Đau nhức khớp tay chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: vận động mạnh, chấn thương hay các bệnh lý xương khớp. Tùy vào nguyên nhân mà triệu chứng đau nhức có thể xuất hiện dồn dập, đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài. Có nhiều biện pháp để trị đau khớp chân tay, tuy nhiên không phải cách nào cũng an toàn và hiệu quả. Nếu đang tìm hiểu về các cách trị đau khớp tay chân, bạn đừng bỏ qua bài viết này.
Mục lục
Vì sao cần điều trị đau khớp tay chân?
Đau khớp tay chân là tình trạng nhức mỏi, ê ẩm, tê cứng, buốt nhói hoặc sưng nóng ở các khớp tay, chân. Triệu chứng này xuất hiện phổ biến ở các khớp như: khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp gối, khớp cổ chân,… Đau nhức khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động, vận động hay di chuyển. Điều này không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của người bệnh.
Mặt khác, trong nhiều trường hợp đau nhức khớp tay chân là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện đau nhức khớp tay chân, người bệnh cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị đúng cách có thể đem đến nhiều lợi ích gồm:
- Khắc phục triệu chứng: Các triệu chứng như: sưng nóng khớp, cứng khớp, đau nhức, ê buốt,… có thể được kiểm soát nhanh chóng sau khi người bệnh áp dụng các biện pháp điều trị. Điều này giúp người bệnh có thể cử động dễ dàng, giảm bớt khó chịu và mệt mỏi.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: Đau nhức được cải thiện khiến người bệnh ăn uống ngon miệng hơn, ngủ đủ giấc, tránh tình trạng suy nhược cơ thể. Đồng thời, khi không bị những cơn đau khớp “hành hạ”, tinh thần người bệnh cũng dần trở nên thoải mái và dễ chịu hơn.
- Ngăn chặn biến chứng nguy hiểm: Đau nhức khớp chân tay do bệnh lý có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, cứng khớp biến dạng khớp,… Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp bệnh lý được kiểm soát, tránh tiến triển thành biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị đau khớp tay chân
Đau khớp chân tay gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Vì vậy, bất cứ ai khi gặp phải tình trạng này cũng đều mong muốn tìm được cách điều trị hiệu quả. Hiện nay có nhiều biện pháp điều trị đau khớp tay chân khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp thường gặp.
Giảm đau nhức tại nhà
Với tình trạng đau khớp tay, nhức mỏi nhẹ, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp điều trị tại nhà dưới đây:
Chườm nóng
Chườm nóng giúp kích thích máu lưu thông về khu vực bị tổn thương, nhờ vậy, giảm sưng mô và giảm đau nhức hiệu quả. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp giảm căng cơ, ngăn ngừa cứng khớp, tăng tính linh hoạt cho xương khớp, từ đó người bệnh vận động dễ dàng hơn. Liệu pháp này thích hợp với người bệnh bị đau nhức do bệnh lý như viêm khớp mãn tính, gout,… thời tiết, chấn thương hoặc do xương khớp mất tính ổn định khi lớn tuổi.
Cách thực hiện
Phương pháp chườm nóng được thực hiện như sau:
- Sử dụng chai thủy tinh đựng nước ấm, khăn ấm hoặc túi chườm nóng đặt trực tiếp lên vị trí bị đau nhức.
- Thư giãn trong vòng 20 phút.
- Người bệnh nên thực hiện chườm nóng khoảng 4 lần/ngày.
Chườm lạnh
Đây là một trong những cách trị đau khớp tay chân do bệnh lý gây ra rất hiệu quả. Liệu pháp này không chỉ giúp kháng viêm, giảm đau nhức do viêm khớp, chấn thương, mà còn hỗ trợ phòng ngừa và giảm sưng mô. Đồng thời, chườm lạnh còn làm giảm cảm giác nóng ran, tê bì tại vùng bị tổn thương, làm người bệnh thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Liệu pháp này thích hợp với những trường hợp đau nhức xương khớp cấp tính có kèm theo viêm như: bong gân, viêm khớp cấp tính, bệnh gout giai đoạn cấp tính,…
Cách thực hiện
Để áp dụng phương pháp chườm lạnh, bạn thực hiện như sau:
- Dùng túi đựng đá lạnh rồi chườm trực tiếp lên vị trí bị đau nhức, thương tổn.
