Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là phương pháp được rất nhiều người bệnh truyền tai nhau áp dụng và có trường hợp đã thành công. Nhưng liệu phương pháp này có hiệu quả như lời đồn hay không? Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu sao cho đúng?… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Mục lục
Tác dụng của ngải cứu với người bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp rất phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra khi bao xơ đĩa đệm bị nứt rách làm cho nhân nhầy bên trong thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Chúng chèn ép lên các rễ thần kinh gần đó, khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp được rất nhiều người bệnh áp dụng tại nhà.
Ngải cứu (còn có tên gọi khác là ngải diệp, linh li, nhả ngải,…) có tên khoa học là Artemisia vulgaris, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Đây là thảo dược được trồng phổ biến để làm thực phẩm hoặc dùng làm thuốc chữa bệnh. Từ xa xưa, ngải cứu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian với các tác dụng như thúc đẩy tuần hoàn máu, chữa cảm cúm, điều hòa kinh nguyệt,… đặc biệt là cải thiện các bệnh về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương, thoái hóa cột sống,…

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, có tác dụng ôn khí huyết, giảm đau, giảm phù nề, điều kinh, lợi tiểu, an thần,… Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong thành phần của ngải cứu có chứa các hoạt chất như flavonoid, tinh dầu, cineol, absinthin, adenin, cholin,… có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau nhức nhanh chóng, tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Thực tế là có rất nhiều cách sử dụng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có thể chườm, đun nước ngâm chân, sắc uống, chế biến thành các món ăn,… và có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để làm tăng hiệu quả. Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.
Chườm ngải cứu
Chườm trực tiếp ngải cứu lên vùng lưng bị đau nhức sẽ giúp cắt đứt cơn đau một cách nhanh chóng và đem lại cảm giác dễ chịu. Người bệnh có thể thực hiện chườm ngải cứu theo các cách sau:
Chườm ngải cứu sao muối:

Sao nóng ngải cứu kết hợp với muối hạt sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm các cơn co thắt cơ, kích thích tái tạo và phục hồi đĩa đệm bị tổn thương.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một bó ngải cứu, nhặt bỏ lá úa, rửa sạch và để ráo nước.
- Làm nóng chảo, cho ngải cứu và một nắm muối hạt vào chảo, đảo đều tay đến khi ngải cứu khô lại thì tắt bếp.
- Đổ ngải cứu ra một chiếc khăn sạch, bọc lại, chờ nguội bớt rồi chườm lên vùng lưng bị đau nhức khoảng 20 phút.
- Áp dụng cách này hàng ngày trước khi đi ngủ để đẩy lùi các cơn đau và người bệnh cũng dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Chườm ngải cứu và rượu trắng:
Rượu có tác dụng chống viêm, sát trùng, giảm đau hiệu quả. Ngải cứu kết hợp với rượu tạo nên bài thuốc giúp cải thiện triệu chứng tê bì, đau nhức, giúp xương khớp chắc khỏe.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 300g ngải cứu, nhặt lấy phần ngọn non, đem rửa sạch rồi giã nát.
- Trộn thêm 100ml rượu trắng.
- Sao nóng hỗn hợp trên chảo đến khi ráo nước thì tắt lửa, rồi đổ hỗn hợp ra khăn và bọc lại.
- Chờ cho nguội bớt rồi chườm lên vị trí đau nhức khoảng 15 phút.
- Kiên trì thực hiện hàng ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng.
Chườm ngải cứu và giấm gạo:

Giấm gạo cũng là một nguyên liệu có tác dụng chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn. Sự kết hợp của ngải cứu và giấm gạo càng làm tăng hiệu quả giảm đau nhức, sưng viêm do thoát vị đĩa đệm gây ra. Người bệnh dị ứng với rượu hoặc các nguyên liệu chứa cồn thì có thể dùng cách này.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 300g ngải cứu tươi, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Cho ngải cứu vào cối giã nát.
- Trộn 200ml giấm gạo vào phần ngải cứu đã giã.
- Làm nóng chảo, sao nóng hỗn hợp ngải cứu và giấm gạo đến khi ráo nước thì tắt bếp.
- Cho ngải cứu ra một chiếc khăn sạch, bọc lại, chờ nguội bớt rồi chườm lên vùng lưng đau khoảng 15 phút.
- Kiên trì thực hiện theo cách này đều đặn hàng ngày đến khi các triệu chứng được cải thiện.
Ngâm chân nước ngải cứu
Dùng ngải cứu ngâm chân là phương pháp hỗ trợ cải thiện thoát vị đĩa đệm khá hiệu quả. Phương pháp này có tác dụng giúp thần kinh thư giãn, thúc đẩy lưu thông khí huyết và cải thiện giấc ngủ của bệnh nhân. Bên cạnh đó, nhiệt độ nóng của nước ngải cứu ngâm chân cũng làm tăng tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng tê bì chân.

