Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp mạn tính, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của người bệnh. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng là một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Vậy, liệu phương pháp này có hiệu quả không? Cách thực hiện như thế nào?… Cùng tìm hiểu 7 mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng được không?
Xương rồng thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), phân bố chủ yếu ở những vùng đất có khí hậu khô nóng như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập,… chúng cũng được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang tại Việt Nam. Mỗi cây cao trung bình từ 1 – 3m, có loài cao đến 6m. Do thường sống ở các vùng đất khô nóng nên để thích nghi với khí hậu này, lá cây bị tiêu biến thành các gai nhọn, nước được tích trữ ở thân cây. Căn cứ vào hình dáng mỗi cây mà xương rồng được phân thành các loài như xương rồng bẹ, xương rồng tai thỏ, xương rồng 3 cạnh,…
Theo Y học cổ truyền, xương rồng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau nhức,… Vì vậy chúng thường được dùng trong các bài thuốc chữa đau lưng, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chứng minh, trong thân cây xương rồng có chứa nhiều hoạt chất nhóm triterpenoid như taraxerol, friedelan-3a-ol, epifriedelanol, taraxerone,… và các acid hữu cơ như acid citric, tartric, fumaric,… Nhựa xương rồng có chứa euphol, b-amyrin, euphorbol,… Chúng đều là những hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giải độc, giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, xương rồng cũng được dùng để chữa mụn nhọt, viêm da, gai cột sống, đau nhức răng, bệnh dạ dày, trị táo bón,…
Có thể thấy rằng, sử dụng cây xương rồng tốt cho người thoát vị đĩa đệm, giúp cải thiện triệu chứng là một lựa chọn an toàn phù hợp với người bệnh ở giai đoạn nhẹ khi chưa xuất hiện biến chứng.
7 mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Có rất nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng. Dưới đây là 7 mẹo chữa thoát vị đĩa đệm người bệnh có thể tham khảo:
Xương rồng ba cạnh và muối trắng
Muối trắng (muối hạt) thường được kết hợp với các thảo dược tự nhiên trong cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Sự kết hợp của xương rồng ba cạnh và muối hạt giúp làm giảm đau, tê tay chân, hỗ trợ cải thiện sưng viêm tại vị trí đĩa đệm tổn thương, đồng thời thúc đẩy chức năng vận động cho người bệnh.
Người bệnh có thể sử dụng xương rồng và muối trắng chữa thoát vị đĩa đệm theo 2 cách sau:
Cách 1:
- Chuẩn bị vài nhánh xương rồng ba cạnh và một nắm muối hạt.
- Rửa sạch xương rồng, loại bỏ phần gai nhọn trên thân. Sau đó đập dập phần thân xương rồng để nhựa chảy ra ngoài.
- Trộn muối hạt với xương rồng, đem sao nóng khoảng 15 phút.
- Bọc xương rồng trong khăn sạch, chờ nguội bớt rồi chườm trực tiếp lên vùng lưng đau nhức.
- Kiên trì thực hiện cách này đều đặn hàng ngày đến khi các triệu chứng đau nhức thuyên giảm.
Cách 2:
- Chuẩn bị nguyên liệu tương tự cách 1.
- Rửa sạch xương rồng, loại bỏ hết gai nhọn. Sau đó nướng xương rồng trực tiếp trên bếp than.
- Sau khoảng 10 phút thì lấy ra và cạo hết phần vỏ đen bên ngoài.
- Cho xương rồng vào trong cối giã nhỏ, rồi thêm muối vào trộn đều.
- Bọc hỗn hợp xương rồng và muối trong khăn sạch, sau đó chườm trực tiếp lên khu vực đau nhức.
- Duy trì thực hiện theo cách này hàng ngày đến khi tình trạng thoát vị đĩa đệm được cải thiện.
Xương rồng, giấm táo và cám gạo
Giấm táo được lên men từ nước ép táo, đây thực chất là một loại alcol có tác dụng chiết tách hoạt chất từ xương rồng, từ đó giúp tăng tác dụng cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Dùng giấm táo kết hợp với xương rồng và cám gạo giúp làm giảm đau nhức, tăng khả năng phục hồi đĩa đệm tổn thương và cải thiện tình trạng co thắt cơ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng ba cạnh, 100g cám gạo và 15ml giấm táo.
- Sơ chế xương rồng bằng cách rửa sạch, loại bỏ gai nhọn, rồi đem giã nhuyễn.
- Sao nóng xương rồng đến khi hơi săn lại (khoảng 3 – 5 phút), thêm cám gạo vào trộn đều.
- Sao thêm 5 phút rồi thêm giấm táo vào trộn đều.
- Tiếp tục sao hỗn hợp với lửa nhỏ, vừa trộn đều các nguyên liệu đến khi các nguyên liệu kết dính lại với nhau thì tắt bếp.
- Bọc hỗn hợp trong khăn sạch, chờ nguội bớt rồi chườm trực tiếp lên vùng bị thoát vị.