- Chườm lạnh trong vòng 15 phút.
- Người bệnh nên thực hiện chườm lạnh 3 lần/ngày.
Massage
Những động tác xoa bóp, massage không chỉ giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, mà còn cải thiện các cơn đau khớp tay chân, đau cơ bắp và hồi phục các tổn thương xương khớp nhanh chóng.
Cách thực hiện
Cách massage khớp tay chân được tiến hành như sau:
- Tiến hành xoa bóp, day, ấn nhẹ xung quanh khớp tay, chân bị đau nhức để thúc đẩy tuần hoàn máu đến vị trí này. Để tăng hiệu quả, người bệnh nên thoa tinh dầu thảo dược như: dầu tràm trà, tinh dầu gừng,… hoặc dầu nóng trước khi xoa bóp.
- Thực hiện 3-5 lần/ngày, mỗi lần 10-20 phút để giảm đau nhức, tăng cường sức khỏe xương khớp, nhất là vào thời điểm giao mùa.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức khớp chân tay. Dựa vào mức độ đau nhức, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc giúp giảm đau phù hợp.
Thuốc uống
Các thuốc uống trị đau khớp chân tay thường gặp như:
- Thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là: parcacetamol. Thuốc tác động lên cyclooxygenase/ prostaglandin của hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp giảm đau và hạ nhiệt. Paracetamol được sử dụng để giảm cơn đau nhức khớp tay từ mức độ nhẹ đến trung bình.
- Thuốc chống viêm: Điển hình như nhóm thuốc chống viêm NSAIDs với các hoạt chất: ibuprofen, naproxen, diclofenac,… Nhóm thuốc này giúp giảm đau nhức ở các khớp tay, chân, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm sưng và chống viêm hiệu quả. Thuốc chống viêm NSAIDs được chỉ định cho những trường hợp đau nhức khớp tay chân mức độ vừa đến nặng.
- Thuốc chống thoái hóa: Thường gặp như diacerein thuộc nhóm anthraquinone. Thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng đau nhức tay chân do thoái hóa xương khớp gây ra. Ngoài ra, Diacerein còn kết hợp với thuốc giảm đau để tăng cường hiệu quả điều trị. Vì có tác dụng chậm nên Diacerein hay được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm xương khớp mãn tính.
- Thuốc giãn cơ: Một số loại thuốc giãn cơ thường được sử dụng là: alprazolam, lorazepam, clonazepam,… Những thuốc này giúp giãn cơ, giảm tình trạng đau nhức do cơ cứng hoặc co thắt đột ngột gây ra. Thuốc giãn cơ thường dùng để điều trị các cơn đau mãn tính do thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,…
- Thuốc tăng tái tạo sụn khớp: Bao gồm các thuốc được bào chế từ các hoạt chất như: glucosamine, vitamin K2, boron,… Những thuốc này không chỉ giúp tái tạo sụn khớp, mà còn có tác dụng điều trị viêm khớp cổ tay, hỗ trợ hồi phục tổn thương nhanh chóng và tăng cường sức khỏe xương khớp tốt hơn.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị đau xương khớp: Chọn đúng, dùng đúng
Thuốc tiêm
Những trường hợp đau nhức nghiêm trọng, viêm khớp nặng và không đáp ứng điều trị với các loại thuốc uống, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiêm cortisone vào khớp. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhức, chống viêm, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Mặt khác, tiêm cortisone còn giúp hồi phục chức năng một phần cơ bị bất động do viêm khớp gây ra. Từ đó, người bệnh sẽ vận động dễ dàng hơn và cải thiện khả năng cầm nắm hiệu quả.
