Bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên biệt, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong giúp cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống. Vậy người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì để đẩy lùi các triệu chứng nhanh chóng? Đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây để có câu trả lời nhé!
Mục lục
Hiểu nhanh về thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là tình trạng suy thoái diễn ra tại một hoặc nhiều đốt sống, làm cột sống mất đi cấu trúc và chức năng ban đầu. Bệnh có thể xuất hiện bởi các nguyên nhân như: lão hóa, chấn thương, thừa cân béo phì, thường xuyên mang vác vật nặng, vận động và làm việc sai tư thế, chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng,…
Ngoài ra, các bệnh lý như loãng xương, mất nước đĩa đệm, xẹp đĩa đệm,… hoặc các dị tật bẩm sinh tại cột sống (gù lưng, vẹo cột sống,…) cũng có thể dẫn đến thoái hóa cột sống.
Khi bị thoái hóa cột sống người bệnh sẽ có những biểu hiện như:
- Đau, nhức mỏi, căng cứng tại vùng cột sống bị thoái hóa.
- Xuất hiện những cơn đau lan tỏa ra bả vai, cánh tay, bàn tay (thoái hóa cột sống cổ) hoặc hông, mông và đùi (thoái hóa cột sống thắt lưng).
- Tê bì, ngứa ran ở chân tay.
- Cột sống phát ra tiếng kêu lục khục khi cử động.
- Khả năng vận động bị hạn chế,…
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hẹp ống sống, tổn thương rễ thần kinh, bại liệt,…
☛ Tham khảo đầy đủ: Triệu chứng thoái hóa cột sống
Vai trò của dinh dưỡng với người bệnh thoái hóa cột sống
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng để duy trì sự sống của con người. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp nâng cao sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa và cải thiện nhiều chứng bệnh, trong đó có thoái hóa cột sống.
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ mang lại cho người bệnh thoái hóa cột sống những lợi ích như:
- Hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương lan rộng
- Giúp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống
- Cải thiện và duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân, béo phì làm gia tăng áp lực lên cột sống,…
Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Người bệnh thoái hóa cột sống nên tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp. Ví dụ như:
Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 là một loại acid béo tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng chống viêm. Bổ sung omega-3 thường xuyên sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa các phản ứng viêm tại cột sống, từ đó giảm triệu chứng sưng đau và cứng khớp, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi các mô xương, tăng cường khả năng vận động của cột sống.
Nguồn cung cấp omega-3 lý tưởng cho người bệnh thoái hóa cột sống có thể kể đến bao gồm: cá hồi, cá mòi, cá trích, cá tuyết, dầu cá,….
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung dưỡng chất này từ các loại hạt như: hạnh nhân, quả óc chó, hạt lanh, hạt chia,…
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể tiêu diệt các gốc tự do, đồng thời hạn chế các phản ứng viêm và làm chậm quá trình thoái hóa cột sống hiệu quả.
Rau có màu xanh đậm
Các loại rau như cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh,… có chứa các chất chống viêm, chống oxy hóa tự nhiên. Do đó, thường xuyên ăn những thực phẩm này sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm ở cột sống, từ đó hỗ trợ giảm đau nhức do thoái hóa một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, các loại rau màu xanh đậm thường chứa nhiều vitamin K, có thể giúp hạn chế sự phát triển của thoái hóa cột sống và các khớp, hỗ trợ người bệnh duy trì hệ xương khớp bền chắc hơn.
Thực phẩm Vitamin A
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường và duy trì sức khỏe xương khớp. Bên cạnh khả năng chống oxy hóa, vitamin A còn có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương tại cột sống.
Bạn có thể bổ sung Vitamin A cho cơ thể qua những thực phẩm như: gan động vật, đu đủ, bí đỏ, cà rốt, khoai lang, ớt chuông,…
Thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C là dưỡng chất rất cần thiết cho sự hình thành collagen – thành phần quan trọng giúp hình thành mô xương, có mặt trong xương, cơ, da và gân. Bên cạnh đó, vitamin C cũng có khả năng chống oxy hóa hữu hiệu. Vì vậy, bổ sung dưỡng chất này là điều vô cùng cần thiết với người bệnh thoái hóa cột sống để cải thiện tổn thương tại các cơ, gân, dây chằng, đốt sống và đĩa đệm.
Các thực phẩm như: dâu tây, kiwi, cam, quýt, bưởi, cà chua,… sẽ là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho người bệnh thoái hóa cột sống.
Thực phẩm có khả năng chống viêm
Những thực phẩm có khả năng chống viêm sẽ hỗ trợ ngăn ngừa các phản ứng viêm tại vùng cột sống, từ đó giúp hạn chế đau nhức và tổn thương lan rộng.
Chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh hay còn gọi là chất béo không bão hòa là dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, chúng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm và các triệu chứng khác của thoái hóa cột sống, đồng thời ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
Chất béo không bão hòa có nhiều trong trái bơ và các loại dầu có nguồn gốc thực vật như: dầu oliu, dầu mè, dầu óc chó,…
Gừng
Gừng có đặc tính kháng viêm, giảm đau nhức rất tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong củ gừng cũng có khả năng kích thích tuần hoàn máu, làm tăng lượng máu lưu thông đến khu vực cột sống bị thoái hóa, từ đó hỗ trợ tái tạo, phục hồi tổn thương nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Tỏi
Tỏi có chứa hoạt chất diallyl disulphide có khả năng ức chế các enzyme phá hủy sụn chêm. Bên cạnh đó, allicin trong tỏi cũng có tác dụng chống viêm, giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng đau nhức và hạn chế tổn thương tại cột sống lan rộng.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh hoạt chất sulphur được tìm thấy trong củ tỏi thể làm giảm đáng kể tình trạng đau lưng, đau mỏi vai gáy ở người bệnh thoái hóa cột sống.
Thực phẩm chứa nhiều canxi
Canxi là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương, nó có khả năng tăng cường và duy trì sức khỏe xương khớp. Một chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ canxi sẽ giúp thúc đẩy tái tạo và phục hồi tổn thương tại đốt sống, đồng thời hạn chế nguy cơ loãng xương hiệu quả.
Những thực phẩm nhiều canxi mà người bệnh thoái hóa cột sống nên thêm vào thực đơn bao gồm: sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, ghẹ, trứng,…
Thực phẩm giàu magie
Magie là thành phần quan trọng trong cấu trúc của chất nền xương và các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Bên cạnh việc hỗ trợ duy trì mật độ xương, magie cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề về cột sống, đồng thời hạn chế sự co cơ, tăng cường sức mạnh cho các cơ hỗ trợ cột sống.
Bạn có thể bổ sung magie từ các thực phẩm như: rau có lá màu xanh đậm, chuối, quả bơ, quả hạch, socola đen,…
Nước hầm xương – sụn động vật
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các món ăn được chế biến từ nước hầm xương hoặc sụn động vật sẽ giúp cung cấp glucosamine và chondroitin – hai chất được tìm thấy tự nhiên trong sụn và mô liên kết của cơ thể.
Khi được cung cấp đủ glucosamine và chondroitin, cơ thể sẽ có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo mô sụn và tăng tiết dịch nhầy bôi trơn các khớp, làm giảm tình trạng ma sát khi vận động, đồng thời giúp các cử động tại cột sống diễn ra trơn tru, linh hoạt hơn. Từ đó hỗ trợ giảm đau nhức và cải thiện chức năng cột sống hiệu quả.
Thực phẩm chứa vitamin D
Cơ thể sẽ không thể hấp thu canxi và duy trì hệ xương chắc khỏe nếu thiếu vitamin D. Việc thiếu hụt vitamin D trong thời gian dài sẽ khiến xương trở nên yếu, giòn, biến dạng hoặc dễ gãy.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D có thể kể đến bao gồm: trứng, sữa bò, sữa đậu nành, cá hồi, nấm, tôm,… Ngoài ra, tắm nắng cũng là một trong những cách giúp cơ thể tổng hợp vitamin D hiệu quả.
Vitamin K2
Vitamin K2 là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa xương, nó có khả năng đưa canxi ra khỏi các mô mềm và lắng đọng vào xương, từ đó mang lại cho con người hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Một vài thực phẩm chứa nhiều vitamin K2 có thể kể đến như: pho mát, lòng đỏ trứng, chất béo lành mạnh của thịt, các sản phẩm từ sữa,…
Bên cạnh đó, Vitamin K1 là dạng vitamin thực vật có thể được chuyển hóa thành vitamin K2 nhờ các vi khuẩn khỏe mạnh trong hệ tiêu hóa. Vitamin K1 có nhiều trong các loại rau lá xanh đậm như: cải xoăn, bông cải xanh và rau chân vịt,…
Bệnh thoái hóa cột sống không nên ăn gì?
Ngoài việc tăng cường bổ sung những dưỡng chất có lợi, người bệnh cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây để tránh gây ảnh hưởng xấu lên cột sống:
Thực phẩm chứa nhiều đường
Ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường tinh chế như bánh kem, bánh quy sữa, các loại kẹo,… sẽ kích thích cơ thể giải phóng nhiều cytokine, làm bùng phát các triệu chứng viêm tại vùng cột sống bị thoái hóa.
Không chỉ vậy, việc nạp vào cơ thể quá nhiều đường sẽ làm gia tăng nguy cơ béo phì, khiến tạo thêm áp lực lên cột sống, từ đó làm cho quá trình thoái hóa tiến triển nhanh hơn.
Thực phẩm chứa nhiều muối
Natri và clorua trong muối ăn có thể làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu, từ đó gây cản trở quá trình hấp thu canxi vào xương. Lâu dần, xương sẽ dần trở nên suy yếu và dễ bị tổn thương.
Bên cạnh đó, muối còn khiến cơ thể bị giữ nước, thúc đẩy các phản ứng sưng viêm tiến triển ở vùng cột sống bị tổn thương, khiến các triệu chứng thoái hóa cột sống trở nên nghiêm trọng hơn.
Món ăn nhiều chất béo không lành mạnh
Những món ăn chứa nhiều chất béo không lành mạnh như thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật,… có thể thúc đẩy các phản ứng viêm và làm gia tăng triệu chứng đau nhức tại vùng cột sống bị thoái hóa.
Ngoài ra, những thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh cũng là “thủ phạm” gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực, từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
Các loại thịt đỏ
Các loại thịt động vật vốn là nguồn cung cấp protein dồi dào – một dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể và xương khớp. Tuy nhiên, việc ăn những thực phẩm chứa quá nhiều protein như các loại thịt màu đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt trâu, thịt dê,…) sẽ kích thích tăng các phản ứng viêm.
Bên cạnh đó, thịt đỏ cũng chứa nhiều chất béo và cholesterol xấu, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh thoái hóa cột sống. Vì vậy, người bệnh thoái cột sống có thể cân nhắc bổ sung protein cho cơ thể từ các loại thực phẩm như thịt nạc heo, đậu nành, hạt óc chó,…
Rượu bia, chất kích thích
Thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể mà còn khiến đẩy nhanh quá trình hủy cốt, làm cho các triệu chứng thoái hóa cột sống trở nên nghiêm trọng hơn.
Lưu ý trong chế độ ăn của người bệnh thoái hóa cột sống
Bên cạnh việc ăn uống kiêng khem hợp lý, người bệnh thoái hóa cột sống cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Ăn đa dạng các món, không ăn một món liên tục trong nhiều ngày
- Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm tươi sống, tuân thủ nguyên tắc ăn chín – uống sôi
- Uống đủ nước mỗi ngày để quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn, đồng thời giúp đào thải bớt độc tố ra bên ngoài cơ thể
- Duy trì và kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân béo phì gây ảnh hưởng xấu đến cột sống
- Kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya, đồng thời thường xuyên tập luyện các bài tập phù hợp để cải thiện thoái hóa cột sống.
Thực tế không phải lúc nào cơ thể cũng hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, Do đó, ngoài việc xây dựng chế độ ăn khoa học, hợp lý, người bệnh cũng nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho xương khớp có nguồn gốc từ thảo dược, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống một cách hiệu quả nhất.
☛ Tham khảo thêm tại: Thoái hóa cột sống chữa thế nào?
Kết hợp An Kiện Vương đẩy lùi thoái hóa cột sống
An Kiện Vương được bào chế chủ yếu từ các thành phần thiên nhiên, nổi trội với bộ 3 dược liệu: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương với những ưu điểm:
IridoforceTM trong An Kiện Vương có hàm lượng hoạt chất Harpagoside đạt 40%, cao nhất thị trường, giúp giảm nhanh các cơn đau tại vùng cột sống bị thoái hóa. Bên cạnh đó, IridoforceTM cũng có khả năng tăng cường tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan, acid hyaluronic, từ đó hỗ trợ thúc đẩy làm lành màng sụn, đẩy nhanh quá trình tái tạo và phục hồi tổn thương tại cột sống, giúp những cử động tại đây diễn ra linh hoạt hơn.
MyrliqTM chứa hàm lượng hoạt chất Furanodiens cao nhất thị trường, giúp giảm đau hiệu quả tại cột sống. Bên cạnh đó, Một dược và Nhũ hương vốn là bộ đôi được kết hợp cùng nhau trong nhiều bài thuốc trị bệnh xương khớp, có khả năng làm tăng hiệu quả chống viêm, giảm đau cao hơn gấp nhiều lần, đồng thời ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
Không chỉ vậy, viên uống An Kiện Vương còn chứa các thành phần như Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Boron, giúp tăng cường bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng và hỗ trợ phục hồi các tổn thương tại cột sống, hạn chế thoái hóa tiến triển.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Để hạn chế tối đa những tổn thương mà căn bệnh này đem lại, ngoài việc xây dựng chế dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, hãy thường xuyên đi thăm khám định kỳ hoặc bất cứ khi nào xuất hiện những dấu hiệu bất thường tại vùng cột sống.
Nguồn tham khảo:
https://ihr.org.vn/thoai-hoa-cot-song-that-lung-nen-an-gi-3140.html
https://soyte.ninhbinh.gov.vn/soyte-ninhbinh/1217/27199/46398/170678/Y-hoc-co-truyen/Thoai-hoa-cot-song-nen-an-gi-de-ho-tro-dieu-tri-benh.aspx
https://www.csiortho.com/blog/2018/september/7-foods-you-need-to-be-eating-for-spinal-health/
https://www.spineuniverse.com/conditions/back-pain/8-foods-spinal-health?page=0#top
https://www.spine-health.com/wellness/nutrition-diet-weight-loss/food-thought-diet-and-nutrition-a-healthy-back