- Thực hiện cách này 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút đến khi tình trạng đau nhức thuyên giảm.
Xương rồng tai thỏ
Xương rồng tai thỏ là một trong số các loại xương rồng có tác dụng tốt trong cải thiện triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm như giảm đau, giảm sưng viêm, kích thích quá trình lưu thông máu, từ đó hỗ trợ phục hồi tổn thương đĩa đệm. Để chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng tai thỏ, người bệnh có thể thực hiện theo cách sau:
- Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm: 100g xương rồng tai thỏ, 1 quả chanh, 2 – 3 lát gừng tươi, 10g muối hạt và 30ml rượu.
- Xương rồng tai thỏ rửa sạch, cắt bỏ phần gai nhọn, rồi đem thái mỏng.
- Vắt lấy nước cốt chanh, thêm muối, hòa tan với nửa lít nước.
- Ngâm xương rồng trong hỗn hợp nước chanh muối trong 2 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Giã nát xương rồng, thêm gừng và rượu trắng vào hỗn hợp. Tiếp tục giã đến khi thành hỗn hợp đồng nhất.
- Đem hỗn hợp sao vàng trong khoảng 10 – 15 phút.
- Bọc hỗn hợp trong khăn sạch, chườm trực tiếp lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm. Nếu túi chườm nguội thì có thể sao lại và tiếp tục chườm.
- Thực hiện theo cách này đều đặn mỗi ngày. Sau 2 tuần sẽ thấy tình trạng đau nhức thuyên giảm.
Xương rồng và rượu gừng
Theo Y học cổ truyền, gừng vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn. Dùng xương rồng và rượu gừng kết hợp thành bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Bài thuốc cải thiện tình trạng đau nhức, thư giãn cơ và thúc đẩy lưu thông máu cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu gồm 3 – 4 nhánh xương rồng, 3 củ gừng tươi và khoảng 1 lít rượu trắng.
- Rửa sạch xương rồng, cắt bỏ phần gai nhọn, sau đó thái thành các lát mỏng.
- Gừng rửa sạch đất cát, bụi bẩn bám trên vỏ, cắt thành các lát mỏng tương tự.
- Cho gừng, xương rồng vào bình rượu, sao cho rượu ngập tất cả các nguyên liệu.
- Đậy kín nắp, bảo quản nơi thoáng mát, sau khoảng 2 tuần là có thể sử dụng.
- Mỗi lần sử dụng, người bệnh chỉ cần lấy một ít rượu thuốc thoa trực tiếp lên vùng lưng đau nhức, kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để các hoạt chất thẩm thấu tốt hơn.
- Kiên trì thực hiện trong vòng 2 tuần, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần xoa bóp khoảng 15 phút để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Xương rồng bẹ
Sử dụng xương rồng bẹ chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện. Kiên trì thực hiện một thời gian có thể cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm và tăng cường khả năng vận động cho người bệnh.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ, loại bỏ hết gai nhọn trên bề mặt xương rồng.
- Đem nướng trực tiếp trên bếp lửa cho đến khi thân xương rồng hơi săn lại thì tắt bếp.
- Để nguội bớt rồi đắp xương rồng trực tiếp lên vị trí đau nhức.
- Đắp khoảng 20 phút, nếu xương rồng nguội thì có thể nướng lại cho nóng.
- Kiên trì thực hiện cách này đều đặn hàng ngày đến khi thấy các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thuyên giảm.
Xương rồng, cúc tần, tơ hồng và ngải cứu
Xương rồng, cúc tần, tơ hồng và ngải cứu khi kết hợp với nhau tạo thành bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm. Bài thuốc có tác dụng làm giảm sưng viêm, đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra, đồng thời cải thiện khả năng vận động cho người bệnh. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm có: 3 nhánh xương rồng bẹ (hoặc xương rồng ba cạnh); ngải cứu, cúc tần, tơ hồng mỗi loại một nắm.
- Sơ chế xương rồng bằng cách ngâm rửa sạch, loại bỏ sạch gai, rồi cắt thành các miếng nhỏ.
- Cúc tần, tơ hồng và ngải cứu đem rửa sạch, để ráo nước, có thể cắt thành các đoạn ngắn để dễ chế biến hơn.
- Sao vàng tất cả các nguyên liệu kể trên, rồi bọc bằng khăn sạch.
- Chờ nguội bớt rồi chườm trực tiếp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm để làm giảm đau nhức.
- Thực hiện cách này khoảng 1 – 2 lần mỗi ngày đến khi thấy tình trạng đau nhức thuyên giảm.
Canh xương rồng và cá lóc
Canh xương rồng nấu cá lóc là món ăn giàu dinh dưỡng, có tác dụng giảm đau xương khớp, thư giãn cơ và hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể thực hiện theo cách dưới đây:
- Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng tai thỏ, 1 con cá lóc nhỏ.
- Rửa sạch xương rồng, loại bỏ gai nhọn, thái thành các lát mỏng rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra, để ráo nước.
- Đem cá lóc đánh vẩy, loại bỏ phần ruột và rửa sạch. Sau đó hấp chín cá và lọc lấy phần thịt nạc.
- Ướp cá với tỏi, hành tím và gia vị vừa đủ.
- Cho một ít dầu vào chảo, cho cá với các gia vị vào sao đến khi thịt cá săn lại thì cho xương rồng vào đảo đều tay.
- Thêm khoảng nửa lít nước, đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn.
- Đậy kín nồi, hầm thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Người bệnh có thể nấu canh cá lóc khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần để cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng có ưu nhược điểm gì?
Xương rồng có nhiều tác dụng tích cực đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả? Để trả lời câu hỏi này, người bệnh có thể dựa trên các ưu nhược điểm của phương pháp để có lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân.
Ưu điểm
- Đây là phương pháp đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.
- Giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả đối với người thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ.
- Chi phí rẻ.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng không có hiệu quả lâu dài bởi nó không tác động vào căn nguyên gây bệnh.
- Phương pháp này không có tác dụng đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm mức độ nặng, hoặc thoát vị đĩa đệm có biến chứng.
- Xương rồng là thảo dược có độc tính nên cần hết sức lưu ý khi sử dụng.
- Tùy theo cơ địa mỗi người mà phương pháp có thể đem lại hiệu quả không như mong muốn.
☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp cách chữa thoát vị đĩa đệm
Cần lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng?
Như đã đề cập ở trên, mặc dù có nhiều tác động tích cực trong cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm, nhưng xương rồng có độc nên người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như:
- Đảm bảo loại bỏ hết gai để tránh làm tổn thương da trong quá trình chữa bệnh. Trong quá trình sơ chế, cần ngâm rửa xương rồng với nước muối loãng để loại bỏ bớt mủ độc.
- Đối với các bài thuốc chườm nóng, người bệnh cần chú ý nhiệt độ để tránh bị bỏng da.
- Không thực hiện các phương pháp trên nếu người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong xương rồng.
- Nhựa xương rồng chứa hàm lượng độc tố cao nên tuyệt đối tránh để nhựa xương rồng bắn vào mắt vì có thể gây mù lòa.
- Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng.
- Nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau 2 – 3 tuần thực hiện, tốt nhất người bệnh nên hỏi ý kiến của y bác sĩ để lựa chọn phương pháp khác phù hợp hơn.
- Trường hợp thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng hoặc thoát vị đĩa đệm có biến chứng thì không nên áp dụng phương pháp này. Người bệnh hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
- Nếu có dầu hiệu bất thường xảy ra trong quá trình chữa bệnh, hãy tạm ngưng sử dụng xương rồng và đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn biện pháp xử lý.
- Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần tái khám định kỳ để theo dõi sự tiến triển của bệnh và kịp thời phát hiện nếu xảy ra các biến chứng.
An Kiện Vương – Giải pháp hiệu quả lâu dài cho người thoát vị đĩa đệm!
Viên uống An Kiện Vương được bào chế từ các thảo dược quý trong tự nhiên như Móng quỷ, Một dược, Nhũ hương, Cốt toái bổ,… mang đến giải pháp hoàn toàn mới cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Sản phẩm được nghiên cứu tại trường Đại học Y Hà Nội về hiệu quả tác dụng và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
4 tác dụng chính của viên uống An Kiện Vương:
- Giảm đau nhức: Chiết xuất Móng quỷ (IridorfoceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM) và Nhũ hương với hàm lượng hoạt chất cao giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức, khó chịu và không gây ra tác dụng phụ.
- Chống viêm: Nhờ cơ chế ức chế các yếu tố trung gian gây viêm và các enzyme xúc tác phản ứng viêm, An Kiện Vương giúp giảm sưng viêm hiệu quả.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp (glycosaminoglycan, acid hyaluronic): Qua đó thúc đẩy quá trình tái tạo màng sụn, giúp tăng khả năng vận động của xương khớp.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: An Kiện Vương còn chứa các thành phần như Glucosamin, Collagen tuýp 2, Boron, Vitamin K2,… giúp nuôi dưỡng sụn khớp, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Từ những thông tin trên đây, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng và các lưu ý khi thực hiện. Trước khi thực hiện phương pháp, người bệnh hãy tham khảo thật kĩ ý kiến của y bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả điều trị cao cũng như tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.
Tài liệu tham khảo:
- https://ihr.org.vn/cay-xuong-rong-tri-thoat-vi-dia-dem-2219.html
- https://nhatnamyvien.com/cay-xuong-rong-chua-thoat-vi-dia-dem-17521.html
- https://www.thuocdantoc.org/cach-chua-thoat-vi-dia-dem-bang-cay-xuong-rong.html
- https://www.dongyvietnam.org/chua-thoat-vi-dia-dem-bang-xuong-rong.html