm khớp vảy nến còn có khả năng ảnh hưởng đến da, máu, dây thần kinh và các cơ quan nội tạng,… khiến sức khỏe bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí làm cho tuổi thọ bị rút ngắn.
Chẩn đoán viêm khớp bàn chân bằng cách nào?
Bác sĩ sẽ dựa trên thông tin bệnh sử, đồng thời tiến hành kiểm tra lâm sàng các triệu chứng người bệnh gặp phải và thực hiện một số xét nghiệm cụ thể để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Những xét nghiệm thường được sử dụng giúp chẩn đoán viêm khớp bàn chân gồm:
- Chụp X-quang: Hình ảnh phim chụp X-quang cho phép bác sĩ xác định những tổn thương tại bàn chân như gãy, rạn xương, gai xương, đầu xương bị bào mòn,…
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Cho phép quan sát hình ảnh xương và mô mềm dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó giúp bác sĩ xác định những tổn thương có kích thước nhỏ để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho ra hình ảnh mặt cắt ngang của các khớp và mô mềm xung quanh, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng người bệnh gặp phải.
- Siêu âm khớp: Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị phát ra sóng âm có tần số cao để quan sát hình ảnh ổ khớp, bao hoạt dịch, sụn,… ngay cả khi người bệnh thực hiện chuyển động, từ đó phát hiện những tổn thương khó quan sát.
- Xét nghiệm máu: Để chẩn đoán phân biệt một số loại viêm khớp như gout hoặc viêm khớp nhiễm trùng.
- Xét nghiệm nước tiểu: Cho phép phân loại và kiểm tra số lượng vi khuẩn, góp phần giúp các bác sĩ chẩn đoán viêm khớp nhiễm trùng.
☛ Xem thêm: Địa chỉ khám xương khớp uy tín
Điều trị viêm khớp bàn chân bằng cách nào?
Viêm khớp bàn chân có thể được điều trị bằng những phương pháp dưới đây:
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm khớp bàn chân. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc điều trị triệu chứng: Có tác dụng làm giảm nhanh các cơn đau và tình trạng sưng viêm do viêm khớp bàn chân gây ra. Một số thuốc có thể được chỉ định gồm: Acetaminophen (Paracetamol), thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau opioid, thuốc giảm đau tại chỗ, corticoid,…
Thuốc chống thấp khớp: Các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) như Methotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine, Sulfasalazine,… thường được sử dụng cho các trường hợp viêm khớp ngón chân có liên quan đến rối loạn tự miễn. Chúng có tác dụng làm giảm những rối loạn của hệ thống miễn dịch, chống viêm và ngăn sự phá hủy sụn khớp.
Trong trường hợp DMARDs không tự phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng kết hợp thuốc sinh học như Adalimumab, Etanercept và Infliximab,… để thay đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó ngăn chặn các phản ứng viêm.
Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh cho các trường hợp bị viêm khớp nhiễm trùng. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn chứ không giúp giảm sưng đau.
☛ Tham khảo chi tiết hơn: Tổng hợp thuốc chữa viêm khớp hiệu quả!
Điều trị phối hợp
Các phương pháp điều trị phối hợp sẽ giúp làm giảm viêm đau ở người bệnh, rút ngắn thời gian điều trị viêm khớp bàn chân.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp kéo giãn các nhóm cơ và khớp ở bàn chân, hỗ trợ tăng khả năng chịu lực và kích thích lưu thông máu, giúp giảm đau, hạn chế cứng khớp, tăng cường chức năng vận động cho người bệnh.
Ngoài các bài tập vận động, một số phương pháp khác cũng có thể đem lại hiệu quả giảm viêm đau tại khớp bàn chân như: chườm nóng hoặc chườm lạnh, massage, châm cứu, bấm huyệt, chiếu đèn hồng ngoại, xung điện, liệu pháp laser,…
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt không lành mạnh không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể mà còn tạo điều kiện cho viêm khớp bàn chân tiến triển, gây kéo dài thời gian điều trị. Theo các chuyên gia, người bệnh nên tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:
- Lựa chọn giày dép phù hợp: Việc mang giày dép chật hoặc giày cao gót thường xuyên sẽ khiến bàn chân phải chịu những áp lực không nhỏ, khiến tình trạng đau nhức trầm trọng hơn.
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ trong thời gian dài, sau mỗi 30-60 phút làm việc, hãy đi lại, vận động nhẹ nhàng để giúp khí huyết được lưu thông và thư giãn các khớp.
- Hạn chế sử dụng rượu bia:Thói quen sử dụng rượu bia sẽ khiến các triệu chứng viêm khớp bàn chân trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra nếu bệnh nhân sử dụng đồ uống chứa cồn trong thời gian dùng thuốc có thể gây tình trạng tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Không hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá sẽ tác động không tốt đến quá trình tái tạo xương, chúng có thể gây tình trạng mất xương và tăng nguy cơ loãng xương, thúc đẩy viêm khớp tiến triển.
Kiểm soát cân nặng
Tình trạng thừa cân béo phì sẽ khiến khớp bàn chân phải chịu thêm nhiều áp lực, dễ bị tổn thương, viêm đau. Chính vì vậy việc giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, hạn chế viêm khớp tiến triển.
Người bệnh bị thừa cân có thể giảm cân lành mạnh bằng cách kết hợp tập luyện thể dục thể thao phù hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Hãy ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước, tránh sử dụng các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và đồ ngọt,…
Bổ dung dinh dưỡng hợp lý
Theo các chuyên gia, người bệnh viêm khớp bàn chân nên tăng cường ăn các thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như cá béo, rau màu xanh đậm, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa,… Những thực phẩm này sẽ giúp quá trình nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại khớp chân diễn ra thuận lợi hơn, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Song song với đó bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn như các loại thịt đỏ, đồ ăn nhiều muối hoặc nhiều đường, rau củ lên men, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm khớp nên ăn gì, kiêng gì?
Phẫu thuật
Phẫu thuật là giải pháp được cân nhắc cuối cùng khi những phương pháp bảo tồn thất bại. Cụ thể, nếu sau khoảng 6 tháng điều trị nội khoa người bệnh vẫn bị đau nhức nghiêm trọng, kéo dài, không thể thực hiện các hoạt động thường ngày hoặc có nguy cơ cao bị biến chứng thì các bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật.
Một số phương pháp pháp phẫu thuật có thể áp dụng điều trị viêm khớp bàn chân gồm: nội soi, hợp nhất xương và thay khớp.
Sử dụng An Kiện Vương cải thiện viêm khớp
Ngoài các phương pháp điều trị viêm khớp bàn chân kể trên, ngày càng có nhiều người bệnh tìm đến những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên an toàn, lành tính để cải thiện các triệu chứng sưng viêm, đau nhức do viêm khớp gây ra. Trong số đó phải kể đến viên uống An Kiện Vương – một sản phẩm chất lượng cao của công ty dược phẩm Thái Minh.
Nhờ công thức sản phẩm ưu việt cùng những thành phần thảo dược quý hiếm như chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương cùng các dưỡng chất có lợi cho xương khớp, An Kiện Vương đã chinh phục được hàng triệu người bệnh viêm khớp, đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp,… trên khắp cả nước với cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức khó chịu tại xương khớp, không gây hại dạ dày
- Chống viêm hiệu quả nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm, hạn chế đau nhức và tổn thương lan tỏa
- Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan và acid hyaluronic, giúp thúc đẩy làm lành màng sụn, tăng khả năng vận động cho người bệnh
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp với các thành phần Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, tăng khả năng hấp thụ canxi và phospho, ngăn ngừa loãng xương, làm chậm quá trình thoái hóa, giúp người bệnh có hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.
Sản phẩm đã được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu và chứng minh có tác dụng chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình vô cùng hiệu quả. Rất nhiều người bệnh đã cải thiện được tình trạng đau nhức, sưng viêm chỉ sau 14 ngày sử dụng.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng
Hy vọng những thông tin về căn bệnh viêm khớp bàn chân manhxuongkhop.com cung cấp trên đây có thể giúp ích được cho bạn. Hơn hết hãy chú ý theo dõi sức khỏe, chủ động thăm khám ngay khi có những dấu hiệu đau cứng khớp bất thường. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://ihr.org.vn/viem-khop-ban-chan-11087.html
https://www.webmd.com/osteoarthritis/foot-ankle-osteoarthritis
creakyjoints.org/symptoms/arthritis-foot-pain/
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/13900-foot-and-ankle-arthritis
https://chuthapdohatinh.org.vn/upload/tailieu/viem-khop-ban-chan-nguyen-nha-1649315739n.htm
https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/viem-khop-ban-chan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri
cái viên an kiện vương này tốt này, tôi cũng đang dùng, ngón chân bị gout ít bị nhức hơn trước nhiều.
Chào anh Toàn,
Cảm ơn anh đã tin tưởng ủng hộ An Kiện Vương, rất mừng vì anh có đáp ứng tốt với sản phẩm. Trong quá trình sử dụng, nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, anh vui lòng gọi điện trực tiếp đến tổng đài 1800 1037 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chúc anh và người thân thật nhiều sức khỏe!
tôi 65 tuổi bị viêm khớp mãn tính. cứ giở giời là đau khủng khiếp. sống chung với lũ bao năm may mà giờ viết đến an kiện vương. Dùng 3 tháng cũng đỡ 7-8 phần, tuy thỉnh thoảng vẫn đau nhưng như thế tôi cũng mừng lắm rồi. cảm ơn an kiện vương.
Chào cô Hoàng Thị Dung.
Rất vui vì cô đáp ứng tốt với sản phẩm An Kiện Vương. Sản phẩm có chứa các thành phần 100% nguồn gốc tự nhiên, đặc biệt an toàn. Nếu có điều kiện cô nên sử dụng lâu dài để kiểm soát triệu chứng. Nếu không, có thể sử dụng nhắc lại 3- 6 tháng/1 đợt (1-2 đợt/1 năm) để ổn định bệnh.
Chúc cô sức khỏe!