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một bó ngải cứu tươi, rửa sạch bụi bẩn, đất cát.
- Cho ngải cứu vào nồi đun với 2 lít nước, đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun thêm khoảng 10 phút để các hoạt chất trong ngải cứu hòa tan vào trong nước.
- Cho thêm 2 thìa muối trắng, khuấy cho tan rồi tắt bếp, đổ nước ra chậu, chờ nguội bớt là có thể ngâm chân.
- Ngâm trong khoảng 15 – 20 phút, có thể kết hợp nắn bóp, massage bàn chân.
- Áp dụng theo cách này đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ. Sau khoảng 2 – 3 tuần, người bệnh sẽ thấy tình trạng đau nhức được cải thiện.
Uống nước ngải cứu
Việc uống nước ngải cứu có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức từ bên trong. Người bệnh có thể dùng ngải cứu kết hợp với các dược liệu khác theo các cách dưới đây.
Ngải cứu và mật ong:
Mật ong rất giàu dưỡng chất như các vitamin, khoáng chất, acid amin,… có tác dụng kháng viêm và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Khi kết hợp với ngải cứu, hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm tăng lên đáng kể, đồng thời ngăn ngừa các gốc tự do tấn công vào đĩa đệm giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 bó ngải cứu tươi, nhặt bỏ lá úa, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn, sau đó vớt ra, để ráo nước.
- Cho ngải cứu và một ít muối trắng vào máy xay nhuyễn.
- Vắt lấy nước và loại bỏ bã, thêm 2 thìa mật ong, khuấy đều là có thể dùng được.
- Người bệnh có thể chia hỗn hợp thành 2 phần, uống làm 2 lần trong ngày. Kiên trì thực hiện hàng ngày đến khi thấy các triệu chứng thuyên giảm.
Ngải cứu, gừng và quế:
Gừng và quế là những vị thuốc có tính ấm, vị cay, có tác dụng trừ phong thấp, hỗ trợ phục hồi tổn thương, đồng thời làm tăng khả năng cải thiện tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 200g ngải cứu, rửa sạch và phơi khô. Gừng tươi cạo sạch vỏ và thái thành các lát mỏng.
- Cho 8g vỏ quế và các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun với 6 bát nước lọc.
- Khi sôi, tiếp tục đun nhỏ lửa thêm khoảng 30 phút, sao cho lượng nước trong nồi còn vừa đủ 3 bát.
- Mỗi ngày người bệnh dùng thuốc 1 lần, mỗi lần tương ứng 1 bát thuốc, dùng liên tục trong 1 tuần. Phần thuốc còn lại có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng trong lần tiếp theo.
- Người bệnh nên uống thuốc khi còn nóng để làm tăng hiệu quả chữa bệnh.
Ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi và rượu trắng:

Đây là những nguyên liệu có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, giảm co thắt cơ, cải thiện tình trạng tê bì và tăng độ linh hoạt cho xương khớp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g ngải cứu khô, 1kg vỏ chanh khô, 500g vỏ bưởi khô cùng với khoảng 2 lít rượu trắng (khoảng 45 độ).
- Đem các nguyên liệu ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ.
- Làm nóng chảo, sao nóng các nguyên liệu đến khi chúng chuyển sang màu vàng thì tắt bếp.
- Để nguội rồi cho các nguyên liệu vào bình thủy tinh có nắp đậy.
- Đổ rượu vào bình, chú ý đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, sau 1 tháng là có thể sử dụng.
- Người bệnh nên uống mỗi ngày 1 lần vào sau bữa ăn trưa hoặc tối, mỗi lần uống 1 chén nhỏ tương đương với khoảng 20ml.
Chế biến ngải cứu thành các món ăn
Ngoài tác dụng chữa bệnh thì ngải cứu còn là một thực phẩm thơm ngon, giàu dưỡng chất. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng ngải cứu để chế biến thành các món ăn sẽ giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh từ bên trong. Dưới đây là cách chế biến một số món ăn từ ngải cứu mà người bệnh có thể tham khảo.
Trứng chiên ngải cứu:

- Chuẩn bị: 3 – 4 quả trứng gà, 200g ngọn non ngải cứu, gia vị vừa đủ.
- Ngải cứu đem rửa sạch và thái nhỏ.
- Đập trứng gà vào bát, thêm gia vị và ngải cứu đã băm nhỏ, đánh đều tay đến khi ngải cứu quện đều với trứng.
- Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng dầu rồi đổ hỗn hợp vào chảo, chiên đến khi chín đều 2 mặt thì tắt bếp.
- Cho trứng ra đĩa, có thể ăn cùng với cơm khi trứng còn nóng.
Canh ngải cứu nấu thịt:
- Chuẩn bị: 1 bó rau ngải cứu tươi, 100g thịt lợn băm nhỏ, 1 củ hành tím gia vị vừa đủ.
- Ngải cứu nhặt lấy ngọn non, loại bỏ lá úa, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Hành tím thái mỏng, phi thơm với dầu (hoặc mỡ), rồi cho thịt băm vào đảo đều đến khi thịt săn lại.
- Thêm nước vào đun, đến khi nước sôi thì cho thêm ngải cứu vào nấu.
- Thêm gia vị vừa miệng, rồi tắt bếp khi nước sôi trở lại.
- Có thể ăn kèm với cơm, nên dùng canh khi còn nóng để đảm bảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
☛ Tham khảo thêm tại: Gợi ý món ăn tốt chữa thoát vị đĩa đệm
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có hiệu quả không?
Ngải cứu là dược liệu lành tính, dễ kiếm, chi phí thấp nên được rất nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm ưa chuộng. Mặc dù các hoạt chất trong loại dược liệu này đã được chứng minh có khả năng tác động tích cực đến chứng thoát vị đĩa đệm nhưng việc sử dụng nguyên liệu thô sơ, áp dụng theo cách thông thường sẽ đem lại hiệu quả không cao do hàm lượng hoạt chất không đủ.
Các phương pháp này chỉ phù hợp áp dụng cho những trường hợp thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, đau nhức và tổn thương không nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả của chúng cũng thay đổi tùy theo cơ địa từng người.
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Khi sử dụng phương pháp này, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Hiệu quả của phương pháp dùng ngải cứu là rất chậm. Người bệnh cần kiên trì áp dụng trong một thời gian dài để cơ thể hấp thu dưỡng chất từ từ và phát huy tác dụng.
- Khi sử dụng ngải cứu theo phương pháp chườm hoặc ngâm thì cần chú ý nhiệt độ, nếu quá nóng có thể gây bỏng rát da.
- Ăn và uống ngải cứu với liều lượng vừa đủ theo hướng dẫn, tránh lạm dụng quá mức có thể gây ra tác dụng không mong muốn như buồn nôn, loạn nhịp tim,….
- Dùng ngải cứu chỉ là biện pháp hỗ trợ cải thiện các cơn đau và không thể thay thế cho các phương pháp điều trị y khoa khác. Người bệnh chỉ sử dụng ngải cứu như một liệu pháp kết hợp nếu có chỉ định của bác sĩ.
- Trong quá trình sử dụng ngải cứu, nếu có các dấu hiệu bất thường thì lập tức ngưng sử dụng và liên hệ ngay đến cơ sở y tế để có hướng điều trị kịp thời.
- Không dùng ngải cứu cho người mắc các bệnh về gan thận hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong ngải cứu. Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm mức độ nặng, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp chứ không tự ý sử dụng ngải cứu điều trị.
- Nếu sau một thời gian dài sử dụng ngải cứu mà không thấy triệu chứng bệnh cải thiện, người bệnh nên đi khám để được tư vấn phương pháp khác phù hợp hơn.
☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm
Viên uống An Kiện Vương – cải thiện nhanh triệu chứng thoát vị đĩa đệm!
Để rút ngắn thời gian điều trị cũng như cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả và an toàn, người bệnh có thể sử dụng kết hợp viên uống An Kiện Vương – một giải pháp hoàn toàn mới dành cho người bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp, đem đến hiệu quả chỉ sau 14 ngày sử dụng.

An Kiện Vương được chiết xuất từ các dược liệu quý trong tự nhiên, trong đó nổi bật là bộ ba Móng quỷ (IridoforceTM) – Một dược (MyrliqTM) – Nhũ Hương giúp xoa dịu các cơn đau nhức, làm giảm sưng viêm nhanh chóng mà không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh khi sử dụng lâu dài.
Thêm vào đó, An Kiện Vương còn chứa các thành phần khác như glucosamin, collagen type II, boron, vitamin K2,… giúp bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp, kích thích tiết dịch nhầy tự nhiên, từ đó nuôi dưỡng và đảm bảo các khớp hoạt động một cách trơn tru, linh hoạt.
Sản phẩm An Kiện Vương đã có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm nhà thuốc gần nhất XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Qua bài viết trên đây, mong rằng người bệnh đã hiểu rõ hơn về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu để lựa chọn áp dụng một cách an toàn, có hiệu quả. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy gọi đến hotline 1800 1037 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí!
chườm ngải cứu công nhận là có đỡ đau nhưng chỉ được 1 tgian ngắn thôi
Chào chị Trịnh Hồng.
Việc sử dụng Ngải cứu theo cách thông thường thường có hàm lượng hoạt chất thấp, đồng thời dễ lẫn nhiều tạp chất nên hiệu quả không cao và cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
Để cải thiện và kiểm soát các triệu chứng đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm một cách an toàn, hiệu quả, lâu dài,chị có thể sử dụng viên uống An Kiện Vương. Xem chi tiết thông tin sản phẩm tại đây: https://manhxuongkhop.com/an-kien-vuong-190/
Thân ái!