Vật lý trị liệu
Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh bị đau khớp tay, thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay sẽ được kết hợp tập vật lý trị liệu. Tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng, các chuyên gia sẽ chọn cho người bệnh bài tập tăng cường hoặc các chuyển động phù hợp.
Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường khả năng vận động linh hoạt ở khớp ngón tay, bàn tay. Không chỉ vậy, phương pháp này còn giúp giảm đau nhức, hạn chế tình trạng cứng khớp, cải thiện sức khỏe cơ và ổn định cấu trúc khớp.
Tùy vào vị trí khớp bị đau, người bệnh có thể lựa chọn một số bài tập vật lý trị liệu đơn giản sau:
Gập căng ngón tay
- Đầu tiên, người bệnh mở rộng bàn tay, để lòng bàn tay quay về phía mặt.
- Gập 5 ngón tay lại sao cho các đầu ngón tay chạm đến được phần gốc của ngón tay,
- Giữ nguyên tư thế đó trong khoảng 60 giây, rồi sau đó thả lòng bàn tay một cách chậm rãi.
- Thực hiện động tác này ít nhất 4 lần/ngày.
Bóp bóng
- Lấy một quả bóng mềm, sau đó bóp bóng chặt nhất hết mức có thể.
- Giữ nguyên động tác trong vài giây rồi thả tay từ từ ra.
- Thực hiện động tác này ở cả hai tay tầm 10-15 lần, tập 2-3 lần/tuần.
- Mỗi lần tập nên cách nhau khoảng 48 giờ. Và nếu ngón tay cái bị tổn thương, người bệnh không nên áp dụng bài tập này.
Kéo căng gối ngực
- Đầu tiên, người bệnh nằm ngửa trên giường hoặc nệm cứng.
- Từ từ kéo cao đầu gồi, đưa về phía cơ thể. Chú ý không nâng cao đầu.
- Dùng tay ôm chân và kéo mạnh dần, duy trì tư thế trong 20 – 30 giây rồi thả lỏng.
- Tập tương tự với chân còn lại
Kéo căng cổ chân và cẳng chân
- Người bệnh đặt một chiếc ghế ở phía trước rồi dùng 2 tay vịn lên thành ghế.
- Bước chân trái lên phía trước, cách chân phải khoảng 1 bước chân. Điều chỉnh để chân phải duỗi thẳng, chân trái hơi gập.
- Từ từ đưa người thấp xuống, lưng thẳng, chân phải duỗi căng ở mức tối đa và hai bàn chân không rời khỏi mặt đất.
- Duy trì từ thế này trong khoảng 10 – 20 giây rồi thả lỏng cơ thể và thực hiện tương tự với chân còn lại.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng và thường chỉ được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa hoặc triệu chứng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Tùy vào nguyên nhân gây đau khớp tay chân và mức độ nghiêm trọng, bạn có thể cần làm những phẫu thuật sau:
- Bó bột khớp: Nếu chấn thương gây đứt dây chằng hoặc nứt xương.
- Cắt bỏ gai xương: Được áp dụng cho trường hợp thoái hóa khớp có phì đại xương dưới sụn.
- Phẫu thuật giải áp: Thực hiện cho những bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay, viêm gân dạng dài – duỗi ngắn ngón cái.
- Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi: Trong trường hợp người bệnh bị gout lâu năm.
- Phẫu thuật thay khớp: Khi các khớp của người bệnh bị tổn thương nặng, cần phải sử dụng các vật liệu nhân tạo để thay thế.
Lưu ý khi bị đau khớp tay chân
Bên cạnh các cách trị đau khớp tay, người bệnh cũng nên chú ý những vấn đề sau để cải thiện sức khỏe xương khớp và phòng ngừa đau khớp hiệu quả:
- Hạn chế làm việc hay vận động nặng, nên để các khớp thư giãn, nghỉ ngơi, nhất là khi xuất hiện cảm giác đau nhức.
- Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu cần thiết. Điều này sẽ giúp làm giảm áp lực lên xương khớp, hạn chế tình đau nhức xương khớp và một số triệu chứng khác.
- Duy trì thói quen tập luyện, vận động nhẹ nhằm tránh làm kích thích, gây đau nhức và tổn thương ổ khớp, làm tăng sự linh hoạt cho xương khớp.
- Sau khi thức dậy vào buổi sáng, người bệnh có thể thực hiện một vài động tác xoa bóp hoặc những bài tập cổ tay, ngón tay nhẹ nhàng. Việc này giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, tăng sự linh hoạt và dẻo dai cho khớp.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm có chứa canxi, omega 3, vitamin, magie,… Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều dầu, mỡ, chất béo, đường và không dung chất kích thích.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng quá mức.
- Thường xuyên đến bác sĩ thăm khám và điều trị nếu có triệu chứng bất thường.
An Kiện Vương – Dưỡng khớp, giảm đau từ thảo dược
Viên xương khớp An Kiện Vương là một trong những sản phẩm uy tín hàng đầu cho người đau khớp chân tay. Sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như:
- Được Bộ y tế cấp phép và chứng nhận đủ tiêu chuẩn chất lượng để lưu hành trên thị trường.
- Thành phần hoàn toàn từ thảo dược, an toàn, không gây tác dụng phụ
- Được sản xuất bởi nhà máy công nghệ cao Thái Minh Hitech – Nhà máy đạt chuẩn GMP và đạt chứng nhận chất lượng quốc tế ISO 17025
- Được nhiều người bệnh phản hồi hiệu quả, nhiều chuyên gia yế đánh giá cao và nhiều tờ báo lớn đưa tin về chất lượng.
Trong An Kiện Vương, các thảo dược quý trị đau xương khớp phối hợp với nhau tạo cơ chế toàn diện 4 trong 1, cụ thể:
- Giảm đau nhức: Tạo ra bởi các thành phần: IridoforceTM (chiết xuất móng quỷ) – MyrliqTM (chiết xuất một dược) – chiết xuất nhũ hương. Trong đó chiết xuất một dược đã được chứng minh có khả năng giảm đau tại chỗ lên đến 70,57%. Điều đặc biệt là bộ ba thảo dược này hoàn toàn không gây hại cho dạ dày.
- Chống viêm: Nhờ các thành phần IridoforceTM (chiết xuất móng quỷ) và chiết xuất nhũ hương. Những dược liệu này có tác dụng ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm, từ đó giảm nhanh tình trạng sưng tấy, đau nhức, nóng đỏ tại khớp tay chân.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp: Là tác dụng của 2 thành phần: IridoforceTM (chiết xuất móng quỷ) và nhũ hương. Hai cây thuốc này có ác dụng tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycoaminoglycan và chất bôi tron khớp acid hyaluronic. Nhờ đó, các khớp trơn trượt mềm mại và linh hoạt hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: Các thành phần như: collagen tuýp II, boron, glucosamine giúp bổ sung dưỡng chất, làm chậm quá trình thoái hoá và giúp xương khớp chắc khoẻ hơn.
Hiện nay, An Kiện Vương đã được phân phối trên toàn quốc. Vì vậy, người bệnh có thể tìm mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ vui lòng XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Để điều trị đau khớp tay chân hiệu quả, người bệnh cần thăm khám để làm rõ nguyên nhân và tuân thủ đúng chỉ định được hướng dẫn. Trường hợp muốn áp dụng các biện pháp trị đau ngoài chỉ định, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, tránh chọn sai phương pháp dẫn đến phản tác dụng.
Tài liệu tham khảo:
https://hellobacsi.com/suc-khoe/giam-dau/dau-khop-tay-chan/
https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-khop-co-tay-la-trieu-chung-cua-benh-gi-s68-n23091
https://tamanhhospital.vn/viem-khop-co-tay/
https://acc.vn/dau-khop-chan-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri/